Năm Quang Tự thứ 34 (tức năm 1908), Từ Hy thái hậu lâm trọng bệnh, các ngự y vô cùng lo lắng nên nghĩ ra một phương thuốc hòng giữ lại tính mạng cho bà. Nhưng chỉ sau một giờ, Từ Hy thái hậu trút hơi thở cuối cùng.
Trước lúc lâm chung, bà hoàng trăng trối: “Sau này, nữ giới không được can thiệp việc triều chính. Nếu ai làm trái với quy định của triều đình thì trị tội không tha. Cần đề phòng thái giám lộng hành cướp quyền. Sự việc cuối thời Minh là một bài học đắt giá”.
Những lời cuối cùng của Từ Hy thái hậu đã khiến mọi người vô cùng kinh ngạc. Nó vẫn là một ẩn số khó giải với hậu thế. Mọi người đều không hiểu, vì sao một nữ nhi chấp chính triều Thanh cả nửa thế kỷ như Từ Hy thái hậu lại có lời di ngôn mâu thuẫn và lạ lùng đến vậy?Đây là một bí ẩn lịch sử. Suy cho cùng, vận mệnh của một triều đại tương tự như vận mệnh của một người, có 3 nguyên nhân chính dẫn tới di ngôn cuối cùng của Từ Hy thái hậu.
Trước hết, chính Từ Hy thái hậu biết rõ, triều đại nhà Thanh sẽ kết thúc trong chính tay mình. Với tư cách là thái hậu của Đại Thanh, Từ Hy thái hậu hiểu rõ những di ngôn của gia tộc Diệc Na Na Lạp Thị, như có một bàn tay bí ẩn lựa chọn Từ Hy là người kết thúc đế chế của nhà Thanh.
Bà vốn là người đầy trí tuệ, quả quyết, dưới sự thống trị anh minh của bà, những quan thần trí dũng song toàn đều quy phục dưới chân bà, trong đó phải kể tới Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương, Viên Thế Khải. Bộ ba này được coi là món quà quý giá mà ông trời ban tặng cho bà, giúp bà cai trị đất nước trong suốt 40 năm. Tuy nhiên, bà mười mươi hiểu rõ, sau khi mình qua đời, giao quyền cai quản cho một đứa trẻ mới 3 tuổi, liệu rằng giang sơn Đại Thanh có thể chống chọi được bao lâu? Dường như, Từ Hy tiên liệu trước được viễn cảnh không mấy sáng sủa của quốc gia. Thứ hai, Từ Hy thái hậu vốn là một người phụ nữ vô cùng quyết đoán. Những việc bà muốn thì nhất định sẽ làm bằng được. Sự khôn ngoan, bình tĩnh và vẻ ngoài lạnh lùng của bà đã khiến cho chồng của bà là hoàng đế Hàm Phong phải ngưỡng mộ. Do đó, trước khi chết, vì lo lắng cho hoàng hậu của mình tức hoàng hậu Từ An, vua Hàm Phong đã bí mật ra một mật chỉ giao cho hoàng hậu, nội dung đại khái nói về việc nếu khi thái tử Tái Thuần kế vị mà hoàng hậu Từ Hy không an phận thủ thường thì có thể giết chết không tha. Mặc dù vua Hàm Phong vốn là một ông vua phóng đãng, không mấy quan tâm tới chính sự, nhưng ông không dám lơ là với tương lai của cả triều đại. Di ngôn cuối cùng của Từ Hy thái hậu rất phù hợp với chính bức mật thư này của vua Hàm Phong đã viết: "Không thể tin vào phụ nữ, không thể tin vào người phụ nữ nắm binh quyền mà mất đi lý trí, càng không thể tin rằng một người phụ nữ có thể cai trị tốt một triều đại và làm cho triều đại đó phát triển". Thái hậu Từ Hy vốn là người có đầu óc thông thái, cũng là một người phụ nữ vô cùng kiêu căng. Trong mắt của bà, không có mấy người đàn ông nào đáng để bà phải lưu tâm để ý. Nhưng bà cũng biết rằng, không có mấy người phụ nữ được như bà, có thể hơn 1.000 năm mới xuất hiện một người, từ thời Võ Tắc Thiên tới thời đại của bà cách nhau cũng phải tới 1.000 năm. Mặc dù vậy, bà vẫn không tránh khỏi những khuyết điểm thiên bẩm của nữ giới, hẹp hòi, tầm nhận thức hẹp, hành động cảm tính. Những di ngôn cuối cùng của Từ Hy đã cho thấy sự thất vọng của bà đối với nữ giới. Cũng có người lại đưa ra cách hiểu khác về di ngôn của Từ Hy thái hậu. Đó là trên thế giới này, đặc biệt thế giới chính trị quyền lực thì được coi là thế giới của đàn ông. Đàn ông là chỗ dựa vững chắc cho phụ nữ, phụ nữ yếu đuối dựa dẫm vào đàn ông. Ngay cả những người phụ nữ mạnh mẽ thế nào thì cũng cần dựa vào đàn ông để củng cố quyền lực. Trong lịch sử cũng không ít người phụ nữ tranh quyền đoạt vị nhưng cuối cùng cũng đều bị thất bại. Từ Hy thái hậu vốn hiểu rõ những điều đó. Một người phụ nữ thông minh, sắc sảo và quyết đoán như Từ Hy, ắt hẳn lường hết những yếu điểm của nữ giới khi đứng ra nắm quyền triều chính, cai quản thiên hạ.
