Cả đời Tôn Quyền có 7 vị phu nhân, có người xuất thân con nhà danh giá, có người là quả phụ thậm chí có người vốn là quan nô trong cung. Bảy người mỗi người một vẻ nhưng đều là những trang tuyệt sắc giai nhân. Ngôi cao hoàng hậu chỉ có một người, giai nhân nơi hậu cung nhiều không kể xiết vì thế cuộc chiến nơi thâm cung lúc nào cũng rất vô tình thảm khốc.Vị phu nhân đầu tiên họ Tạ là con gái một gia thế tại huyện Sơn Âm, quận Kê, nhan sắc và thiên chất của nàng nổi tiếng Giang Đông nên được coi là môn đăng hộ đối với nhà Tôn gia. Chủ trì cho cuộc hôn nhân này chính là mẹ của Tôn Quyền Ngô Thái phu nhân. Nhưng không may Tạ phu nhân qua đời quá sớm khi chưa kịp sinh quý tử cho Tôn gia. Cái chết của Tạ phi nhân chính là do sự sủng ái của Tôn Quyền dành Từ phu nhân nên nàng bị ghẻ lạnh ấm ức mà chết.Vị phu nhân thứ 2 là Từ phu nhân người huyện Phú Xuân, Ngô quận. Cha của nàng là Từ Côn, là danh gia vọng tộc quận Ngô, từng cùng Tôn Kiên, Tôn Sách Nam chinh Bắc phạt, sau này chết trận trong khi chinh phạt Hoàng Tổ. Khi Tôn Quyền quyết định lập người con gái này làm phu nhân đã gặp rất nhiều trắc trở, bởi vì vấp phải sự phản đối của hầu hết các đại thần trong triều. Đầu tiên, thân phận của hai người không phải, nàng là cháu gái của cô mẫu Tôn Quyền cũng có nghĩa Tôn Quyền là biểu thúc (chú họ) của nàng vì thế là họ hàng cận huyết. Nhưng đây không phải là trở ngại lớn nhất mà nếu lấy nàng thì khi họ hàng thân thích gặp nhau phải xưng hô thế nào.Hơn nữa nàng là quả phụ, chồng của nàng vốn là Lục Thượng, chính là cháu trai của Lục Khang bị Tôn Sách bức tức mà chết. Sau khi Lục Thượng mất, Tôn Quyền từng nghe đến sắc đẹp của nàng từ lâu nên vội vàng phái người đón nàng về cung. Đám quần thần trong triều đã nổ ra vụ tranh cãi nảy lửa vì sao lại lấy một quả phụ. Nhưng Tôn Quyền cũng không vừa, để có thể chiến thắng "trận chiến" này, trong triều có đại thần tên Trương Chiêu phản đối mạnh mẽ nhất nên bèn nghĩ cách điều ông ta ra ngoài lo việc, khi ông ta trở về thì Tôn Quyền đã cưới xong Từ phu nhân. Lúc này gạo đã nấu thành cơm Trương Chiêu chỉ còn cách ấm ức trong lòng.Vượt qua rất nhiều trở ngại mới cưới được người trong mộng nhưng tiếc rằng cuộc hôn nhân này lại không hạnh phúc. Từ phu nhân là người ghen tuông đố kỵ, đầu tiên là bức chết Tạ phu nhân, rồi không cho Tôn Quyền được gần gũi ai. Dần dần Tôn Quyền cũng không chịu nổi tính ghen tuông của nàng, không lâu sau Bộ phu nhân tiến cung, Từ phu nhân bị lạnh nhạt Tôn Quyền cho nàng đến Ngô quận (này là Tô Châu) sống ở đó mấy chục năm và không muốn gặp mặt nàng.Vì nàng đã từng nuôi dưỡng thái tử Tôn Đăng cho nên thái tử luôn thỉnh cầu Tôn Quyền đưa nàng quay trở về Kiến Khang. Các đại thần cũng thỉnh cầu Tôn Quyền lập Từ phu nhân làm hoàng hậu.Nhưng Tôn Quyền