Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa chính là, người đàn ông mà Võ Tắc Thiên thầm yêu trộm nhớ lại chính là vị Tể tướng quan phá án nổi tiếng triều Đường - Địch Nhân Kiệt.
Với tài năng và bản lĩnh của một Tể tướng, lại chỉ phải làm công việc của một quan huyện, đương nhiên, Địch Nhân Kiệt làm rất tốt. Nhân dân trong huyện mà Địch Nhân Kiệt trị nhậm ai nấy đều cảm ơn ân đức của Địch huyện lệnh.
Tuy nhiên, thời gian Địch Nhân Kiệt làm huyện lệnh cũng nhanh chóng kết thúc. Khi người Khiết Đan quấy nhiễu vùng Hà Bắc, Võ Hậu nhanh chóng cho triệu hồi Địch Nhân Kiệt và giao cho họ Địch chức vụ Thống soái, dẫn đầu quân đội đánh đuổi quân Khiết Đan.
Địch Nhân Kiệt không chỉ là một quan văn tài năng mà còn là một tướng quân xuất sắc. Dưới sự chỉ huy của Địch Nhân Kiệt, quân đội của Võ Tắc Thiên đã nhanh chóng dẹp yên được sự quấy nhiễu của quân Khiết Đan.
|
Võ Tắc Thiên - người đàn bà nổi tiếng "máu lạnh"... |
Để thưởng cho công lao của Địch Nhân Kiệt, Võ Tắc Thiên đã tặng cho Địch Nhân Kiệt một áo bào tía, một đai rùa, và hai mươi chữ vàng trên chiếc áo bào màu tía do tự tay mình viết.
Tới năm Thần Công thứ nhất, tức năm 697 sau Công Nguyên, Địch Nhân Kiệt lại được gọi về triều đình và rất nhanh sau đó được trở lại với vị trí Tể tướng.
Năm Thánh Lịch thứ nhất, tức năm 698 sau Công Nguyên, cháu trai của Võ Tắc Thiên là Võ Thừa Tự và Võ Tam Tư nhiều lần phái người tới gặp và thuyết phục nữ hoàng họ Võ cho mình trở thành thái tử.
Đại thần Lý Chiêu Đức biết chuyện tới khuyên Võ Tắc Thiên, nói rằng từ xưa tới giờ, chẳng có mối quan hệ ruột thịt nào thân tình bằng mối quan hệ giữa mẹ và con, nay nên chọn Lô Lăng Vương Lý Hiển làm thái tử mới phải lẽ.
Địch Nhân Kiệt theo Võ Tắc Thiên đã nhiều năm, hiểu rất rõ tính tình cũng như suy nghĩ của vị nữ hoàng này, cũng nhân cơ hội đó nói:
"Nếu như bệ hạ lập con của mình làm thái tử thì ngàn vạn năm sau vẫn có thể được con cháu thờ phụng trong thái miếu, còn như lập cháu ngoại làm thái tử thì từ xưa tới nay, chưa từng nghe có người cháu nào lên ngôi vua lại thờ phụng cô của mình trong thái miếu cả".
Võ Tắc Thiên nghe xong cảm thấy rất khó chịu, nói: "Đây là việc riêng của trẫm, khanh đừng có xen vào làm gì".
Địch Nhân Kiệt vẫn ngang ngạnh, muốn thuyết phục Võ Tắc Thiên bằng được, nói: "Người làm Hoàng đế bốn biển thiên hạ đều là nhà, vậy có việc gì không phải là việc nhà của bệ hạ! Thần là Tể tướng, việc đó làm sao lại không tham gia cho được?"
Võ Tắc Thiên sau cùng đã nghe theo ý kiến của Địch Nhân Kiệt, cho triệu hồi Lô Lăng Vương khi đó đang bị đày ngoài biên ải trở về Hoàng cung làm Hoàng thái tử.
Nhà Đường nhờ vậy mà tiếp tục được duy trì chứ không chuyển sang nhà họ Võ. Các sử gia đời sau ca ngợi Địch Nhân Kiệt cũng là vì họ Địch đã góp phần vào việc hồi phục và duy trì tông thất nhà Đường.
Võ Tắc Thiên nhờ Địch Nhân Kiệt tiến cử một người có tài năng của một Tể tướng, Địch Nhân Kiệt nói một người quan địa phương tên là Trương Giản vừa có tài lại vừa có đức, ngay lập tức Võ Tắc Thiên phong cho Trương Giản làm Tư Mã Lạc Châu (tương đương chức Phó chủ tịch bây giờ).
