Nhắc đến hậu cung người ta thường nghĩ đến nơi có đến 3 ngàn giai nhân, nhưng trên thực tế cung nữ ở hậu cung còn vượt xa con số đó. Trong “Tùy thư” có ghi chép thời Tùy Dương đế số lượng cung nữ có đến 100 nghìn người. Đến đầu triều Đường quốc lực nghèo nàn, nhằm vỗ về lòng dân, tiết kiệm chi tiêu, Đường Cao Tông Lý Uyên đã từng hạ chiếu giải phóng hàng nghìn cung nữ trong hậu cung. Đến đời Đường Thái Tông số cung nữ trong hậu cung vẫn lên đến con số hàng vạn. Triều Đường Huyền Tông số cung nữ từng lên đến 60 nghìn người. Với số lượng hùng hậu như thế cuộc sống của các cung nữ trong hậu cung thế nào? Căn cứ vào địa vị của cung nữ, thời nhà Đường chia cung nữ thành hai loại: Thứ nhất là nữ quan có phẩm cấp, số còn lại chiếm phần lớn đều là cung nữ bình thường không có phẩm cấp. Những nữ quan được gọi là “cung quan”, ngoài cấp quản lý cao như hoàng hậu và các phi tần thì họ chính là người thuộc tầng lớp có đẳng cấp tương đối cao trong chốn hậu cung. Nhằm duy trì hoạt động bình thường với hàng vạn cung nữ ở hậu cung giai cấp thống trị đã định ra một hệ thống quản lý vô cùng nghiêm ngặt. Theo giáo sư Giả Chí Cương chuyên gia nghiên cứu lịch sử nhà Đường trường Đại học Tây Bắc đã chỉ ra: “Hậu đình” của nhà Đường là mô phỏng kiến trúc của “Tiền đình”, cung nữ trong “hậu đình” cũng chia thành 9 cấp quan viên ở “Tiền đình”. Nhất phẩm đến ngũ phẩm cơ bản đều là phi tần của hoàng thượng. Một số nữ quan có uy quyền cao, lai lịch quyền quý mới có thể được ngũ phẩm. Lục phẩm đến cửu phẩm tức là các cấp nữ quan bình thường trong cung. Vào cuối nhà Đường chế độ đẳng cấp của hậu cung tuy đã có nhiều thay đổi nhưng nội dung cơ bản vẫn giữ như cũ. Công việc của các cung nữ được phân công rất rõ ràng và chi tiết. Những nữ quan có phẩm cấp chiếm một số lượng rất nhỏ số cung nữ trong chốn hậu cung. Còn lại đều là những cung nữ bình thường phải lao động chân tay rất vất vả, rất ít khi cho cơ hội tiếp xúc với những phi tần có đẳng cấp cao và càng không có cơ duyên được diện kiến hoàng thượng. Thậm chí những cung nữ này sau khi chết cũng không có mộ chí, cho nên cuộc sống của họ không ai biết tới. Việc cung nữ nhập cung bằng hình thức nào sẽ quyết định địa vị của họ trong hậu cung. Phần lớn các cung nữ đều từ nhân gian, được tuyển vào cung những người có xuất thân từ con nhà tử tế, phẩm chất đạo đức tốt sẽ có cơ hội được tấn phong làm nữ quan trong cung. Còn lại thì do bản thân hoặc người nhà phạm tội mà bị bắt vào cung thì địa vị của họ thấp kém nhất, thường phải làm những việc như thêu thùa, may vá, giặt giũ, nấu nướng... Ngoài ra có một số ít các cung nữ là do các nước phụ thuộc, quan lại địa phương hoặc công chúa tiến hiến nhập cung, những người này đương nhiên sẽ có những tài hoa đặc biệt, dễ dàng nhận được sự chú ý của hoàng thượng và thường được tấn phong làm phi tần, nhưng họ cũng thường là gian tế ở bên hoàng thượng cho những người đã tiến hiến họ. Công việc hàng ngày của các cung nữ rất vất vả, từ sáng sớm đến đêm khuya. Nhiệm vụ quan trọng của các cung nữ là phục vụ hoàng thượng và đám hậu phi. Để thỏa mãn được những nhu cầu về một cuộc sống an nhàn, xa xỉ cho đám chủ nhân thì phạm vi công việc của họ gồm chăm lo ăn, ở, quần áo, đi lại. Ngoài ra còn phải có một bộ phận cung nữ lo biểu diễn ca kĩ, mua vui. Bất kể là ở bộ phận nào thì công việc của họ vô cùng vất vả, thường