không đồng ý vì người ông đang sủng ái chính là Bộ phu nhân. Trái ngược hẳn với Từ phu nhân, Bộ phu nhân vừa đẹp lại không ghen tuông ích kỉ, ưu điểm lớn nhất của nàng là thường xuyên tiến cử gái đẹp cho Tôn Quyền. Tôn Quyền thấy nàng là người độ lượng, tấm lòng bao dung không hẹp hòi thì lại càng yêu quý nàng. Tuy chỉ sinh cho Tôn Quyền hai nàng công chúa là Tôn Lỗ Ban, Tôn Lỗ Dục nhưng ông coi như minh châu, bảo bối và yêu thương hết mực.Tôn Quyền luôn luôn tìm cách lập nàng làm hoàng hậu nhưng việc này vô cùng khó khăn bởi vì không chỉ vấp phải sự phản đối của tất cả các đại thần mà còn có cả thái tử. Hơn nữa nàng lại không có con trai nên không có lý do để lập hoàng hậu. Nàng tiến cung sau, theo quy định phải lập Từ phu nhân làm hoàng hậu. Vì muốn thể hiện tấm chân tình mà mình dành cho Bộ phu nhân ông ta cũng cương quyết từ chối yêu cầu của đám quần thần, việc lập hậu cứ thế mà kéo dài đến 10 mấy năm cho đến khi Bộ phu nhân qua đời. Tôn Quyền vô cùng đau lòng nên đã truy phong cho nàng làm hoàng hậu. Tấm chân tình của Tôn Quyền đã lay động được tất cả các đại thần nên tất cả đều thông qua.Vị phu nhân thứ 4 là Viên thị, con gái của Viên Thuật. Sau khi Viên Thuật bại trận chết, nàng vốn có nhan sắc nên được Tôn Quyền đưa vào cung. Nàng vốn đẹp như trăng lại đức hạnh nhưng tiếc rằng nàng không có con, Tôn Quyền đã từng muốn lập nàng làm hoàng hậu nhưng nàng biết mình không thể có con nên đã từ chối. Tôn Quyền còn có một phu nhân nữa tên là Vương phu nhân là người quận Lang Từ, bà chính là mẹ đẻ của thái tử bị phế truất Tôn Hòa vì thế mà buồn rầu mà chết. Ngoài ra còn có một vị Vương phu nhân người quận Nam Dương cũng sinh được một con trai tên Tôn Hưu và sau này trở thành hoàng đế.Nhưng vị phu nhân nổi tiếng nhất cũng chính là vị hoàng hậu duy nhất của Tôn Quyền là Phan thị - mẹ đẻ của Tôn Lượng. Phan thị là người Hội Kê, cuộc đời nàng cũng rất bi thương. Do cha phạm pháp nên bị xử tội chết, nàng và chị gái chịu hình phạt trở thành cung nô, bị chia đến “phòng dệt” của hoàng cung. Hàng ngày vất vả dệt vải đan áo. Nhưng lạ thay, Phan thị càng lớn càng đẹp nghiêng nước nghiêng thành, mấy trăm cung nữ cùng sống trong cung với nàng đều không dám giao thiệp với nàng mà chỉ ngưỡng mộ từ xa bởi vì mọi người đều nói rằng nàng là tiên nữ giáng trần chứ không phải người phàm.Có thuyết cho rằng, trong một lần Tôn Quyền rảnh rỗi dạo qua phòng dệt nhìn thấy Phan thị và bị sắc đẹp của nàng mê mẩn vội vàng triệu vào cung. Có cách giải thích khác cho rằng lời đồn đại về nàng lan xa đến tai Tôn Quyền, vì tò mò nên đã cho người đến vẽ tranh Phan thị. Vì nỗi buồn chất chứa trong lòng nên nét mặt nàng đầy u sầu, tranh vẽ như thật nên vừa nhìn thấy đã vô cùng kinh ngạc, nàng buồn rầu mà còn đẹp thế huống hồ lúc nàng vui sẽ thế nào vì thế vội vã cho triệu vào cung.Sau mấy mùa xuân, Phan thị hạ sinh cho Tôn Quyền một hoàng tử tên Tôn Lượng sau được lập là thái tử. Phan thị được lập làm hoàng hậu, nàng trở thành vị hoàng hậu duy nhất được phong khi còn sống. Vốn cũng là phận nữ nhi nên không tránh được ghen tuông đố kị. Tôn Quyền tuổi cao sức yếu hầu như việc gì cũng thuận theo ý nàng. Vì được được sủng ái nên càng kiêu ngạo, Tôn Quyền càng bệnh nặng càng vui mừng vì con trai có thể sớm đăng cơ hoàng vị.Vốn xuất thân hèn kém, lại không được học hành, không được đọc sách thách hiền nên dù có làm đến hoàng hậu thì tiếc rằng cũng không có khí chất của con nhà khuê tú. Nói đúng ra nàng chỉ là một mỹ nhân hung hãn, độc ác. Từ ngày được sủng ái, Phan hoàng hậu đối xử rất tàn bạo với đám cung nữ trong cung. Đám cung nữ suốt ngày sống trong lo sợ. Bọn họ lo lắng nếu một ngày Tôn Lượng đăng cơ trở thành hoàng thái hậu thì bà ta càng tàn bạo, ắt phận cung nữ sẽ chết không có đất mà chôn.Thế là một người, hai người rồi tất cả mọi người hợp sức dùng vải bông thắt cổ bà ta đến chết, kết thúc một đời truyền kì của Phan hoàng hậu. Phan hoàng hậu sống bên Tôn Quyền gần 10 năm. Cái chết của bà ta là cú đánh cuối cùng vào Tôn Quyền đã già yếu bệnh tật, chỉ vài tháng sau Tôn Quyền cũng bị bệnh mà chết.
Cả đời Tôn Quyền có 7 vị phu nhân, có người xuất thân con nhà danh giá, có người là quả phụ thậm chí có người vốn là quan nô trong cung. Bảy người mỗi người một vẻ nhưng đều là những trang tuyệt sắc giai nhân. Ngôi cao hoàng hậu chỉ có một người, giai nhân nơi hậu cung nhiều không kể xiết vì thế cuộc chiến nơi thâm cung lúc nào cũng rất vô tình thảm khốc.
Vị phu nhân đầu tiên họ Tạ là con gái một gia thế tại huyện Sơn Âm, quận Kê, nhan sắc và thiên chất của nàng nổi tiếng Giang Đông nên được coi là môn đăng hộ đối với nhà Tôn gia. Chủ trì cho cuộc hôn nhân này chính là mẹ của Tôn Quyền Ngô Thái phu nhân. Nhưng không may Tạ phu nhân qua đời quá sớm khi chưa kịp sinh quý tử cho Tôn gia. Cái chết của Tạ phi nhân chính là do sự sủng ái của Tôn Quyền dành Từ phu nhân nên nàng bị ghẻ lạnh ấm ức mà chết.
Vị phu nhân thứ 2 là Từ phu nhân người huyện Phú Xuân, Ngô quận. Cha của nàng là Từ Côn, là danh gia vọng tộc quận Ngô, từng cùng Tôn Kiên, Tôn Sách Nam chinh Bắc phạt, sau này chết trận trong khi chinh phạt Hoàng Tổ. Khi Tôn Quyền quyết định lập người con gái này làm phu nhân đã gặp rất nhiều trắc trở, bởi vì vấp phải sự phản đối của hầu hết các đại thần trong triều. Đầu tiên, thân phận của hai người không phải, nàng là cháu gái của cô mẫu Tôn Quyền cũng có nghĩa Tôn Quyền là biểu thúc (chú họ) của nàng vì thế là họ hàng cận huyết. Nhưng đây không phải là trở ngại lớn nhất mà nếu lấy nàng thì khi họ hàng thân thích gặp nhau phải xưng hô thế nào.