Một thời gian sau, Võ Tắc Thiên lại nói Địch Nhân Kiệt tiến cử cho mình một người tài, có thể làm tướng quân.
Địch Nhân Kiệt nghe xong nói: "Người mà thần tiến cử lần trước, bệ hạ vẫn chưa dùng mà!" Võ Tắc Thiên nói, đã thăng quan rồi.
Địch Nhân Kiệt mỉm cười nói: "Người mà thần tiến cử là để làm Tể tướng chứ không phải làm một quan Tư mã".
Nhờ câu nói này của Địch Nhân Kiệt, Trương Giản cuối cùng đã được điều về triều đình, sau nhiều lần đề bạt, điều chuyển, cuối cùng cũng trở thành Tể tướng.
Sau khi Địch Nhân Kiệt chết, Tể tướng Trương Giản đã phát động cuộc chính biến trong cung, đưa Trung Tông lên ngôi Hoàng Đế khôi phục quốc hiệu Đại Đường đã bị Võ Tắc Thiên xóa bỏ.
Có thể nói, việc tiến cử Trương Giản của Địch Nhân Kiệt một lần nữa trở thành cống hiến gián tiếp cho việc khôi phục tông thất triều Đường.
Những người Địch Nhân Kiệt tiến cử như Diêu Sùng, Hằng Ngạn Phạm,... đều là những quan viên xuất sắc, sau này đều trở thành nhưng danh thần của thời Trung Hưng nhà Đường.
Có người ca ngợi Địch Nhân Kiệt nói: "Những người tài năng trong thiên hạ đều là môn hạ của ngài cả!" Địch Nhân Kiệt nghe vậy cười nói: "Tôi tiến cử hiền tài là vì quốc gia chứ không phải là vì danh tiếng của bản thân mình".
Vị nữ hoàng họ Võ thường xuyên gọi Địch Nhân Kiệt là "Quốc lão" một cách rất thân mật chứ không gọi Địch Nhân Kiệt bằng tên như các đại thần khác.
Địch Nhân Kiệt là một người thẳng thắn và có chút ngang ngạnh. Họ Địch thường xuyên tranh cãi tay đôi với nữ hoàng ngay tại triều đình, trước mặt bá quan văn võ.
Võ Tắc Thiên là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử, lại nổi tiếng là người tàn nhẫn, tuy nhiên, vẫn thường xuyên bị Địch Nhân Kiệt thuyết phục. Sau này, rất nhiều lần Địch Nhân Kiệt cáo lão về quê nhưng Võ Tắc Thiên kiên quyết không cho.
Mỗi lần Địch Nhân Kiệt vào gặp Võ Tắc Thiên, vị nữ hoàng đều ngăn không cho Địch Nhân Kiệt quỳ lạy mình, nói: "Nhìn ông quỳ, người trẫm lại thấy đau".
Năm Cửu Thị thứ nhất, tức năm 700 sau Công Nguyên, Địch Nhân Kiệt mắc bệnh qua đời, Võ Tắc Thiên đau lòng khóc rằng: "Từ nay triều đường sẽ trở nên vắng vẻ! Ông trời vì sao lại nỡ cướp đi quốc lão của ta như vậy!".
Việc Võ Tắc Thiên sủng tín một vị đại thần như vậy khiến trong dân gian có người đồn đại rằng, nguyên nhân nữ hoàng họ Võ sủng ái Địch Nhân Kiệt đến như vậy là vì Võ Tắc Thiên đã yêu thầm Địch Nhân Kiệt.
Người ta nói rằng, Địch Nhân Kiệt không chỉ có tài kinh bang tế thế mà còn là một người đàn ông rất điển trai, chính vì thế, Võ Tắc Thiên đã yêu thầm vị tể tướng họ Địch.
Tuy nhiên, dù Võ Tắc Thiên nhiều lần công khai hay ngấm ngầm bày tỏ tình cảm của mình, song đều bị Địch Nhân Kiệt cự tuyệt. Mặc dù vậy, cả đời Võ Tắc Thiên vẫn dành tình cảm cho Địch Nhân Kiệt. Do đó, Địch Nhân Kiệt mới có thể hai lần ngồi lên chiếc ghế Tể tướng. Địch Nhân Kiệt với khả năng phá án và tài năng của một Tể tướng là nhân vật có thực trong lịch sử.
Còn chuyện tình giữa Võ Tắc Thiên và Địch Nhật Kiệt có thực hay không thì cho tới nay không cuốn chính sử nào có thể chứng minh được. Thế nhưng, điều đó cũng không có nghĩa nó không thể không có thực.
Mời quý độc giả xem video Chuyện ấy của các vị hoàng đế xưa: