Khi Tôn Quyền chưa sinh ra, trên ngôi mộ tổ có đám mây ngũ sắc vây quanh. Mọi người đều nhìn thấy và thi nhau bàn tán rằng Tôn gia sắp có một nhân vật lớn xuất hiện. Khi mang thai Tôn Quyền, mẹ ông đã từng mơ thấy ruột của mình bị thòi ra quấn mấy vòng thì cảm thấy vô cùng sợ hãi, nhưng những bô lão hàng xóm lại bảo đó chính là điềm lành được báo trước.Tôn Kiên không lâu sau làm quan tại địa phương. Vốn là người tính tình rộng lượng, dũng mãnh cương nghị, sau này cuộc khởi nghĩa của quân khăn vàng nổ ra, Dương Kiên đã góp công lớn nên được phong là Thái Thủ Trường Sa. Năm 189 công nguyên, Hán Linh Đế băng hà, Đổng Trác chuyên quyền lộng hành, người dân không chịu nổi nên các cuộc khởi nghĩa xảy ra ở khắp nơi. Tôn Kiên cũng tham gia và thể hiện được tài năng phi phàm. Tôn Kiên đã đánh bại được Đổng Trác và tiến quân vào thành Lạc Dương. Nghe nói, khi đội quân của Dương Kiên đóng ở phía Nam thành Lạc Dương, ở gần có một cái giếng. Buổi sáng một hôm có mây ngũ sắc vờn quanh, mọi người đều sợ hãi không dám đến gần. Dương Kiên lệnh cho người đến gần giếng kiểm tra kết quả thấy dưới đáy giếng có ngọc tỷ của triều Hán. Ngọc tỷ hình vuông 4 tấc, trên tay cầm là năm con rồng cuộn và bị khuyết mất 1 góc.Tiếng lành đồn xa, việc Dương Kiên có được ngọc tỷ rất nhanh đồn đến tai Viên Thuật và Lưu Biểu. Viên Thuật đương nhiên không bỏ qua nên đã phái Tôn Kiên tấn công Lưu Biểu để mình sẽ "ngư ông đắc lợi". Lưu Biểu liền phái Hoàng Tổ ứng chiến và Tôn Kiên đã chết trận.Tôn Sách là trưởng nam của Tôn Kiên lúc này đã 18 tuổi đang chăm chỉ đọc sách ở quê nhà cùng mẫu thân. Tôn Sách cũng là người có tính cách độ lượng, hào sảng là người có tài năng và được nhiều người yêu quý. Khi nghe tin cha mất, Tôn Sách kiên quyết đưa linh cữu của cha về quê táng tại huyện Khúc A (nay thuộc huyện Đan Dương, Giang Tô). Sau đó kế nghiệp binh để báo thù cho cha.Vì cha vốn là quân của Viên Thuật nên Tôn Sách đã tìm đến Viên Thuật nhờ vả. Viên Thuật nhìn thấy được năng lực của anh ta nhưng vẫn bản tính hoài nghi nên không muốn trao cho Tôn Sách đội quân của Tôn Kiên trước đây. Tôn Sách đành nhẫn nại chờ cơ hội. Năm 194 công nguyên, Tôn Sách đã thống lĩnh một đám quân đi Giang Nam. Trên đường thì gặp được sự trợ giúp của người bạn thời niên thiếu là Chu Du, và họ đã sát cánh cùng nhau. Hai người còn lấy Đại Kiều và Tiểu Kiều - con gái của Kiều Huyền - một minh sĩ Giang Đông. Năm sau, Tôn Sách đã diệt được Lưu Dao chiếm Khúc A. Tiếp đến chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn đã tập hợp được đám quân đội lẻ tẻ tại địa phương hợp thành đội quân hùng cường nhất Giang Nam.Lúc này, Viên Thuật đang ở Tần Hoài, chỉ ra sức ức hiếp và bóc lột tàn bạo, phá hoại sản xuất. Ông ta không tập trung xây dựng và củng cố quân đội, lòng dân không ủng hộ. Tuy thế ông ta vẫn một lòng muốn làm xưng đế. Tôn Sách sau khi nghe nói liền viết thư lên án Viên Thuật. Kể từ đó mối quan hệ giữa hai người ngày càng xấu đi. Sau này, Tôn Sách được Tào Tháo phong cho làm tướng quân và Viên Thuật đã bại trận. Không lâu sau, Viên Thuật chết. Tôn Sách đã thừa cơ chiếm lấy Lô Giang, Dự Chương thống nhất Giang Đông, mở rộng địa bàn.Tôn Sách tuy dũng mãnh nơi chiến trường nhưng cũng giống cha bất hạnh vì đoản mệnh. Trong thời gian trận chiến Quan Độ, Tôn Sách định bí mật xuất binh đánh úp Hứa Xương nhưng chưa kịp xuất binh thì bị thuộc hạ của thái thủ quận Ngô là Hứa Công hành thích trọng thương và mất trong đêm khi mới 26 tuổi.Tuy Tôn Sách chết trẻ nhưng những chiến công mà Tôn Sách đã giành được đã giúp cho Tôn gia chiếm được Giang Đông và có được một đám văn thần võ tướng trung thành phò tá. Tuy họ đều đã chết trên con đường dựng nghiệp nhưng đã để lại cho Tôn Quyền sự nghệp ở Giang Đông khiến bao người thèm muốn, nhòm ngó. Trước khi lâm chung, Tôn Sách dặn dò Tôn Quyền kế nghiệp phải biết trọng dụng hiền tài, phải giữ lấy Giang Đông, giữ lấy cơ nghiệp mà anh trai và cha đã phải bỏ mình mới có được.
