Súp lơ xanh chứa nhiều vitamin C, beta – carotene, magie, folate (một loại vitamin B quan trọng cho việc tăng cường sức khỏe, bảo vệ DNA) và phytochemicals. Khi đi vào cơ thể, những chất này góp phần cải thiện sức khỏe. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng phát hiện dưỡng chất trong súp lơ còn mang lại tác dụng giảm viêm; kích thích các enzym trong việc giải độc, loại bỏ chất ung thư; ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, từ đó làm chậm quá trình gây tổn thương tế bào khỏe mạnh… Để tận dụng tối đa lợi ích của loại rau này, nên chế biến súp lơ bằng dầu thực vật. Bằng cách này, cơ thể có khả năng hấp thụ lượng vitamin A, vitamin E và các chất dinh dưỡng khác trong súp lơ hiệu quả hơn. Việc thưởng thức cà chua với súp lơ cũng là ý tưởng không tồi. Nguyên nhân bởi cà chua chứa nhiều lycopene, vitamin C, vitamin A còn súp lơ xanh chứa phytochemical beta-carotene, isothiocyanates, indoles. Kết hợp cà chua và súp lơ sẽ mang lại tác dụng phòng ngừa ung thư vượt trội. Bên cạnh đó, cần nhai kỹ khi thưởng thức món ăn. Súp lơ xanh giàu glucosinolates có tác dụng chống ung thư. Khi nhai kỹ, glucosinolates được lên men, tạo thành isothicoyanates có tác dụng mạnh hơn trong điều trị ung thư. Cụ thể, isothiocyanates kích hoạt enzymes có khả năng trung hoà các chất gây ung thư trong thực phẩm để tiêu diệt tế bào bất thường.
Ăn sống súp lơ. So với việc nấu chín, thưởng thức súp lơ xanh khi còn sống góp phần giữ được lượng lớn chất dinh dưỡng. Để tránh nhàm chán, bạn có thể thái súp lơ thành từng miếng mỏng, nhỏ kết hợp với các loại rau xanh khác hoặc nhúng qua với nước sôi. Hấp súp lơ. Việc chế biến súp lơ ở nhiệt độ cao dễ khiến các chất dinh dưỡng như vitamin C dễ bị thất thoát. Đặc biệt, quá trình này cũng khiến việc hình thành isothiocyanates kém hiệu quả. Nếu không quen với việc thưởng thức sống, chị em nên lựa chọn phương pháp hấp súp lơ thay vì xào hay luộc chúng với nước. Lưu ý, thời gian hấp không nên kéo dài quá 3 phút.
Súp lơ xanh chứa nhiều vitamin C, beta – carotene, magie, folate (một loại vitamin B quan trọng cho việc tăng cường sức khỏe, bảo vệ DNA) và phytochemicals. Khi đi vào cơ thể, những chất này góp phần cải thiện sức khỏe.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng phát hiện dưỡng chất trong súp lơ còn mang lại tác dụng giảm viêm; kích thích các enzym trong việc giải độc, loại bỏ chất ung thư; ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, từ đó làm chậm quá trình gây tổn thương tế bào khỏe mạnh…
Để tận dụng tối đa lợi ích của loại rau này, nên chế biến súp lơ bằng dầu thực vật. Bằng cách này, cơ thể có khả năng hấp thụ lượng vitamin A, vitamin E và các chất dinh dưỡng khác trong súp lơ hiệu quả hơn.
Việc thưởng thức cà chua với súp lơ cũng là ý tưởng không tồi. Nguyên nhân bởi cà chua chứa nhiều lycopene, vitamin C, vitamin A còn súp lơ xanh chứa phytochemical beta-carotene, isothiocyanates, indoles. Kết hợp cà chua và súp lơ sẽ mang lại tác dụng phòng ngừa ung thư vượt trội.
Bên cạnh đó, cần nhai kỹ khi thưởng thức món ăn. Súp lơ xanh giàu glucosinolates có tác dụng chống ung thư. Khi nhai kỹ, glucosinolates được lên men, tạo thành isothicoyanates có tác dụng mạnh hơn trong điều trị ung thư. Cụ thể, isothiocyanates kích hoạt enzymes có khả năng trung hoà các chất gây ung thư trong thực phẩm để tiêu diệt tế bào bất thường.
Ăn sống súp lơ. So với việc nấu chín, thưởng thức súp lơ xanh khi còn sống góp phần giữ được lượng lớn chất dinh dưỡng. Để tránh nhàm chán, bạn có thể thái súp lơ thành từng miếng mỏng, nhỏ kết hợp với các loại rau xanh khác hoặc nhúng qua với nước sôi.
Hấp súp lơ. Việc chế biến súp lơ ở nhiệt độ cao dễ khiến các chất dinh dưỡng như vitamin C dễ bị thất thoát. Đặc biệt, quá trình này cũng khiến việc hình thành isothiocyanates kém hiệu quả. Nếu không quen với việc thưởng thức sống, chị em nên lựa chọn phương pháp hấp súp lơ thay vì xào hay luộc chúng với nước. Lưu ý, thời gian hấp không nên kéo dài quá 3 phút.