Theo Cổng TTĐT Lào Cai, xưa kia, phố chợ đầu tiên ở vùng đất này theo tiếng địa phương được gọi là Lão Nhai, tức Phố Cũ, sau mở thêm một phố chợ khác gọi là Tân Nhai, tức Phố Mới. Từ Lão Nhai biến âm thành Lao Cai, được gọi một thời gian khá dài. Người Pháp khi làm bản đồ lại viết Lao Cai thành Lào Kay. Từ tháng 11/1950, tên tỉnh Lào Cai được thống nhất gọi cho đến ngày nay. Ảnh: Tô Chí Hùng.Tỉnh Lào Cai hiện có TP Lào Cai, thị xã Sa Pa, cùng 7 huyện: Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai và Văn Bàn. Ảnh: Vương Ngọc.Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai. Xã Y Tý thuộc huyện này, nằm về phía tây. Ngoài khung cảnh mùa đông tuyết trắng, mùa lúa chín ở Y Tý cũng là điểm nhấn du lịch đáng để du khách khám phá, trải nghiệm khi đến Lào Cai. Ảnh: Phạm Thắng.Đến Bát Xát, du khách dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà trình tường đặc trưng của người Hà Nhì ở đây. Vùng đất này có đông đồng bào dân tộc Hà Nhì sinh sống, còn lưu giữ những nét văn hóa đặc trưng. Ảnh: Phạm Thắng.
Thị xã Sa Pa là đơn vị hành chính cấp huyện "trẻ nhất" của Lào Cai, được thành lập trên cơ sở huyện Sa Pa trước đó, theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành cuối năm 2019, có hiệu lực từ năm 2020. Ảnh: Phạm Bằng.Được mệnh danh là "nóc nhà Đông Dương", đỉnh Fansipan cao 3.143 m, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng 9 km về phía tây nam. Đây là điểm đến du khách không thể không check-in khi đến Lào Cai. Ảnh: Thạch Thảo.Theo nội dung thuyết minh ý nghĩa biểu trưng, logo tỉnh Lào Cai thể hiện hình ảnh 2 chữ L và C được thiết kế cách điệu, cùng với dòng chữ tên tỉnh Lào Cai theo kiểu hoa văn thổ cẩm. Logo cho thấy đỉnh núi với dải mây vắt ngang, gợi đỉnh Fansipan, cùng 2 dòng sông chính của tỉnh là sông Hồng, sông Chảy... Ảnh: Cổng thông tin du lịch Lào Cai. Mùa mây huyền ảo ở Sa Pa Sương và mây nổi tiếng là đặc sản thiên nhiên ban tặng cho Sa Pa (Lào Cai). Tháng 11 đến, khách du lịch tấp nập kéo lên dải đất vùng cao trải nghiệm săn mây.
Theo Cổng TTĐT Lào Cai, xưa kia, phố chợ đầu tiên ở vùng đất này theo tiếng địa phương được gọi là Lão Nhai, tức Phố Cũ, sau mở thêm một phố chợ khác gọi là Tân Nhai, tức Phố Mới. Từ Lão Nhai biến âm thành Lao Cai, được gọi một thời gian khá dài. Người Pháp khi làm bản đồ lại viết Lao Cai thành Lào Kay. Từ tháng 11/1950, tên tỉnh Lào Cai được thống nhất gọi cho đến ngày nay. Ảnh: Tô Chí Hùng.
Tỉnh Lào Cai hiện có TP Lào Cai, thị xã Sa Pa, cùng 7 huyện: Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai và Văn Bàn. Ảnh: Vương Ngọc.
Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai. Xã Y Tý thuộc huyện này, nằm về phía tây. Ngoài khung cảnh mùa đông tuyết trắng, mùa lúa chín ở Y Tý cũng là điểm nhấn du lịch đáng để du khách khám phá, trải nghiệm khi đến Lào Cai. Ảnh: Phạm Thắng.
Đến Bát Xát, du khách dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà trình tường đặc trưng của người Hà Nhì ở đây. Vùng đất này có đông đồng bào dân tộc Hà Nhì sinh sống, còn lưu giữ những nét văn hóa đặc trưng. Ảnh: Phạm Thắng.
Thị xã Sa Pa là đơn vị hành chính cấp huyện "trẻ nhất" của Lào Cai, được thành lập trên cơ sở huyện Sa Pa trước đó, theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành cuối năm 2019, có hiệu lực từ năm 2020. Ảnh: Phạm Bằng.
Được mệnh danh là "nóc nhà Đông Dương", đỉnh Fansipan cao 3.143 m, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng 9 km về phía tây nam. Đây là điểm đến du khách không thể không check-in khi đến Lào Cai. Ảnh: Thạch Thảo.
Theo nội dung thuyết minh ý nghĩa biểu trưng, logo tỉnh Lào Cai thể hiện hình ảnh 2 chữ L và C được thiết kế cách điệu, cùng với dòng chữ tên tỉnh Lào Cai theo kiểu hoa văn thổ cẩm. Logo cho thấy đỉnh núi với dải mây vắt ngang, gợi đỉnh Fansipan, cùng 2 dòng sông chính của tỉnh là sông Hồng, sông Chảy... Ảnh: Cổng thông tin du lịch Lào Cai.
Mùa mây huyền ảo ở Sa Pa Sương và mây nổi tiếng là đặc sản thiên nhiên ban tặng cho Sa Pa (Lào Cai). Tháng 11 đến, khách du lịch tấp nập kéo lên dải đất vùng cao trải nghiệm săn mây.