Năm Quang Tự thứ 34 (tức năm 1908), Từ Hy thái hậu lâm trọng bệnh, các ngự y vô cùng lo lắng nên nghĩ ra một phương thuốc hòng giữ lại tính mạng cho bà. Nhưng chỉ sau một giờ, Từ Hy thái hậu trút hơi thở cuối cùng.
Trước lúc lâm chung, bà hoàng trăng trối: “Sau này, nữ giới không được can thiệp việc triều chính. Nếu ai làm trái với quy định của triều đình thì trị tội không tha. Cần đề phòng thái giám lộng hành cướp quyền. Sự việc cuối thời Minh là một bài học đắt giá”.
Những lời cuối cùng của Từ Hy thái hậu đã khiến mọi người vô cùng kinh ngạc. Nó vẫn là một ẩn số khó giải với hậu thế. Mọi người đều không hiểu, vì sao một nữ nhi chấp chính triều Thanh cả nửa thế kỷ như Từ Hy thái hậu lại có lời di ngôn mâu thuẫn và lạ lùng đến vậy?
Đây là một bí ẩn lịch sử. Suy cho cùng, vận mệnh của một triều đại tương tự như vận mệnh của một người, có 3 nguyên nhân chính dẫn tới di ngôn cuối cùng của Từ Hy thái hậu.
Trước hết, chính Từ Hy thái hậu biết rõ, triều đại nhà Thanh sẽ kết thúc trong chính tay mình. Với tư cách là thái hậu của Đại Thanh, Từ Hy thái hậu hiểu rõ những di ngôn của gia tộc Diệc Na Na Lạp Thị, như có một bàn tay bí ẩn lựa chọn Từ Hy là người kết thúc đế chế của nhà Thanh.
Bà vốn là người đầy trí tuệ, quả quyết, dưới sự thống trị anh minh của bà, những quan thần trí dũng song toàn đều quy phục dưới chân bà, trong đó phải kể tới Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương, Viên Thế Khải. Bộ ba này được coi là món quà quý giá mà ông trời ban tặng cho bà, giúp bà cai trị đất nước trong suốt 40 năm.
Tuy nhiên, bà mười mươi hiểu rõ, sau khi mình qua đời, giao quyền cai quản cho một đứa trẻ mới 3 tuổi, liệu rằng giang sơn Đại Thanh có thể chống chọi được bao lâu? Dường như, Từ Hy tiên liệu trước được viễn cảnh không mấy sáng sủa của quốc gia.
Thứ hai, Từ Hy thái hậu vốn là một người phụ nữ vô cùng quyết đoán. Những việc bà muốn thì nhất định sẽ làm bằng được. Sự khôn ngoan, bình tĩnh và vẻ ngoài lạnh lùng của bà đã khiến cho chồng của bà là hoàng đế Hàm Phong phải ngưỡng mộ.
Do đó, trước khi chết, vì lo lắng cho hoàng hậu của mình tức hoàng hậu Từ An, vua Hàm Phong đã bí mật ra một mật chỉ giao cho hoàng hậu, nội dung đại khái nói về việc nếu khi thái tử Tái Thuần kế vị mà hoàng hậu Từ Hy không an phận thủ thường thì có thể giết chết không tha.
Mặc dù vua Hàm Phong vốn là một ông vua phóng đãng, không mấy quan tâm tới chính sự, nhưng ông không dám lơ là với tương lai của cả triều đại. Di ngôn cuối cùng của Từ Hy thái hậu rất phù hợp với chính bức mật thư này của vua Hàm Phong đã viết: "Không thể tin vào phụ nữ, không thể tin vào người phụ nữ nắm binh quyền mà mất đi lý trí, càng không thể tin rằng một người phụ nữ có thể cai trị tốt một triều đại và làm cho triều đại đó phát triển".
Thái hậu Từ Hy vốn là người có đầu óc thông thái, cũng là một người phụ nữ vô cùng kiêu căng. Trong mắt của bà, không có mấy người đàn ông nào đáng để bà phải lưu tâm để ý. Nhưng bà cũng biết rằng, không có mấy người phụ nữ được như bà, có thể hơn 1.000 năm mới xuất hiện một người, từ thời Võ Tắc Thiên tới thời đại của bà cách nhau cũng phải tới 1.000 năm. Mặc dù vậy, bà vẫn không tránh khỏi những khuyết điểm thiên bẩm của nữ giới, hẹp hòi, tầm nhận thức hẹp, hành động cảm tính. Những di ngôn cuối cùng của Từ Hy đã cho thấy sự thất vọng của bà đối với nữ giới.
Cũng có người lại đưa ra cách hiểu khác về di ngôn của Từ Hy thái hậu. Đó là trên thế giới này, đặc biệt thế giới chính trị quyền lực thì được coi là thế giới của đàn ông. Đàn ông là chỗ dựa vững chắc cho phụ nữ, phụ nữ yếu đuối dựa dẫm vào đàn ông. Ngay cả những người phụ nữ mạnh mẽ thế nào thì cũng cần dựa vào đàn ông để củng cố quyền lực.
Trong lịch sử cũng không ít người phụ nữ tranh quyền đoạt vị nhưng cuối cùng cũng đều bị thất bại. Từ Hy thái hậu vốn hiểu rõ những điều đó. Một người phụ nữ thông minh, sắc sảo và quyết đoán như Từ Hy, ắt hẳn lường hết những yếu điểm của nữ giới khi đứng ra nắm quyền triều chính, cai quản thiên hạ.