xuyên bị mắng chửi hay đánh đập, thậm chí chỉ cần sơ ý làm phật ý chủ nhân là có thể bị phạt tội. Tuy vất vả nhưng ở triều Đường, hoàng đế vô cùng coi trọng việc đào tạo cung nữ nên có hẳn một trường học ở hậu cung chuyên dành cho các cung nữ đọc sách, họ cũng thường xuyên được giáo dục, bồi dưỡng các kiến thức về văn hóa, âm nhạc nghệ thuật và các kỹ năng, vì thế tố chất của các cung nữ nhà Đường tương đối cao. Trong đó có Thượng Quan Uyển Nhi nổi tiếng trong lịch sử, một cánh tay phải đắc lực trợ giúp Võ Tắc Thiên. Hậu cung cũng tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho cung nữ nhằm điều tiết cuộc sống vốn khô khan, vất vả của họ. Họ có thể giả trai để tham gia đội Mã cầu (cưỡi ngựa chơi bóng) hay đội Xúc Cúc (đá cầu). Ngoài ra còn có một hoạt động là “tham quân hí” tương đương như tấu hài ngày nay. Cuộc sống của họ cứ thế trôi đi, đa phần cung nữ bị hạn chế trong “dịch đình” trong cung Trường An, trừ phi có nhiệm vụ đặc biệt hoặc khi không còn là cung nữ họ mới được bước chân ra khỏi cung còn không cứ sống lặng lẽ trong quên lãng cho đến khi chết. Ở triều Đường cũng thường xuyên có những trường hợp cung nữ “xuất cung” như gặp thiên tai hoặc hoàng đế mới kế vị thường sẽ giải phóng tự do một bộ phận cung nữ. Thời Đường việc giải phóng cung nữ phụ thuộc vào hứng của hoàng thượng, nếu hoàng thượng thương cảm cho thân phận của cung nữ thì sẽ rất nhiều cung nữ được “xuất cung”. Việc được “xuất cung” đó chính là hạnh phúc của các cung nữ, có người sẽ xuất giá, có một số người trở về phụng dưỡng cha mẹ còn rất nhiều người không có nhà mà về đành lưu lạc chốn nhân gian nên có rất nhiều cung nữ đã trở thành vợ bé sống kiếp tầm gửi nơi những kẻ giàu có háo sắc, nhưng dù sống thế nào thì cuối cùng họ đã được hưởng tự do đích thực.
Nhắc đến hậu cung người ta thường nghĩ đến nơi có đến 3 ngàn giai nhân, nhưng trên thực tế cung nữ ở hậu cung còn vượt xa con số đó. Trong “Tùy thư” có ghi chép thời Tùy Dương đế số lượng cung nữ có đến 100 nghìn người.
Đến đầu triều Đường quốc lực nghèo nàn, nhằm vỗ về lòng dân, tiết kiệm chi tiêu, Đường Cao Tông Lý Uyên đã từng hạ chiếu giải phóng hàng nghìn cung nữ trong hậu cung. Đến đời Đường Thái Tông số cung nữ trong hậu cung vẫn lên đến con số hàng vạn. Triều Đường Huyền Tông số cung nữ từng lên đến 60 nghìn người. Với số lượng hùng hậu như thế cuộc sống của các cung nữ trong hậu cung thế nào?
Căn cứ vào địa vị của cung nữ, thời nhà Đường chia cung nữ thành hai loại: Thứ nhất là nữ quan có phẩm cấp, số còn lại chiếm phần lớn đều là cung nữ bình thường không có phẩm cấp. Những nữ quan được gọi là “cung quan”, ngoài cấp quản lý cao như hoàng hậu và các phi tần thì họ chính là người thuộc tầng lớp có đẳng cấp tương đối cao trong chốn hậu cung.
Nhằm duy trì hoạt động bình thường với hàng vạn cung nữ ở hậu cung giai cấp thống trị đã định ra một hệ thống quản lý vô cùng nghiêm ngặt. Theo giáo sư Giả Chí Cương chuyên gia nghiên cứu lịch sử nhà Đường trường Đại học Tây Bắc đã chỉ ra: “Hậu đình” của nhà Đường là mô phỏng kiến trúc của “Tiền đình”, cung nữ trong “hậu đình” cũng chia thành 9 cấp quan viên ở “Tiền đình”. Nhất phẩm đến ngũ phẩm cơ bản đều là phi tần của hoàng thượng. Một số nữ quan có uy quyền cao, lai lịch quyền quý mới có thể được ngũ phẩm. Lục phẩm đến cửu phẩm tức là các cấp nữ quan bình thường trong cung.