Hơn nữa nàng là quả phụ, chồng của nàng vốn là Lục Thượng, chính là cháu trai của Lục Khang bị Tôn Sách bức tức mà chết. Sau khi Lục Thượng mất, Tôn Quyền từng nghe đến sắc đẹp của nàng từ lâu nên vội vàng phái người đón nàng về cung. Đám quần thần trong triều đã nổ ra vụ tranh cãi nảy lửa vì sao lại lấy một quả phụ. Nhưng Tôn Quyền cũng không vừa, để có thể chiến thắng "trận chiến" này, trong triều có đại thần tên Trương Chiêu phản đối mạnh mẽ nhất nên bèn nghĩ cách điều ông ta ra ngoài lo việc, khi ông ta trở về thì Tôn Quyền đã cưới xong Từ phu nhân. Lúc này gạo đã nấu thành cơm Trương Chiêu chỉ còn cách ấm ức trong lòng.
Vượt qua rất nhiều trở ngại mới cưới được người trong mộng nhưng tiếc rằng cuộc hôn nhân này lại không hạnh phúc. Từ phu nhân là người ghen tuông đố kỵ, đầu tiên là bức chết Tạ phu nhân, rồi không cho Tôn Quyền được gần gũi ai. Dần dần Tôn Quyền cũng không chịu nổi tính ghen tuông của nàng, không lâu sau Bộ phu nhân tiến cung, Từ phu nhân bị lạnh nhạt Tôn Quyền cho nàng đến Ngô quận (này là Tô Châu) sống ở đó mấy chục năm và không muốn gặp mặt nàng.
Vì nàng đã từng nuôi dưỡng thái tử Tôn Đăng cho nên thái tử luôn thỉnh cầu Tôn Quyền đưa nàng quay trở về Kiến Khang. Các đại thần cũng thỉnh cầu Tôn Quyền lập Từ phu nhân làm hoàng hậu.Nhưng Tôn Quyền không đồng ý vì người ông đang sủng ái chính là Bộ phu nhân. Trái ngược hẳn với Từ phu nhân, Bộ phu nhân vừa đẹp lại không ghen tuông ích kỉ, ưu điểm lớn nhất của nàng là thường xuyên tiến cử gái đẹp cho Tôn Quyền. Tôn Quyền thấy nàng là người độ lượng, tấm lòng bao dung không hẹp hòi thì lại càng yêu quý nàng. Tuy chỉ sinh cho Tôn Quyền hai nàng công chúa là Tôn Lỗ Ban, Tôn Lỗ Dục nhưng ông coi như minh châu, bảo bối và yêu thương hết mực.
Tôn Quyền luôn luôn tìm cách lập nàng làm hoàng hậu nhưng việc này vô cùng khó khăn bởi vì không chỉ vấp phải sự phản đối của tất cả các đại thần mà còn có cả thái tử. Hơn nữa nàng lại không có con trai nên không có lý do để lập hoàng hậu. Nàng tiến cung sau, theo quy định phải lập Từ phu nhân làm hoàng hậu. Vì muốn thể hiện tấm chân tình mà mình dành cho Bộ phu nhân ông ta cũng cương quyết từ chối yêu cầu của đám quần thần, việc lập hậu cứ thế mà kéo dài đến 10 mấy năm cho đến khi Bộ phu nhân qua đời. Tôn Quyền vô cùng đau lòng nên đã truy phong cho nàng làm hoàng hậu. Tấm chân tình của Tôn Quyền đã lay động được tất cả các đại thần nên tất cả đều thông qua.
