Theo báo cáo của Time, Vua Mansa Musa I là vị vua giàu có nhất thế giới. Đây cũng là người giàu nhất mọi thời đại. Vị vua này đã sở hữu khối tài sản lớn từ công việc sản xuất vàng và muối.Vua Mansa Musa I giàu có nhất thế giới đã lên nắm quyền từ năm 1312. Vị vua này tên thật là Musa Keita I. Khi lên ngôi, ông lấy tên Mansa có nghĩa là vua. Vào thời điểm đó, đa số châu Âu rơi vào tình cảnh đói khát và ở trong các cuộc chiến tranh nhưng nhiều quốc gia châu Âu phát triển mạnh.Trong thời gian nắm quyền, Vua Mansa Musa I đã mở rộng khá nhiều lãnh thổ. Ông sáp nhập thành phố Timbuktu và tái xác lập quyền lực ở Gao. Chính vì vậy, đế chế của ông trải dài trên diện tích khoảng 2.000 dặm. Vị vua này đã cai trị những quốc gia hoặc một phần lãnh thổ Mauritania, Senegal, Gambia, Guinea, Burkina Faso, Mali, Niger, Nigeria và Chad ngày nay.Trong thời gian ở Cairo, Vua Mansa Musa I đã tặng nhiều tiền, vàng cho người nghèo và đã gây ra lạm phát. Điều này khiến thành phố Cairo mất nhiều năm để hồi phục sau cuộc khủng hoảng tiền tệ.Theo ước tính, giá trị tài sản ròng đã được điều chỉnh theo lạm phát của Vua Mansa Musa I là hơn 410 tỷ USD.Giàu có không phải là mối quan tâm duy nhất của Vua Mansa Musa I. Là một người Hồi giáo mộ đạo, Vua Mansa Musa I rất quan tâm đến Timbuktu. Ông đã đô thị hóa thành phố này bằng cách xây dựng trường học, nhà thờ Hồi giáo và một trường đại học lớn.Vua Mansa Musa I đã cho xây dựng nhà thờ hồi giáo huyền thoại Djinguereber ở Timbuktu cho đến nay vẫn còn tồn tại.Sau khi trị vì đất nước trong 25 năm, Vua Mansa Musa I của Mali qua đời năm 1337. Nhiều di sản để đời của Vua Mansa Musa I vẫn còn đến ngày nay như lăng tẩm, thư viện, nhà thờ Hồi giáo là những bằng chứng cho thời kỳ vàng son của Mali dưới sự trị vì của vị vua này.
Theo báo cáo của Time, Vua Mansa Musa I là vị vua giàu có nhất thế giới. Đây cũng là người giàu nhất mọi thời đại. Vị vua này đã sở hữu khối tài sản lớn từ công việc sản xuất vàng và muối.
Vua Mansa Musa I giàu có nhất thế giới đã lên nắm quyền từ năm 1312. Vị vua này tên thật là Musa Keita I. Khi lên ngôi, ông lấy tên Mansa có nghĩa là vua. Vào thời điểm đó, đa số châu Âu rơi vào tình cảnh đói khát và ở trong các cuộc chiến tranh nhưng nhiều quốc gia châu Âu phát triển mạnh.
Trong thời gian nắm quyền, Vua Mansa Musa I đã mở rộng khá nhiều lãnh thổ. Ông sáp nhập thành phố Timbuktu và tái xác lập quyền lực ở Gao. Chính vì vậy, đế chế của ông trải dài trên diện tích khoảng 2.000 dặm. Vị vua này đã cai trị những quốc gia hoặc một phần lãnh thổ Mauritania, Senegal, Gambia, Guinea, Burkina Faso, Mali, Niger, Nigeria và Chad ngày nay.
Trong thời gian ở Cairo, Vua Mansa Musa I đã tặng nhiều tiền, vàng cho người nghèo và đã gây ra lạm phát. Điều này khiến thành phố Cairo mất nhiều năm để hồi phục sau cuộc khủng hoảng tiền tệ.
Theo ước tính, giá trị tài sản ròng đã được điều chỉnh theo lạm phát của Vua Mansa Musa I là hơn 410 tỷ USD.
Giàu có không phải là mối quan tâm duy nhất của Vua Mansa Musa I. Là một người Hồi giáo mộ đạo, Vua Mansa Musa I rất quan tâm đến Timbuktu. Ông đã đô thị hóa thành phố này bằng cách xây dựng trường học, nhà thờ Hồi giáo và một trường đại học lớn.
Vua Mansa Musa I đã cho xây dựng nhà thờ hồi giáo huyền thoại Djinguereber ở Timbuktu cho đến nay vẫn còn tồn tại.
Sau khi trị vì đất nước trong 25 năm, Vua Mansa Musa I của Mali qua đời năm 1337. Nhiều di sản để đời của Vua Mansa Musa I vẫn còn đến ngày nay như lăng tẩm, thư viện, nhà thờ Hồi giáo là những bằng chứng cho thời kỳ vàng son của Mali dưới sự trị vì của vị vua này.