Mối tình bi thương giữa Orpheus và Eurydice đã khiến hậu thế nhiều lần rơi lệ. Orpheus phải lòng và sau đó cưới nữ thần xinh đẹp Eurydice làm vợ. Một người thường - một thần tiên, họ đến với nhau đầy chân thành và yêu nhau tha thiết.
Tổ ấm của hai người không duy trì được bao lâu thì vị thần đất đai và nông nghiệp của người Hy Lạp là Aristaeus để ý đến Eurydice. Vị thần này công khai theo đuổi nàng mặc dù biết nữ thần Eurydice đã có chồng. Nàng không hề động lòng trước Aristaeus và đã phải chạy trốn trước sự bám riết của đối phương.
Trong một lần chạy trốn, Eurydice đã dẫm phải tổ rắn và bị cắn chết. Đau đớn tột độ vì người vợ xinh đẹp qua đời, Orpheus cất tiếng hát những khúc ca sầu thảm làm tất cả các vị thần đều phải rơi lệ. Họ khuyên chàng nếu muốn cứu vợ, hãy tới âm ty để thuyết phục và làm dịu trái tim của chúa tể âm ty là thần Hades và vợ của ông là Persephone.
Khi đến âm ty, Orpheus dùng âm nhạc để khiến vợ chồng thần Hades mềm lòng và chấp nhận cho Eurydice sống lại. Tuy nhiên, vị thần này đưa ra điều kiện là người chồng phải đi trước vợ và không được quay đầu nhìn lại cho tới khi hai người đặt chân lên dương gian. Do quá sốt ruột, Orpheus đã quên mất điều kiện của thần Hades mà quay đầu nhìn vợ khi chưa đến chỗ giao ước. Vì thế, Orpheus chỉ được nhìn thấy Eurydice trong chốc lát rồi nàng biến mất hoàn toàn. Mối tình giữa người phàm – thần tiên cuối cùng đã kết thúc trong bi kịch.
Thiên tình sử nổi tiếng bi thương khác là giữa Tristan với công chúa Isolde. Vào thời Trung cổ, Isolde là con gái của vua Ireland Athur. Khi trưởng thành, cô được vua cha hứa hôn cho vua Mark của xứ Cornwall. Đến ngày “rước nàng về rinh”, vua Mark đã cử cháu trai của mình là Tristan tới Ireland để tháp tùng công chúa Isolde về nước.
Trong quá trình tháp tùng hoàng hậu tương lai về nước, công chúa Isolde và Tristan đã nảy sinh tình cảm và yêu nhau say đắm. Hai người đã quan hệ bí mật với nhau kể từ lúc đó. Ngay cả khi đã cử hành hôn lễ với vua xứ Cornwall và trở thành hoàng hậu, Isolde vẫn không thể chế ngự được tình cảm cuồng si của mình với Tristan. Hai người thường lén lút gặp gỡ. Nhưng cuối cùng vua Mark cũng phát hiện ra mối quan hệ loạn luân này. Mặc dù ông tha thứ cho Isolde về tội phản bội nhưng ra lệnh trục xuất Tristan khỏi xứ Cornwall. Sau đó, Tristan tới Brittany và đã bị cuốn hút bởi một cô gái có tên Iseult. Người phụ nữ này có nhiều điểm giống Isolde nên chàng đã cưới cô. Tuy nhiên, chàng không hề động vào người Iseult kể từ khi kết hôn vì trong trái tim Tristan chỉ có duy nhất bóng hình của Isolde.
Một thời gian sau, Tristan ngã bệnh nặng và gửi một bức thư cho Isolde với hy vọng cô sẽ đến thăm và khiến mình khỏi bệnh. Trong thư, Tristan viết rằng, nếu Isolde đồng ý, con thuyền chở cô sẽ dong những cánh buồm màu trắng và ngược lại sẽ là cánh buồm màu đen. Điều trớ trêu là khi nhìn thấy các cánh buồm màu trắng, người vợ danh chính ngôn thuận Iseult đã nói dối Tristan rằng, chúng màu đen. Khi nghe thấy vậy, Tristan vô cùng đau khổ và qua đời trước khi gặp được người trong mộng. Không lâu sau đó, Isolde cũng chết vì người cô yêu nhất đã lìa xa vĩnh viễn.
Chuyện tình đẹp như truyện cổ tích giữa hoàng tử Saleem với cô hầu gái Anarkali cũng được xem là mối tình đầy bi thương trong lịch sử. Năm 1615 sau công nguyên, hoàng tử Saleem là con trai của Hoàng đế Ấn Độ Mughal Akbar đã đem lòng yêu một cô hầu gái tên là Anarkali. Theo tài liệu ghi chép, Anarkali còn có tên gọi khác là Nadira hoặc Sharf-un-Nisa (có nghĩa là hoa lựu). Cô nổi tiếng gần xa về khả năng nhảy múa uyển chuyển và nhan sắc mê hồn. Ngay lần gặp gỡ đầu tiên, hoàng tử Saleem đã bị cô hầu gái“hớp” hồn.
Do Anarkali xuất thân thấp kém, không thuộc dòng dõi quý tộc mà thuộc tầng lớp nô lệ nên theo luật thời đó, cô không “xứng đôi vừa lứa” với hoàng tử cao quý.
Với tài trí của mình, Anarkali cũng nhận thức được, tình yêu của cô với hoàng tử sẽ không được nhà vua chấp nhận. Chính vì vậy, cô đã cố gắng xa lánh hoàng tử Saleem.
Mối tình bí mật của hai người nhanh chóng bị Hoàng đế Mughal Akbar và Hoàng hậu phát hiện. Họ vô cùng nổi giận và cho rằng, đó là mối quan hệ tội lỗi, là sỉ nhục lớn đối với danh dự hoàng gia. Do vậy, vua Mughal Akbar gây áp lực buộc con trai phải từ bỏ cô hầu gái cũng như tìm mọi cách ngăn cấm
đôi trẻ đến với nhau. Khi đó, Saleem không ngoan ngoãn tuân lệnh mà công khai tuyên chiến chống lại vua cha nhằm bảo vệ người yêu. Do chỉ là hoàng tử nên trong cuộc chiến này, hoàng tử Saleem nhanh chóng bại trận. Sau trận đấu, Hoàng đế Mughal Akbar buộc Saleem phải lựa chọn hoặc là phải từ bỏ Anarkali hoặc là phải chết. Vì quá yêu người hầu gái nên hoàng tử Saleem đã lựa chọn cái chết để chứng minh trái tim chân thành của mình.
Thấy hoàng tử rơi vào tử lộ, Anarkali đã đồng ý với nhà vua là đánh đổi mạng sống của mình nhằm cứu hoàng tử Saleem. Đổi lại, cô đưa ra yêu cầu được ở bên người yêu một đêm. Ngay sau đêm đó, Hoàng đế Mughal Akbar ra lệnh chôn sống kẻ mê hoặc con trai mình trong một ngôi mộ được bít kín với những bức tường gạch. Và hoàng tử Saleem phải tận mắt chứng kiến cảnh tượng đau thương đó. Câu chuyện tình lãng mạn, oan trái của hai người kết thúc trong máu và nước mắt. Một số người lại đưa ra giả thiết, sau khi bị chôn sống, Anarkali không chết bởi ngôi mộ cô ném xuống có một đường hầm bí mật mà Saleem không hề biết đến. Người ta đồn đại rằng, Anarkali đã may mắn thoát chết và trốn thoát qua đường hầm trên. Sau đó, cô trốn khỏi Lahore và không bao giờ trở lại nơi đau thương này nữa. Về phần hoàng tử Saleem, sau khi trở thành hoàng đế, ông vẫn luôn chìm trong đau khổ trước cái chết bi thương của Anarkali.
Pyramus và Thisbe cũng là đôi uyên ương chịu nhiều phong ba bão táp khi đến với nhau. Pyramus vốn là một anh chàng điển trai nhất thành Babylon. Thisbe cũng được ca tụng là cô gái trong sáng, xinh đẹp nhất thời ấy. Hai người yêu nhau mãnh liệt khi trưởng thành, nhưng tình yêu của họ lại bị cha mẹ đôi bên kịch liệt phản đối.
Gia đình nhất quyết không chấp nhận chuyện tình giữa Pyramus - Thisbe. Do bị ngăn cấm dữ dội, Pyramus và Thisbe quyết định bỏ trốn trong đêm rồi đến vùng đất mới sinh sống. Pyramus và Thisbe hẹn gặp nhau tại một cánh đồng ở vùng lân cận.
Vào đêm định mệnh đó, sau khi bỏ trốn khỏi nhà, Thisbe đã tới chỗ hẹn sớm hơn Pyramus. Và trong lúc chờ đợi người yêu tới, Thisbe ngồi dưới gốc cây dâu tằm và bỗng nhìn thấy một con sư tử đang tiến tới dòng suối ngay gần đó để uống nước. Thấy vậy, cô vô cùng sợ hãi khi lại nhìn thấy hàm răng dính đầy máu của con vật. Thisbe đã nhanh chân chạy trốn vào một hốc đá gần đó.
Khi trốn quái thú, Thisbe vô tình làm rơi mạng che mặt dưới gốc cây dâu tằm. Một lúc sau, con sư tử từ từ tới gốc và gặm mạng che mặt của Thisbe với hàm răng đầy máu. Khi Pyramus tới chỗ hẹn gặp người yêu thì nhìn thấy cảnh tượng hãi hùng này. Anh lầm tưởng con mãnh thú đã ăn thịt cô. Quá sốc và đau đớn, Pyramus đã rút kiếm kết liễu mình.
Trong khi đó, Thisbe không hay biết chuyện gì đã xảy ra vì vẫn trốn trong hốc đá. Khi bên ngoài đã yên ắng, cô bước ra và đến chỗ hẹn thì nhìn thấy người yêu đã chết trong vũng máu. Đau đớn, tuyệt vọng, Thisbe quyết định tự vẫn bằng chính thanh kiếm của Pyramus để đi theo tiếng gọi trái tim.
Mối tình bi thương giữa Orpheus và Eurydice đã khiến hậu thế nhiều lần rơi lệ. Orpheus phải lòng và sau đó cưới nữ thần xinh đẹp Eurydice làm vợ. Một người thường - một thần tiên, họ đến với nhau đầy chân thành và yêu nhau tha thiết.
Tổ ấm của hai người không duy trì được bao lâu thì vị thần đất đai và nông nghiệp của người Hy Lạp là Aristaeus để ý đến Eurydice. Vị thần này công khai theo đuổi nàng mặc dù biết nữ thần Eurydice đã có chồng. Nàng không hề động lòng trước Aristaeus và đã phải chạy trốn trước sự bám riết của đối phương.
Trong một lần chạy trốn, Eurydice đã dẫm phải tổ rắn và bị cắn chết. Đau đớn tột độ vì người vợ xinh đẹp qua đời, Orpheus cất tiếng hát những khúc ca sầu thảm làm tất cả các vị thần đều phải rơi lệ. Họ khuyên chàng nếu muốn cứu vợ, hãy tới âm ty để thuyết phục và làm dịu trái tim của chúa tể âm ty là thần Hades và vợ của ông là Persephone.
Khi đến âm ty, Orpheus dùng âm nhạc để khiến vợ chồng thần Hades mềm lòng và chấp nhận cho Eurydice sống lại. Tuy nhiên, vị thần này đưa ra điều kiện là người chồng phải đi trước vợ và không được quay đầu nhìn lại cho tới khi hai người đặt chân lên dương gian. Do quá sốt ruột, Orpheus đã quên mất điều kiện của thần Hades mà quay đầu nhìn vợ khi chưa đến chỗ giao ước. Vì thế, Orpheus chỉ được nhìn thấy Eurydice trong chốc lát rồi nàng biến mất hoàn toàn. Mối tình giữa người phàm – thần tiên cuối cùng đã kết thúc trong bi kịch.
