Nhiều nước trên thế giới đã dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh để bày tỏ sự trân trọng đối với một vĩ nhân của lịch sử thế giới TK 20. Trong ảnh là tượng bán thân của Bác Hồ được đặt trang trọng trên bệ đá cao 2 mét cùng một cột cờ có lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên đại lộ Simon Bolivar - một đại lộ lớn nhất nhì của thủ đô Caracas (Venezuela).
Tượng đài bằng đồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng nổi bật giữa Công viên Hòa Bình cạnh Đại lộ 26, một trong những công viên đẹp nhất ở trung tâm Thủ đô La Havana. Công trình do kiến trúc sư Joel Diaz, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Cuba Việt Nam thiết kế, khánh thành vào năm 2003.
Ở Ấn Độ, Tượng đài Hồ Chí Minh được đặt tại giao điểm đường Hồ Chí Minh và đường Nêru thành phố Cancutta.
Ngày 16/01/2009, chính quền thành phố Mexico đã khánh thành công viên “Tự do cho các dân tộc” và tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là bức tượng Người bên bộ bàn ghế mây giản dị, đằng sau phía trên là dòng chữ vàng “Không có gì quý hơn độc lập tự do” bằng tiếng Tây Ban Nha với chữ ký của Người.
Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Acapulco, thuộc bang Guerrereo (miền Nam Mexico) được đặt đối diện tượng đài người anh hùng dân tộc vĩ đại của châu Mỹ Latin Simon Bolivar, tại đại lộ Miguel Aleman, đại lộ chính và lớn nhất thành phố Acapulco.
Tại Pháp, ngày 19/5/2005, chính quyền thành phố Montreuil đã dựng tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh trong "Không gian Hồ Chí Minh" tại Bảo tàng Lịch sử của thành phố. Quảng trường và Tượng đài Hồ Chí Minh ở thủ đô Moscow của Nga nằm ở nơi giao nhau giữa phố Dmitri Ulianov (anh trai nhà cách mạng V. I. Lenin) và phố “Sáu mươi năm Cách mạng Tháng Mười”. Đây là tác phẩm của Vladimir Efimovich Tsigal, nghệ sĩ nhân dân, viện sĩ Viện hàn lâm Mỹ thuật Liên Xô, tác giả của hơn 40 nhóm tượng đài nổi tiếng. Tháng 5/2010, một bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành trong khuôn viên khoa ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Saint Petersburg.
Tại thành phố Ulyanovsk trên quê hương Lenin, Tượng đài Hồ Chí Minh được đặt trên đại lộ mang tên Người.
Bức tượng Hồ Chủ tịch ở trung tâm thủ đô Antananarivo của đất nước châu Phi Madagascar làm bằng đồng đặt trên bệ đá hoa cương, với tổng chiều cao 3,4m. Bên dưới có tấm biển đồng khắc câu nói nổi tiếng của Hồ Chủ tịch: "Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Tượng được nhà điêu khắc Lê Đình Bảo thiết kế năm 2001. Tại Hungary, đài tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (có từ năm 1976) được dựng tại công viên thành phố Zalaegerszey, cách thủ đô Budapest khoảng 220 km.
Tháng 10/2011 lễ khánh thành Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã diễn ra tại Công viên ASEAN trong khu phố cổ Intramuros - thủ đô Manila.
Vào ngày 30/8, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được khánh thành ở thủ đô Buenos Aires (Argentina) trong một buổi lễ trọng thể.
Ngày
13/9/2012, Lễ khánh thành Quảng trường và Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã diễn ra tại Thủ đô Santo Dominigo, Cộng hòa Dominica. Trong tương lai, chắc chắn sẽ còn
nhiều tượng đài của Người tiếp tục dựng lên tại nhiều quốc gia khác để
bày tỏ sự trân trọng đối với một vĩ nhân của lịch sử thế giới thế kỷ 20.
