Là một phần của dãy Trường Sơn, VQG Bạch Mã nằm trên địa phận huyện Phú Lộc và Nam Đồng, tỉnh Thừa Thiên Huế với các đỉnh núi cao trên 1.000 m chạy theo hướng từ tây sang đông, thấp dần ra đến biển đông (đỉnh Bạch Mã cao 1.450m)Dưới chân của các dãy núi ở VQG Bạch Mã là những thung lũng hẹp, dài với những dòng suối trong sạch, góp phần cải tạo tiểu khí hậu vùng.Hệ thực vật tại VGQ Bạch Mã đã ghi nhận 2.373, trong đó có nhiều loài thực vật đặc hữu, quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam như: lá nón Bạch Mã, mây Bạch Mã, pơ mu, trầm hương, gụ mật, kiền kiền, bảy lá một hoa...Hệ động vật tại VQG Bạch Mã có 1.715 loài, trong đó có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam như: mang Trường Sơn, voọc, sói lửa, báo hoa mai, sao la, trăn mốc, rắn lục sừng, rùa hộp trán vàng, gà lôi lam mào trắng, cá chình hoa...Vùng đệm Vườn quốc gia Bạch Mã có diện tích 58.676ha.Với cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẻ vào mùa hè chỉ từ 18 - 23 độ C, Bạch Mã được biết đến rất sớm.Năm 1925, dưới thời Pháp thuộc, để bảo vệ loài Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), chính quyền sở tại đã xây dựng và đệ trình lên Bộ Thuộc địa Pháp một dự án thành lập vườn quốc gia rộng 50.000ha.Năm 1932, Bạch Mã được phát hiện và đệ trình xây dựng khu nghỉ mát bởi ông M.Girard, kỹ sư trưởng ngành cầu đường, chính quyền Pháp thuộc.Năm 1942, khu nghỉ mát từ đai cao 1.200m đến đỉnh Bạch Mã được xây dựng hoàn chỉnh với một quần thể gần 139 biệt thự, chợ, bưu điện, nhà hàng tạp hóa và một tuyến đường ô tô nhỏ 19km...Ngoài ra, khu nghỉ mát còn có một hệ thống các đường mòn dẫn đến các biệt thự, các cảnh quan thiên nhiên hoang sơ như: Vọng Hải Đài, Công viên rừng...Ngày nay, đến VQG Bạch Mãy chúng ta vẫn còn thấy các mảnh tường đổ nát được xây bằng đá Granit dọc theo các tuyến đường mòn, dấu tích của một thời vàng son và nổi tiếng được ví như Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt của miền Trung.Mời độc giả xem video:Quảng Ninh: Nhanh chóng khắc phục hậu quả ngập lụt, sạt lở do mưa lớn. Nguồn: QTV.
Là một phần của dãy Trường Sơn, VQG Bạch Mã nằm trên địa phận huyện Phú Lộc và Nam Đồng, tỉnh Thừa Thiên Huế với các đỉnh núi cao trên 1.000 m chạy theo hướng từ tây sang đông, thấp dần ra đến biển đông (đỉnh Bạch Mã cao 1.450m)
Dưới chân của các dãy núi ở VQG Bạch Mã là những thung lũng hẹp, dài với những dòng suối trong sạch, góp phần cải tạo tiểu khí hậu vùng.
Hệ thực vật tại VGQ Bạch Mã đã ghi nhận 2.373, trong đó có nhiều loài thực vật đặc hữu, quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam như: lá nón Bạch Mã, mây Bạch Mã, pơ mu, trầm hương, gụ mật, kiền kiền, bảy lá một hoa...
Hệ động vật tại VQG Bạch Mã có 1.715 loài, trong đó có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam như: mang Trường Sơn, voọc, sói lửa, báo hoa mai, sao la, trăn mốc, rắn lục sừng, rùa hộp trán vàng, gà lôi lam mào trắng, cá chình hoa...
Vùng đệm Vườn quốc gia Bạch Mã có diện tích 58.676ha.
Với cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẻ vào mùa hè chỉ từ 18 - 23 độ C, Bạch Mã được biết đến rất sớm.
Năm 1925, dưới thời Pháp thuộc, để bảo vệ loài Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), chính quyền sở tại đã xây dựng và đệ trình lên Bộ Thuộc địa Pháp một dự án thành lập vườn quốc gia rộng 50.000ha.
Năm 1932, Bạch Mã được phát hiện và đệ trình xây dựng khu nghỉ mát bởi ông M.Girard, kỹ sư trưởng ngành cầu đường, chính quyền Pháp thuộc.
Năm 1942, khu nghỉ mát từ đai cao 1.200m đến đỉnh Bạch Mã được xây dựng hoàn chỉnh với một quần thể gần 139 biệt thự, chợ, bưu điện, nhà hàng tạp hóa và một tuyến đường ô tô nhỏ 19km...
Ngoài ra, khu nghỉ mát còn có một hệ thống các đường mòn dẫn đến các biệt thự, các cảnh quan thiên nhiên hoang sơ như: Vọng Hải Đài, Công viên rừng...
Ngày nay, đến VQG Bạch Mãy chúng ta vẫn còn thấy các mảnh tường đổ nát được xây bằng đá Granit dọc theo các tuyến đường mòn, dấu tích của một thời vàng son và nổi tiếng được ví như Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt của miền Trung.
Mời độc giả xem video:Quảng Ninh: Nhanh chóng khắc phục hậu quả ngập lụt, sạt lở do mưa lớn. Nguồn: QTV.