Thiên tình sử nổi tiếng bi thương khác là giữa Tristan với công chúa Isolde. Vào thời Trung cổ, Isolde là con gái của vua Ireland Athur. Khi trưởng thành, cô được vua cha hứa hôn cho vua Mark của xứ Cornwall. Đến ngày “rước nàng về rinh”, vua Mark đã cử cháu trai của mình là Tristan tới Ireland để tháp tùng công chúa Isolde về nước.
Trong quá trình tháp tùng hoàng hậu tương lai về nước, công chúa Isolde và Tristan đã nảy sinh tình cảm và yêu nhau say đắm. Hai người đã quan hệ bí mật với nhau kể từ lúc đó. Ngay cả khi đã cử hành hôn lễ với vua xứ Cornwall và trở thành hoàng hậu, Isolde vẫn không thể chế ngự được tình cảm cuồng si của mình với Tristan. Hai người thường lén lút gặp gỡ.
Nhưng cuối cùng vua Mark cũng phát hiện ra mối quan hệ loạn luân này. Mặc dù ông tha thứ cho Isolde về tội phản bội nhưng ra lệnh trục xuất Tristan khỏi xứ Cornwall. Sau đó, Tristan tới Brittany và đã bị cuốn hút bởi một cô gái có tên Iseult. Người phụ nữ này có nhiều điểm giống Isolde nên chàng đã cưới cô. Tuy nhiên, chàng không hề động vào người Iseult kể từ khi kết hôn vì trong trái tim Tristan chỉ có duy nhất bóng hình của Isolde.
Một thời gian sau, Tristan ngã bệnh nặng và gửi một bức thư cho Isolde với hy vọng cô sẽ đến thăm và khiến mình khỏi bệnh. Trong thư, Tristan viết rằng, nếu Isolde đồng ý, con thuyền chở cô sẽ dong những cánh buồm màu trắng và ngược lại sẽ là cánh buồm màu đen.
Điều trớ trêu là khi nhìn thấy các cánh buồm màu trắng, người vợ danh chính ngôn thuận Iseult đã nói dối Tristan rằng, chúng màu đen. Khi nghe thấy vậy, Tristan vô cùng đau khổ và qua đời trước khi gặp được người trong mộng. Không lâu sau đó, Isolde cũng chết vì người cô yêu nhất đã lìa xa vĩnh viễn.
Chuyện tình đẹp như truyện cổ tích giữa hoàng tử Saleem với cô hầu gái Anarkali cũng được xem là mối tình đầy bi thương trong lịch sử. Năm 1615 sau công nguyên, hoàng tử Saleem là con trai của Hoàng đế Ấn Độ Mughal Akbar đã đem lòng yêu một cô hầu gái tên là Anarkali.
Theo tài liệu ghi chép, Anarkali còn có tên gọi khác là Nadira hoặc Sharf-un-Nisa (có nghĩa là hoa lựu). Cô nổi tiếng gần xa về khả năng nhảy múa uyển chuyển và nhan sắc mê hồn. Ngay lần gặp gỡ đầu tiên, hoàng tử Saleem đã bị cô hầu gái“hớp” hồn.
Do Anarkali xuất thân thấp kém, không thuộc dòng dõi quý tộc mà thuộc tầng lớp nô lệ nên theo luật thời đó, cô không “xứng đôi vừa lứa” với hoàng tử cao quý.
Với tài trí của mình, Anarkali cũng nhận thức được, tình yêu của cô với hoàng tử sẽ không được nhà vua chấp nhận. Chính vì vậy, cô đã cố gắng xa lánh hoàng tử Saleem.
Mối tình bí mật của hai người nhanh chóng bị Hoàng đế Mughal Akbar và Hoàng hậu phát hiện. Họ vô cùng nổi giận và cho rằng, đó là mối quan hệ tội lỗi, là sỉ nhục lớn đối với danh dự hoàng gia. Do vậy, vua Mughal Akbar gây áp lực buộc con trai phải từ bỏ cô hầu gái cũng như tìm mọi cách ngăn cấm
đôi trẻ đến với nhau.
