Hỏi: Tôi có người quen là bác sĩ bị ung thư cổ tử cung. Từ khi phát bệnh được 2 năm thì mất, dù người đó chạy chữa rất nhiều nơi, sang cả nước ngoài chữa trị. Xin hỏi, ung thư cổ tử cung có tính di truyền không? Một người trong gia đình không có ai bị ung thư cổ tử cung mà lại bị thì có phải do đột biến gen không? - Vũ Xuân Hà (Hải Dương).
|
Ảnh minh họa. |
GS Nguyễn Ngọc Kha, nguyên Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện K: Nếu phụ nữ đi khám phụ khoa thường xuyên, thậm chí khám 2 - 3 tháng/lần, khám ngay khi ra huyết bất thường thì sẽ phát hiện sớm được ung thư (nếu có). Đặc điểm của ung thư cổ tử cung là tiến triển chậm, nếu phát hiện sớm, tỷ lệ chữa khỏi rất cao, vì thế việc phát hiện bệnh sớm rất quan trọng.
Trong trường hợp này, chỉ e chính vì người đó là bác sĩ nên chủ quan; có phát hiện dấu hiệu sớm nhưng cứ nghĩ không phải là ung thư. Ung thư cổ tử cung nói riêng, ung thư nói chung có nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố cơ địa. Cho đến nay, nguyên nhân gây ung thư chưa được biết hết và còn đang tiếp tục được nghiên cứu.