Vị phu nhân thứ 4 là Viên thị, con gái của Viên Thuật. Sau khi Viên Thuật bại trận chết, nàng vốn có nhan sắc nên được Tôn Quyền đưa vào cung. Nàng vốn đẹp như trăng lại đức hạnh nhưng tiếc rằng nàng không có con, Tôn Quyền đã từng muốn lập nàng làm hoàng hậu nhưng nàng biết mình không thể có con nên đã từ chối. Tôn Quyền còn có một phu nhân nữa tên là Vương phu nhân là người quận Lang Từ, bà chính là mẹ đẻ của thái tử bị phế truất Tôn Hòa vì thế mà buồn rầu mà chết. Ngoài ra còn có một vị Vương phu nhân người quận Nam Dương cũng sinh được một con trai tên Tôn Hưu và sau này trở thành hoàng đế.
Nhưng vị phu nhân nổi tiếng nhất cũng chính là vị hoàng hậu duy nhất của Tôn Quyền là Phan thị - mẹ đẻ của Tôn Lượng. Phan thị là người Hội Kê, cuộc đời nàng cũng rất bi thương. Do cha phạm pháp nên bị xử tội chết, nàng và chị gái chịu hình phạt trở thành cung nô, bị chia đến “phòng dệt” của hoàng cung. Hàng ngày vất vả dệt vải đan áo. Nhưng lạ thay, Phan thị càng lớn càng đẹp nghiêng nước nghiêng thành, mấy trăm cung nữ cùng sống trong cung với nàng đều không dám giao thiệp với nàng mà chỉ ngưỡng mộ từ xa bởi vì mọi người đều nói rằng nàng là tiên nữ giáng trần chứ không phải người phàm.
Có thuyết cho rằng, trong một lần Tôn Quyền rảnh rỗi dạo qua phòng dệt nhìn thấy Phan thị và bị sắc đẹp của nàng mê mẩn vội vàng triệu vào cung. Có cách giải thích khác cho rằng lời đồn đại về nàng lan xa đến tai Tôn Quyền, vì tò mò nên đã cho người đến vẽ tranh Phan thị. Vì nỗi buồn chất chứa trong lòng nên nét mặt nàng đầy u sầu, tranh vẽ như thật nên vừa nhìn thấy đã vô cùng kinh ngạc, nàng buồn rầu mà còn đẹp thế huống hồ lúc nàng vui sẽ thế nào vì thế vội vã cho triệu vào cung.
Sau mấy mùa xuân, Phan thị hạ sinh cho Tôn Quyền một hoàng tử tên Tôn Lượng sau được lập là thái tử. Phan thị được lập làm hoàng hậu, nàng trở thành vị hoàng hậu duy nhất được phong khi còn sống. Vốn cũng là phận nữ nhi nên không tránh được ghen tuông đố kị. Tôn Quyền tuổi cao sức yếu hầu như việc gì cũng thuận theo ý nàng. Vì được được sủng ái nên càng kiêu ngạo, Tôn Quyền càng bệnh nặng càng vui mừng vì con trai có thể sớm đăng cơ hoàng vị.
Vốn xuất thân hèn kém, lại không được học hành, không được đọc sách thách hiền nên dù có làm đến hoàng hậu thì tiếc rằng cũng không có khí chất của con nhà khuê tú. Nói đúng ra nàng chỉ là một mỹ nhân hung hãn, độc ác. Từ ngày được sủng ái, Phan hoàng hậu đối xử rất tàn bạo với đám cung nữ trong cung. Đám cung nữ suốt ngày sống trong lo sợ. Bọn họ lo lắng nếu một ngày Tôn Lượng đăng cơ trở thành hoàng thái hậu thì bà ta càng tàn bạo, ắt phận cung nữ sẽ chết không có đất mà chôn.
Thế là một người, hai người rồi tất cả mọi người hợp sức dùng vải bông thắt cổ bà ta đến chết, kết thúc một đời truyền kì của Phan hoàng hậu. Phan hoàng hậu sống bên Tôn Quyền gần 10 năm. Cái chết của bà ta là cú đánh cuối cùng vào Tôn Quyền đã già yếu bệnh tật, chỉ vài tháng sau Tôn Quyền cũng bị bệnh mà chết.