Tinh hoàn một trong những tuyến sinh dục có nhiệm vụ sản xuất và chứa tinh dịch, các hormone nam có chức năng kiểm soát sự phát triển của cơ quan sinh sản và đặc tính nam. Tế bào ung thư có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn.
Húng quế. Từ lâu, người Ấn Độ sử dụng như một loại thảo mộc thiêng liêng. Khi đi vào cơ thể, húng quế giúp bảo vệ tế bào thần kinh, ngừa ung thư hiệu quả. Làm được điều này là nhờ lượng carnosol dồi dào có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào gây bệnh.
Đặc biệt, monoterpene – chất chống oxy hóa có trong húng quế từng được chứng minh có khả năng ngừa ung thư tinh hoàn.
Tỏi. Ngoài các chất chống oxy hóa có tác dụng hạn chế sự hình thành các gốc tự do gây hại, tỏi còn chứa nhiều sulfua alylic, có tính kháng nấm, chống ký sinh trùng…
Các loại quả mọng. Các loại quả mọng như việt quất, dâu tây chứa nhiều proanthocyanidin và catechin – những chất chống oxy hóa cực mạnh. Đặc biệt, dâu tây chứa axit ellagic có tác dụng bảo vệ cấu trúc gen di truyền trong cơ thể khỏi bị hư hại bởi chất gây ung thư.
Trà. Cả hai loại trà xanh và đen đều chứa nhiều polyphenol có tác dụng chống oxy hóa mạnh, ngừa ung thư. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều, uống trà đặc bởi có thể gây mất ngủ, hội chứng ruột kích thích (IBS), tăng nhịp tim, run…. Tốt nhất, chỉ nên thưởng thức khoảng 4 tách mỗi ngày là phù hợp.
Táo. Trong số các loại táo, chuyên gia khuyên lựa chọn táo xanh bởi chúng chứa nhiều flavonoids. Ngoài táo, flavonoids còn được phát hiện trong hành tây. Mỗi ngày, chỉ cần ăn khoảng 1 quả táo hoặc 1/8 củ hành tây kích cỡ trung bình là có thể tận dụng lợi ích sức khỏe như mong đợi.
Nghệ. Nghệ là loại gia vị phổ biến mang lại hương vị hấp dẫn cho món ăn. Bên cạnh đó, chất curcumin trong nghệ còn dễ dàng phát huy tác dụng ngăn chặn sự tiến triển của nhiều loại tế bào ung thư.
Rau họ cải. Súp lơ xanh, cải bắp, cải xoăn, củ cải… chứa nhiều indoles, sulfoxide và 5 – methyl – methionine có tác dụng chống ung thư mạnh. Bên cạnh đó, thưởng thức món ăn từ rau họ cải còn góp phần giải độc gan.
Trái cây giàu vitamin C. Cam, quýt, bưởi là những “ứng cử viên” hàng đầu trong việc cung cấp nguồn vitamin C. Bên cạnh đó, loại quả này còn có nhiều quercetin và limonoids có tác dụng chống viêm, khử trùng, chống dị ứng và ung thư.
Thực phẩm giàu omega 3. Cá hồi, hạt lanh, quả óc chó… chứa nhiều omega 3 – loại axit có khả năng ức chế chất gây ung thư cực nhạy.
Cà chua. Cà chua giàu lycopene từng được chứng minh có tác dụng ngừa ung thư tinh hoàn, tiền liệt tuyến. Đáng lưu ý, kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Italy chỉ ra, những người ăn cà chua sống 7 lần trở lên mỗi tuần có khả năng giảm tới 60% nguy cơ phát triển ung thư dạ dày, đại tràng, trực tràng so với người chỉ ăn 2 lần hoặc ít hơn.
Tinh hoàn một trong những tuyến sinh dục có nhiệm vụ sản xuất và chứa tinh dịch, các hormone nam có chức năng kiểm soát sự phát triển của cơ quan sinh sản và đặc tính nam. Tế bào ung thư có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn.
Húng quế. Từ lâu, người Ấn Độ sử dụng như một loại thảo mộc thiêng liêng. Khi đi vào cơ thể, húng quế giúp bảo vệ tế bào thần kinh, ngừa ung thư hiệu quả. Làm được điều này là nhờ lượng carnosol dồi dào có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào gây bệnh.
Đặc biệt, monoterpene – chất chống oxy hóa có trong húng quế từng được chứng minh có khả năng ngừa ung thư tinh hoàn.
Tỏi. Ngoài các chất chống oxy hóa có tác dụng hạn chế sự hình thành các gốc tự do gây hại, tỏi còn chứa nhiều sulfua alylic, có tính kháng nấm, chống ký sinh trùng…
Các loại quả mọng. Các loại quả mọng như việt quất, dâu tây chứa nhiều proanthocyanidin và catechin – những chất chống oxy hóa cực mạnh. Đặc biệt, dâu tây chứa axit ellagic có tác dụng bảo vệ cấu trúc gen di truyền trong cơ thể khỏi bị hư hại bởi chất gây ung thư.
Trà. Cả hai loại trà xanh và đen đều chứa nhiều polyphenol có tác dụng chống oxy hóa mạnh, ngừa ung thư. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều, uống trà đặc bởi có thể gây mất ngủ, hội chứng ruột kích thích (IBS), tăng nhịp tim, run…. Tốt nhất, chỉ nên thưởng thức khoảng 4 tách mỗi ngày là phù hợp.
Táo. Trong số các loại táo, chuyên gia khuyên lựa chọn táo xanh bởi chúng chứa nhiều flavonoids. Ngoài táo, flavonoids còn được phát hiện trong hành tây. Mỗi ngày, chỉ cần ăn khoảng 1 quả táo hoặc 1/8 củ hành tây kích cỡ trung bình là có thể tận dụng lợi ích sức khỏe như mong đợi.
Nghệ. Nghệ là loại gia vị phổ biến mang lại hương vị hấp dẫn cho món ăn. Bên cạnh đó, chất curcumin trong nghệ còn dễ dàng phát huy tác dụng ngăn chặn sự tiến triển của nhiều loại tế bào ung thư.
Rau họ cải. Súp lơ xanh, cải bắp, cải xoăn, củ cải… chứa nhiều indoles, sulfoxide và 5 – methyl – methionine có tác dụng chống ung thư mạnh. Bên cạnh đó, thưởng thức món ăn từ rau họ cải còn góp phần giải độc gan.
Trái cây giàu vitamin C. Cam, quýt, bưởi là những “ứng cử viên” hàng đầu trong việc cung cấp nguồn vitamin C. Bên cạnh đó, loại quả này còn có nhiều quercetin và limonoids có tác dụng chống viêm, khử trùng, chống dị ứng và ung thư.
Thực phẩm giàu omega 3. Cá hồi, hạt lanh, quả óc chó… chứa nhiều omega 3 – loại axit có khả năng ức chế chất gây ung thư cực nhạy.
Cà chua. Cà chua giàu lycopene từng được chứng minh có tác dụng ngừa ung thư tinh hoàn, tiền liệt tuyến. Đáng lưu ý, kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Italy chỉ ra, những người ăn cà chua sống 7 lần trở lên mỗi tuần có khả năng giảm tới 60% nguy cơ phát triển ung thư dạ dày, đại tràng, trực tràng so với người chỉ ăn 2 lần hoặc ít hơn.