Vào cuối nhà Đường chế độ đẳng cấp của hậu cung tuy đã có nhiều thay đổi nhưng nội dung cơ bản vẫn giữ như cũ. Công việc của các cung nữ được phân công rất rõ ràng và chi tiết. Những nữ quan có phẩm cấp chiếm một số lượng rất nhỏ số cung nữ trong chốn hậu cung. Còn lại đều là những cung nữ bình thường phải lao động chân tay rất vất vả, rất ít khi cho cơ hội tiếp xúc với những phi tần có đẳng cấp cao và càng không có cơ duyên được diện kiến hoàng thượng. Thậm chí những cung nữ này sau khi chết cũng không có mộ chí, cho nên cuộc sống của họ không ai biết tới.
Việc cung nữ nhập cung bằng hình thức nào sẽ quyết định địa vị của họ trong hậu cung. Phần lớn các cung nữ đều từ nhân gian, được tuyển vào cung những người có xuất thân từ con nhà tử tế, phẩm chất đạo đức tốt sẽ có cơ hội được tấn phong làm nữ quan trong cung. Còn lại thì do bản thân hoặc người nhà phạm tội mà bị bắt vào cung thì địa vị của họ thấp kém nhất, thường phải làm những việc như thêu thùa, may vá, giặt giũ, nấu nướng...
Ngoài ra có một số ít các cung nữ là do các nước phụ thuộc, quan lại địa phương hoặc công chúa tiến hiến nhập cung, những người này đương nhiên sẽ có những tài hoa đặc biệt, dễ dàng nhận được sự chú ý của hoàng thượng và thường được tấn phong làm phi tần, nhưng họ cũng thường là gian tế ở bên hoàng thượng cho những người đã tiến hiến họ.
Công việc hàng ngày của các cung nữ rất vất vả, từ sáng sớm đến đêm khuya. Nhiệm vụ quan trọng của các cung nữ là phục vụ hoàng thượng và đám hậu phi. Để thỏa mãn được những nhu cầu về một cuộc sống an nhàn, xa xỉ cho đám chủ nhân thì phạm vi công việc của họ gồm chăm lo ăn, ở, quần áo, đi lại.
Ngoài ra còn phải có một bộ phận cung nữ lo biểu diễn ca kĩ, mua vui. Bất kể là ở bộ phận nào thì công việc của họ vô cùng vất vả, thường xuyên bị mắng chửi hay đánh đập, thậm chí chỉ cần sơ ý làm phật ý chủ nhân là có thể bị phạt tội.
Tuy vất vả nhưng ở triều Đường, hoàng đế vô cùng coi trọng việc đào tạo cung nữ nên có hẳn một trường học ở hậu cung chuyên dành cho các cung nữ đọc sách, họ cũng thường xuyên được giáo dục, bồi dưỡng các kiến thức về văn hóa, âm nhạc nghệ thuật và các kỹ năng, vì thế tố chất của các cung nữ nhà Đường tương đối cao. Trong đó có Thượng Quan Uyển Nhi nổi tiếng trong lịch sử, một cánh tay phải đắc lực trợ giúp Võ Tắc Thiên.
Hậu cung cũng tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho cung nữ nhằm điều tiết cuộc sống vốn khô khan, vất vả của họ. Họ có thể giả trai để tham gia đội Mã cầu (cưỡi ngựa chơi bóng) hay đội Xúc Cúc (đá cầu). Ngoài ra còn có một hoạt động là “tham quân hí” tương đương như tấu hài ngày nay.
Cuộc sống của họ cứ thế trôi đi, đa phần cung nữ bị hạn chế trong “dịch đình” trong cung Trường An, trừ phi có nhiệm vụ đặc biệt hoặc khi không còn là cung nữ họ mới được bước chân ra khỏi cung còn không cứ sống lặng lẽ trong quên lãng cho đến khi chết. Ở triều Đường cũng thường xuyên có những trường hợp cung nữ “xuất cung” như gặp thiên tai hoặc hoàng đế mới kế vị thường sẽ giải phóng tự do một bộ phận cung nữ. Thời Đường việc giải phóng cung nữ phụ thuộc vào hứng của hoàng thượng, nếu hoàng thượng thương cảm cho thân phận của cung nữ thì sẽ rất nhiều cung nữ được “xuất cung”.
Việc được “xuất cung” đó chính là hạnh phúc của các cung nữ, có người sẽ xuất giá, có một số người trở về phụng dưỡng cha mẹ còn rất nhiều người không có nhà mà về đành lưu lạc chốn nhân gian nên có rất nhiều cung nữ đã trở thành vợ bé sống kiếp tầm gửi nơi những kẻ giàu có háo sắc, nhưng dù sống thế nào thì cuối cùng họ đã được hưởng tự do đích thực.