Hành tây. Hành tây từ lâu được chứng minh có khả năng làm giảm khả năng mắc nhiều loại ung thư, trong đó có ung thư buồng trứng. Làm được điều này là nhờ các thành phần như apigenin, anthocyanin, myricetin và quercetin khá dồi dào trong hành tây.
Trong số các loại hành, hành tây đỏ có khả năng ngừa ung thư mạnh hơn 60% so với loại hành tây trắng hoặc vàng. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến thành món ăn, nếu đun sôi chúng ở nhiệt độ cao có thể giảm tới 30% tác dụng ngừa bệnh. Vì vậy, bạn nên chế biến thành hành thành các món salad để thưởng thức sống hoặc xào tái với một chút dầu ăn. Các chuyên gia cũng khuyến cáo nên sử dụng một nửa củ hành mỗi ngày sẽ phát huy tối đa tác dụng ngừa bệnh.
Cá. Kết quả nhiều nghiên cứu được thực hiện tại Italy khẳng định ăn cá góp phần giảm 30% nguy cơ ung thư buồng trứng. Nguyên nhân là trong cá chứa nhiều axit béo omega – 3 có tác dụng bảo vệ tim mạch, chống đột quỵ và ngăn ngừa ung thư. Nhìn chung, omega – 3 có nhiều trong các loại cá song cá hồi, cá mòi, cá thu và cá trích là dồi dào hơn cả. Nếu không hợp với mùi tanh của các loại cá này, bạn có thể lựa chọn cá tuyết, cá bơn, các vược để giảm mùi tanh mà vẫn tận dụng được nguồn dưỡng chất có lợi. Ngoài ra, cần ăn cá 2 – 3 lần mỗi tuần để phát huy tối đa tác dụng.
Cà chua. Nghiên cứu thực hiện ở 13.000 phụ nữ tại California (Mỹ) chỉ ra rằng ăn nửa quả cà chua tối thiểu 5 ngày/tuần có khả năng giảm 60% nguy cơ ung thư buồng trứng nhờ chất lycopene.Để tăng cường khả năng ngừa bệnh của cà chua, chị em chỉ nên chế biến cà chua ở nhiệt độ 190 độ F (tương đương 90 độ C) với dầu ô liu trong thời gian khoảng 20 phút. Cà chua nấu chín sẽ mang lại tác dụng tốt hơn nhiều so với việc chế biến thành các món salad.
Ngoài việc lựa chọn thực phẩm có lợi, chị em cũng cần lựa chọn chế biến món ăn phù hợp cho sức khỏe chứ không nên chiều theo sở thích riêng tư.
Cụ thể, chế biến thức ăn theo bằng cách rang, hấp hoặc luộc sẽ tốt hơn nhiều so với cách nướng hoặc chiên ở nhiệt độ cao. Khi nướng, chiên ở nhiệt độ cao, thực phẩm dễ hình thành các amin dị vòng có hại cho sức khỏe, tăng nguy cơ mắc ung thư.
Đặc biệt, đối với các loại rau, nên tận dụng lò vi sóng để không làm hao tổn lượng vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa vốn rất dễ bay hơi.
Hành tây. Hành tây từ lâu được chứng minh có khả năng làm giảm khả năng mắc nhiều loại ung thư, trong đó có ung thư buồng trứng. Làm được điều này là nhờ các thành phần như apigenin, anthocyanin, myricetin và quercetin khá dồi dào trong hành tây.
Trong số các loại hành, hành tây đỏ có khả năng ngừa ung thư mạnh hơn 60% so với loại hành tây trắng hoặc vàng. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến thành món ăn, nếu đun sôi chúng ở nhiệt độ cao có thể giảm tới 30% tác dụng ngừa bệnh. Vì vậy, bạn nên chế biến thành hành thành các món salad để thưởng thức sống hoặc xào tái với một chút dầu ăn. Các chuyên gia cũng khuyến cáo nên sử dụng một nửa củ hành mỗi ngày sẽ phát huy tối đa tác dụng ngừa bệnh.
Cá. Kết quả nhiều nghiên cứu được thực hiện tại Italy khẳng định ăn cá góp phần giảm 30% nguy cơ ung thư buồng trứng. Nguyên nhân là trong cá chứa nhiều axit béo omega – 3 có tác dụng bảo vệ tim mạch, chống đột quỵ và ngăn ngừa ung thư.
Nhìn chung, omega – 3 có nhiều trong các loại cá song cá hồi, cá mòi, cá thu và cá trích là dồi dào hơn cả. Nếu không hợp với mùi tanh của các loại cá này, bạn có thể lựa chọn cá tuyết, cá bơn, các vược để giảm mùi tanh mà vẫn tận dụng được nguồn dưỡng chất có lợi. Ngoài ra, cần ăn cá 2 – 3 lần mỗi tuần để phát huy tối đa tác dụng.
Cà chua. Nghiên cứu thực hiện ở 13.000 phụ nữ tại California (Mỹ) chỉ ra rằng ăn nửa quả cà chua tối thiểu 5 ngày/tuần có khả năng giảm 60% nguy cơ ung thư buồng trứng nhờ chất lycopene.
Để tăng cường khả năng ngừa bệnh của cà chua, chị em chỉ nên chế biến cà chua ở nhiệt độ 190 độ F (tương đương 90 độ C) với dầu ô liu trong thời gian khoảng 20 phút. Cà chua nấu chín sẽ mang lại tác dụng tốt hơn nhiều so với việc chế biến thành các món salad.
Ngoài việc lựa chọn thực phẩm có lợi, chị em cũng cần lựa chọn chế biến món ăn phù hợp cho sức khỏe chứ không nên chiều theo sở thích riêng tư.
Cụ thể, chế biến thức ăn theo bằng cách rang, hấp hoặc luộc sẽ tốt hơn nhiều so với cách nướng hoặc chiên ở nhiệt độ cao. Khi nướng, chiên ở nhiệt độ cao, thực phẩm dễ hình thành các amin dị vòng có hại cho sức khỏe, tăng nguy cơ mắc ung thư.
Đặc biệt, đối với các loại rau, nên tận dụng lò vi sóng để không làm hao tổn lượng vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa vốn rất dễ bay hơi.