Khi Tôn Quyền chưa sinh ra, trên ngôi mộ tổ có đám mây ngũ sắc vây quanh. Mọi người đều nhìn thấy và thi nhau bàn tán rằng Tôn gia sắp có một nhân vật lớn xuất hiện. Khi mang thai Tôn Quyền, mẹ ông đã từng mơ thấy ruột của mình bị thòi ra quấn mấy vòng thì cảm thấy vô cùng sợ hãi, nhưng những bô lão hàng xóm lại bảo đó chính là điềm lành được báo trước.
Tôn Kiên không lâu sau làm quan tại địa phương. Vốn là người tính tình rộng lượng, dũng mãnh cương nghị, sau này cuộc khởi nghĩa của quân khăn vàng nổ ra, Dương Kiên đã góp công lớn nên được phong là Thái Thủ Trường Sa. Năm 189 công nguyên, Hán Linh Đế băng hà, Đổng Trác chuyên quyền lộng hành, người dân không chịu nổi nên các cuộc khởi nghĩa xảy ra ở khắp nơi. Tôn Kiên cũng tham gia và thể hiện được tài năng phi phàm. Tôn Kiên đã đánh bại được Đổng Trác và tiến quân vào thành Lạc Dương.
Nghe nói, khi đội quân của Dương Kiên đóng ở phía Nam thành Lạc Dương, ở gần có một cái giếng. Buổi sáng một hôm có mây ngũ sắc vờn quanh, mọi người đều sợ hãi không dám đến gần. Dương Kiên lệnh cho người đến gần giếng kiểm tra kết quả thấy dưới đáy giếng có ngọc tỷ của triều Hán. Ngọc tỷ hình vuông 4 tấc, trên tay cầm là năm con rồng cuộn và bị khuyết mất 1 góc.Tiếng lành đồn xa, việc Dương Kiên có được ngọc tỷ rất nhanh đồn đến tai Viên Thuật và Lưu Biểu. Viên Thuật đương nhiên không bỏ qua nên đã phái Tôn Kiên tấn công Lưu Biểu để mình sẽ "ngư ông đắc lợi". Lưu Biểu liền phái Hoàng Tổ ứng chiến và Tôn Kiên đã chết trận.
Tôn Sách là trưởng nam của Tôn Kiên lúc này đã 18 tuổi đang chăm chỉ đọc sách ở quê nhà cùng mẫu thân. Tôn Sách cũng là người có tính cách độ lượng, hào sảng là người có tài năng và được nhiều người yêu quý. Khi nghe tin cha mất, Tôn Sách kiên quyết đưa linh cữu của cha về quê táng tại huyện Khúc A (nay thuộc huyện Đan Dương, Giang Tô). Sau đó kế nghiệp binh để báo thù cho cha.
Vì cha vốn là quân của Viên Thuật nên Tôn Sách đã tìm đến Viên Thuật nhờ vả. Viên Thuật nhìn thấy được năng lực của anh ta nhưng vẫn bản tính hoài nghi nên không muốn trao cho Tôn Sách đội quân của Tôn Kiên trước đây. Tôn Sách đành nhẫn nại chờ cơ hội. Năm 194 công nguyên, Tôn Sách đã thống lĩnh một đám quân đi Giang Nam. Trên đường thì gặp được sự trợ giúp của người bạn thời niên thiếu là Chu Du, và họ đã sát cánh cùng nhau. Hai người còn lấy Đại Kiều và Tiểu Kiều - con gái của Kiều Huyền - một minh sĩ Giang Đông. Năm sau, Tôn Sách đã diệt được Lưu Dao chiếm Khúc A. Tiếp đến chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn đã tập hợp được đám quân đội lẻ tẻ tại địa phương hợp thành đội quân hùng cường nhất Giang Nam.
Lúc này, Viên Thuật đang ở Tần Hoài, chỉ ra sức ức hiếp và bóc lột tàn bạo, phá hoại sản xuất. Ông ta không tập trung xây dựng và củng cố quân đội, lòng dân không ủng hộ. Tuy thế ông ta vẫn một lòng muốn làm xưng đế. Tôn Sách sau khi nghe nói liền viết thư lên án Viên Thuật. Kể từ đó mối quan hệ giữa hai người ngày càng xấu đi. Sau này, Tôn Sách được Tào Tháo phong cho làm tướng quân và Viên Thuật đã bại trận. Không lâu sau, Viên Thuật chết. Tôn Sách đã thừa cơ chiếm lấy Lô Giang, Dự Chương thống nhất Giang Đông, mở rộng địa bàn.
Tôn Sách tuy dũng mãnh nơi chiến trường nhưng cũng giống cha bất hạnh vì đoản mệnh. Trong thời gian trận chiến Quan Độ, Tôn Sách định bí mật xuất binh đánh úp Hứa Xương nhưng chưa kịp xuất binh thì bị thuộc hạ của thái thủ quận Ngô là Hứa Công hành thích trọng thương và mất trong đêm khi mới 26 tuổi.
Tuy Tôn Sách chết trẻ nhưng những chiến công mà Tôn Sách đã giành được đã giúp cho Tôn gia chiếm được Giang Đông và có được một đám văn thần võ tướng trung thành phò tá. Tuy họ đều đã chết trên con đường dựng nghiệp nhưng đã để lại cho Tôn Quyền sự nghệp ở Giang Đông khiến bao người thèm muốn, nhòm ngó. Trước khi lâm chung, Tôn Sách dặn dò Tôn Quyền kế nghiệp phải biết trọng dụng hiền tài, phải giữ lấy Giang Đông, giữ lấy cơ nghiệp mà anh trai và cha đã phải bỏ mình mới có được.