|
Bà Rita Tan ở Singapore từng trải qua cuộc chiến gian nan kéo dài một năm với căn bệnh ung thư ruột kết. |
Dù đã được 8 năm kể từ khi căn bệnh ung thư của người phụ nữ 63 tuổi thuyên giảm, bà Tan vẫn nhớ như in cái ngày bà nhận được kết quả chẩn đoán.
Hồi tháng 10/2004, bà Tân được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Tan Tock Seng (TTSH) sau khi cảm thấy đau quằn quại ở phía bên trái của cơ thể của mình.
Bà Tan nghĩ rằng đó chỉ là một cơn đau vì ngộ độc thực phẩm và không quá lo lắng về nó. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra của bác sĩ cho thấy, bà Tan đã mắc bệnh ung thư ruột kết ở giai đoạn 2.
Nhận được một tin quá sốc, bà chia sẻ: “Tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ bị ung thư. Tôi có lối sống khá lành mạnh và cũng đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Trong thực tế, tôi đã nhận được kết luận hoàn toàn khỏe mạnh từ bác sĩ hồi đầu năm đó".
Lúc đó, bà Tan cũng thường xuyên tham dự các buổi hội thảo về bệnh ung thư bởi bà rất thích "học hỏi những điều mới".
"Tôi không nghĩ rằng nó sẽ xảy ra với tôi", bà nói.
Khi bác sĩ thông báo về căn bệnh hiểm nghèo, bà Tan - người từng làm việc với một tổ chức Cơ Đốc, trở nên hết sức lo lắng về thời gian sống sót còn lại của mình.
"Tôi đã cảm thấy như mình đang mất mát bởi không còn thời gian để thực hiện những gì mình muốn. Tôi khóc rất lâu", bà Tan kể lại.
Suy nghĩ tích cực
May mắn thay, sự lạc quan đã giúp bà vươn lên chống chọi với bệnh tật.
"Tôi phải tiếp tục chiến đấu. Điều quan trọng nhất là phải tìm cách điều trị, tôi đã tự nhủ với bản thân mình sau đó”, bà Tan cho biết .
Sự động viên, khích lệ từ các anh chị em đã giúp bà đối phó với bệnh tật. Chị gái - người thân thiết nhất với bà Tan, vẫn luôn kiên nhẫn chăm sóc sức khỏe cho em gái.
Bà Tan thường nghe nhạc không lời để tinh thần thoải mái và thư thái hơn. Ngoài ra, bà cũng thường xuyên đi cầu nguyện để tìm được sự an ủi.
Trong quá trình phục hồi, mục sư của bà - linh mục Tan Cheng Huat, đã đến thăm và an ủi bà rất nhiều.
Linh mục Cheng Huat nhận xét: "Rita là một người rất vui tính. Cô ấy rất lạc quan dù phải chống chọi với một căn bệnh hiểm nghèo".
Bà Tan đã phải đeo một túi chứa chất thải để đựng những chất thải cơ thể của mình sau khi phẫu thuật.
"Thật khó chịu khi phải đeo một chiếc túi đựng chất thải của mình trên người", bà Tan chia sẻ khi nhớ lại một sự cố khi túi chất thải bị tuột dây và rơi xuống đất. “Nó đã tạo ra một mớ lộn xộn thật khủng khiếp. Tôi cảm thấy tâm trạng mình thật sự tồi tệ”.
Tuy nhiên, một tháng sau, bệnh ung thư của bà đã thuyên giảm, bà bắt đầu tham gia tình nguyện tại Nhóm hỗ trợ ung thư ruột kết TTSH với tư cách người trông coi đường dây điện thoại nóng.
Hiện, bà Tan là người giám sát hoạt động và khuyên răn các bệnh nhân đối mặt với bệnh tật của nhóm hỗ trợ TTSH.
Bà Tan hy vọng mình sẽ truyền cảm hứng cũng như tiếp sức cho những người bệnh khác vượt qua bệnh tật giống như cách bà nhận được tự nhóm hỗ trợ 9 năm trước đó.
Những nỗ lực của bà Tan gần đây đã được công nhận bởi Tập đoàn Y tế Quốc gia Singapore ( NHG ) và bà được mệnh danh là một trong bốn người bệnh nhận được giải thưởng chiến thắng bệnh tật. Giải thưởng này dành cho những bệnh nhân đã "vượt qua chính mình để chiến thắng bệnh tật, đồng thời hỗ trợ cho các bệnh nhân đồng cảnh và hệ thống y tế.