Khi đó, Saleem không ngoan ngoãn tuân lệnh mà công khai tuyên chiến chống lại vua cha nhằm bảo vệ người yêu. Do chỉ là hoàng tử nên trong cuộc chiến này, hoàng tử Saleem nhanh chóng bại trận. Sau trận đấu, Hoàng đế Mughal Akbar buộc Saleem phải lựa chọn hoặc là phải từ bỏ Anarkali hoặc là phải chết. Vì quá yêu người hầu gái nên hoàng tử Saleem đã lựa chọn cái chết để chứng minh trái tim chân thành của mình.
Thấy hoàng tử rơi vào tử lộ, Anarkali đã đồng ý với nhà vua là đánh đổi mạng sống của mình nhằm cứu hoàng tử Saleem. Đổi lại, cô đưa ra yêu cầu được ở bên người yêu một đêm. Ngay sau đêm đó, Hoàng đế Mughal Akbar ra lệnh chôn sống kẻ mê hoặc con trai mình trong một ngôi mộ được bít kín với những bức tường gạch. Và hoàng tử Saleem phải tận mắt chứng kiến cảnh tượng đau thương đó. Câu chuyện tình lãng mạn, oan trái của hai người kết thúc trong máu và nước mắt.
Một số người lại đưa ra giả thiết, sau khi bị chôn sống, Anarkali không chết bởi ngôi mộ cô ném xuống có một đường hầm bí mật mà Saleem không hề biết đến. Người ta đồn đại rằng, Anarkali đã may mắn thoát chết và trốn thoát qua đường hầm trên. Sau đó, cô trốn khỏi Lahore và không bao giờ trở lại nơi đau thương này nữa. Về phần hoàng tử Saleem, sau khi trở thành hoàng đế, ông vẫn luôn chìm trong đau khổ trước cái chết bi thương của Anarkali.
Pyramus và Thisbe cũng là đôi uyên ương chịu nhiều phong ba bão táp khi đến với nhau. Pyramus vốn là một anh chàng điển trai nhất thành Babylon. Thisbe cũng được ca tụng là cô gái trong sáng, xinh đẹp nhất thời ấy. Hai người yêu nhau mãnh liệt khi trưởng thành, nhưng tình yêu của họ lại bị cha mẹ đôi bên kịch liệt phản đối.
Gia đình nhất quyết không chấp nhận chuyện tình giữa Pyramus - Thisbe. Do bị ngăn cấm dữ dội, Pyramus và Thisbe quyết định bỏ trốn trong đêm rồi đến vùng đất mới sinh sống. Pyramus và Thisbe hẹn gặp nhau tại một cánh đồng ở vùng lân cận.
Vào đêm định mệnh đó, sau khi bỏ trốn khỏi nhà, Thisbe đã tới chỗ hẹn sớm hơn Pyramus. Và trong lúc chờ đợi người yêu tới, Thisbe ngồi dưới gốc cây dâu tằm và bỗng nhìn thấy một con sư tử đang tiến tới dòng suối ngay gần đó để uống nước. Thấy vậy, cô vô cùng sợ hãi khi lại nhìn thấy hàm răng dính đầy máu của con vật. Thisbe đã nhanh chân chạy trốn vào một hốc đá gần đó.
Khi trốn quái thú, Thisbe vô tình làm rơi mạng che mặt dưới gốc cây dâu tằm. Một lúc sau, con sư tử từ từ tới gốc và gặm mạng che mặt của Thisbe với hàm răng đầy máu. Khi Pyramus tới chỗ hẹn gặp người yêu thì nhìn thấy cảnh tượng hãi hùng này. Anh lầm tưởng con mãnh thú đã ăn thịt cô. Quá sốc và đau đớn, Pyramus đã rút kiếm kết liễu mình.
Trong khi đó, Thisbe không hay biết chuyện gì đã xảy ra vì vẫn trốn trong hốc đá. Khi bên ngoài đã yên ắng, cô bước ra và đến chỗ hẹn thì nhìn thấy người yêu đã chết trong vũng máu. Đau đớn, tuyệt vọng, Thisbe quyết định tự vẫn bằng chính thanh kiếm của Pyramus để đi theo tiếng gọi trái tim.