Nhiều nước trên thế giới đã dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh để bày tỏ sự trân trọng đối với một vĩ nhân của lịch sử thế giới TK 20. Trong ảnh là tượng bán thân của Bác Hồ được đặt trang trọng trên bệ đá cao 2 mét cùng một cột cờ có lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên đại lộ Simon Bolivar - một đại lộ lớn nhất nhì của thủ đô Caracas (Venezuela).
Tượng đài bằng đồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng nổi bật giữa Công viên Hòa Bình cạnh Đại lộ 26, một trong những công viên đẹp nhất ở trung tâm Thủ đô La Havana. Công trình do kiến trúc sư Joel Diaz, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Cuba Việt Nam thiết kế, khánh thành vào năm 2003.
Ở Ấn Độ, Tượng đài Hồ Chí Minh được đặt tại giao điểm đường Hồ Chí Minh và đường Nêru thành phố Cancutta.
Ngày 16/01/2009, chính quền thành phố Mexico đã khánh thành công viên “Tự do cho các dân tộc” và tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là bức tượng Người bên bộ bàn ghế mây giản dị, đằng sau phía trên là dòng chữ vàng “Không có gì quý hơn độc lập tự do” bằng tiếng Tây Ban Nha với chữ ký của Người.
Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Acapulco, thuộc bang Guerrereo (miền Nam Mexico) được đặt đối diện tượng đài người anh hùng dân tộc vĩ đại của châu Mỹ Latin Simon Bolivar, tại đại lộ Miguel Aleman, đại lộ chính và lớn nhất thành phố Acapulco.
Tại Pháp, ngày 19/5/2005, chính quyền thành phố Montreuil đã dựng tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh trong "Không gian Hồ Chí Minh" tại Bảo tàng Lịch sử của thành phố.
Quảng trường và Tượng đài Hồ Chí Minh ở thủ đô Moscow của Nga nằm ở nơi giao nhau giữa phố Dmitri Ulianov (anh trai nhà cách mạng V. I. Lenin) và phố “Sáu mươi năm Cách mạng Tháng Mười”. Đây là tác phẩm của Vladimir Efimovich Tsigal, nghệ sĩ nhân dân, viện sĩ Viện hàn lâm Mỹ thuật Liên Xô, tác giả của hơn 40 nhóm tượng đài nổi tiếng.
Tháng 5/2010, một bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành trong khuôn viên khoa ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Saint Petersburg.
Tại thành phố Ulyanovsk trên quê hương Lenin, Tượng đài Hồ Chí Minh được đặt trên đại lộ mang tên Người.
Bức tượng Hồ Chủ tịch ở trung tâm thủ đô Antananarivo của đất nước châu Phi Madagascar làm bằng đồng đặt trên bệ đá hoa cương, với tổng chiều cao 3,4m. Bên dưới có tấm biển đồng khắc câu nói nổi tiếng của Hồ Chủ tịch: "Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Tượng được nhà điêu khắc Lê Đình Bảo thiết kế năm 2001.
Tại Hungary, đài tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (có từ năm 1976) được dựng tại công viên thành phố Zalaegerszey, cách thủ đô Budapest khoảng 220 km.
Tháng 10/2011 lễ khánh thành Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã diễn ra tại Công viên ASEAN trong khu phố cổ Intramuros - thủ đô Manila.
Vào ngày 30/8, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được khánh thành ở thủ đô Buenos Aires (Argentina) trong một buổi lễ trọng thể.
Ngày
13/9/2012, Lễ khánh thành Quảng trường và Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã diễn ra tại Thủ đô Santo Dominigo, Cộng hòa Dominica. Trong tương lai, chắc chắn sẽ còn
nhiều tượng đài của Người tiếp tục dựng lên tại nhiều quốc gia khác để
bày tỏ sự trân trọng đối với một vĩ nhân của lịch sử thế giới thế kỷ 20.