Kể từ năm 1876, Trung Quốc đã có tuyến đường sắt đầu tiên. Đến đầu thế kỷ 20, nước này đã xây xong tuyến đường sắt dài 10.000 km. Tới năm 1902, bà hoàng Từ Hy – người phụ nữ khét tiếng uy quyền của triều đình nhà Thanh mới lần đầu tiên ngồi trên chuyến hỏa xa chuyên dụng của hoàng gia.
Chính xác là vào ngày 7/1/1902, “Lão Phật gia” và đoàn tùy tùng đã đi xe lửa từ Bảo Định về đến ga Mã Gia Bảo, Bắc Kinh. Như vậy, 26 năm sau khi đường sắt được xây dựng ở Trung Quốc, Từ Hy thái hậu đã chính thức sử dụng phương tiện di chuyển mang hơi hướng công nghiệp hóa này.
Từ Hy nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc là bà hoàng ưa kiểu cách, thích lối sống xa hoa, quyền quý nhưng cũng rất thủ cựu. Thậm chí, khi ra ngoài, kiệu của bà luôn có 16 người khiêng. Dù là tới Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc xa xôi, bà vẫn duy trì thói quen ngồi kiệu xa xỉ ấy.
Nhưng vào một năm, vì phải đến Phụng Thiên (nay là tỉnh Thẩm Dương) tế tổ, trong khi Phụng Thiên cách Bắc Kinh muôn dặm xa xôi, nên bà hoàng buộc lòng phải di chuyển bằng hỏa xa.
Được biết, đoàn tàu dành cho Từ Hy được mua từ nước ngoài với chi phí không hề ít ỏi. Theo trang Huanqiu, đoàn tàu “ngự dụng” này gồm 16 toa, được sơn màu vàng đặc trưng của hoàng thất. Nếu nhìn từ xa, đoàn tàu tựa như con rồng vàng.
Trong số các toa, có một toa dành riêng cho Từ Hy thái hậu được chia làm hai gian lớn nhỏ.
Gian bé kê một chiếc giường gỗ đỏ, ấy là phòng ngủ của bà hoàng. Gian lớn được trải thảm, kê ngai vàng, là nơi Từ Hy triệu kiến quan viên trong đoàn. Đây cũng được xem là một “triều đình” thu nhỏ trên tàu.
Trong 16 toa tàu có một toa dùng để chứa kiệu mà hằng ngày Từ Hy vẫn ngồi. Vì sau khi đến Phụng Thiên, bà hoàng sẽ ngồi kiệu, nên đám tùy tùng buộc phải mang theo.
Hai chiếc kiệu của hoàng đế Quang Tự, hoàng hậu Long Dụ cùng đại thái giám Lý Liên Anh, các đại thần trong đoàn và những quan viên đường sắt mỗi người chiếm một toa. Còn lại 4,5 toa dành cho đám cung nữ, thái giám. Được biết, đoàn tàu mang số hiệu 97318, được chế tạo tại Đức vào năm 1899 và chuyển về Trung Quốc làm phương tiện di chuyển chuyên dùng của Từ Hy.
Kể từ năm 1876, Trung Quốc đã có tuyến đường sắt đầu tiên. Đến đầu thế kỷ 20, nước này đã xây xong tuyến đường sắt dài 10.000 km. Tới năm 1902, bà hoàng Từ Hy – người phụ nữ khét tiếng uy quyền của triều đình nhà Thanh mới lần đầu tiên ngồi trên chuyến hỏa xa chuyên dụng của hoàng gia.
Chính xác là vào ngày 7/1/1902, “Lão Phật gia” và đoàn tùy tùng đã đi xe lửa từ Bảo Định về đến ga Mã Gia Bảo, Bắc Kinh. Như vậy, 26 năm sau khi đường sắt được xây dựng ở Trung Quốc, Từ Hy thái hậu đã chính thức sử dụng phương tiện di chuyển mang hơi hướng công nghiệp hóa này.
Từ Hy nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc là bà hoàng ưa kiểu cách, thích lối sống xa hoa, quyền quý nhưng cũng rất thủ cựu. Thậm chí, khi ra ngoài, kiệu của bà luôn có 16 người khiêng. Dù là tới Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc xa xôi, bà vẫn duy trì thói quen ngồi kiệu xa xỉ ấy.
Nhưng vào một năm, vì phải đến Phụng Thiên (nay là tỉnh Thẩm Dương) tế tổ, trong khi Phụng Thiên cách Bắc Kinh muôn dặm xa xôi, nên bà hoàng buộc lòng phải di chuyển bằng hỏa xa.
Được biết, đoàn tàu dành cho Từ Hy được mua từ nước ngoài với chi phí không hề ít ỏi. Theo trang Huanqiu, đoàn tàu “ngự dụng” này gồm 16 toa, được sơn màu vàng đặc trưng của hoàng thất. Nếu nhìn từ xa, đoàn tàu tựa như con rồng vàng.
Trong số các toa, có một toa dành riêng cho Từ Hy thái hậu được chia làm hai gian lớn nhỏ.
Gian bé kê một chiếc giường gỗ đỏ, ấy là phòng ngủ của bà hoàng. Gian lớn được trải thảm, kê ngai vàng, là nơi Từ Hy triệu kiến quan viên trong đoàn. Đây cũng được xem là một “triều đình” thu nhỏ trên tàu.
Trong 16 toa tàu có một toa dùng để chứa kiệu mà hằng ngày Từ Hy vẫn ngồi. Vì sau khi đến Phụng Thiên, bà hoàng sẽ ngồi kiệu, nên đám tùy tùng buộc phải mang theo.
Hai chiếc kiệu của hoàng đế Quang Tự, hoàng hậu Long Dụ cùng đại thái giám Lý Liên Anh, các đại thần trong đoàn và những quan viên đường sắt mỗi người chiếm một toa.
Còn lại 4,5 toa dành cho đám cung nữ, thái giám. Được biết, đoàn tàu mang số hiệu 97318, được chế tạo tại Đức vào năm 1899 và chuyển về Trung Quốc làm phương tiện di chuyển chuyên dùng của Từ Hy.