Có diện tích tự nhiên hơn 71.000 ha, Vườn quốc gia Cát Tiên lớn nhất trong số 9 vườn quốc gia ở miền Nam, gồm: Cát Tiên, U Minh Thượng, U Minh Hạ, Mũi Cà Mau, Tràm Chim, Phú Quốc, Côn Đảo, Bù Gia Mập, Lò Gò - Xa Mát.Vườn quốc gia Cát Tiên nằm trên địa bàn 5 huyện của 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai gồm: Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lâm (Lâm Đồng), Bù Đăng (Bình Phước).Từ năm 1978, vườn quốc gia này được bảo tồn, chia thành 2 khu vực: Nam Cát Tiên và Tây Cát Tiên. Phần trên địa bàn Tân Phú và Vĩnh Cửu thường được gọi là khu vực Nam Cát Tiên. Phần trên địa bàn Bù Đăng thường được gọi là Tây Cát Tiên. Đến năm 1992, hai khu vực này được sáp nhập thành Vườn quốc gia Cát Tiên.Vườn quốc gia Cát Tiên từng là nơi duy nhất ở nước ta có loài tê giác Java sinh sống. Tuy nhiên, ngày 25/10/2011, Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên và Quỹ Bảo tồn Tê giác Quốc tế công bố loài tê giác Java đã tuyệt chủng tại đây.Bàu Sấu ở phía Nam của Vườn quốc gia Cát Tiên, là nơi có diện tích đất ngập nước lớn. Bàu Sấu được mệnh danh là quê nhà của loài cá sấu nước ngọt (tức cá sấu Xiêm), loài tưởng chừng đã tuyệt chủng trước đây. Bàu Sấu hiện nay thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.Hiện nay, Vườn quốc gia Cát Tiên đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Vườn quốc gia Cát Tiên cũng từng được đề cử vào top Di sản thiên nhiên thế giới.Theo Cổng thông tin điện tử của Vườn quốc gia Cát Tiên, nơi đây có nhiều loài động vật đặc chủng, giá trị lớn, sinh sống như gấu chó, gấu ngựa, bò tót… Cát Tiên là nơi cư ngụ của 40 loài nằm trong "Sách đỏ thế giới". Đàn bò tót 70-80 con sống ở đây, hiện có nguy cơ tuyệt chủng cao, do bị săn bắn trộm và mất chỗ ở vì rừng bị chặt phá.Khoảng một nửa diện tích của Cát Tiên là rừng cây xanh, 40% là rừng tre, 10% nông trại. Ngoài động vật phong phú, Cát Tiên còn là nơi có 62 loài hoa lan sinh trưởng.
Có diện tích tự nhiên hơn 71.000 ha, Vườn quốc gia Cát Tiên lớn nhất trong số 9 vườn quốc gia ở miền Nam, gồm: Cát Tiên, U Minh Thượng, U Minh Hạ, Mũi Cà Mau, Tràm Chim, Phú Quốc, Côn Đảo, Bù Gia Mập, Lò Gò - Xa Mát.
Vườn quốc gia Cát Tiên nằm trên địa bàn 5 huyện của 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai gồm: Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lâm (Lâm Đồng), Bù Đăng (Bình Phước).
Từ năm 1978, vườn quốc gia này được bảo tồn, chia thành 2 khu vực: Nam Cát Tiên và Tây Cát Tiên. Phần trên địa bàn Tân Phú và Vĩnh Cửu thường được gọi là khu vực Nam Cát Tiên. Phần trên địa bàn Bù Đăng thường được gọi là Tây Cát Tiên. Đến năm 1992, hai khu vực này được sáp nhập thành Vườn quốc gia Cát Tiên.
Vườn quốc gia Cát Tiên từng là nơi duy nhất ở nước ta có loài tê giác Java sinh sống. Tuy nhiên, ngày 25/10/2011, Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên và Quỹ Bảo tồn Tê giác Quốc tế công bố loài tê giác Java đã tuyệt chủng tại đây.
Bàu Sấu ở phía Nam của Vườn quốc gia Cát Tiên, là nơi có diện tích đất ngập nước lớn. Bàu Sấu được mệnh danh là quê nhà của loài cá sấu nước ngọt (tức cá sấu Xiêm), loài tưởng chừng đã tuyệt chủng trước đây. Bàu Sấu hiện nay thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Hiện nay, Vườn quốc gia Cát Tiên đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Vườn quốc gia Cát Tiên cũng từng được đề cử vào top Di sản thiên nhiên thế giới.
Theo Cổng thông tin điện tử của Vườn quốc gia Cát Tiên, nơi đây có nhiều loài động vật đặc chủng, giá trị lớn, sinh sống như gấu chó, gấu ngựa, bò tót… Cát Tiên là nơi cư ngụ của 40 loài nằm trong "Sách đỏ thế giới". Đàn bò tót 70-80 con sống ở đây, hiện có nguy cơ tuyệt chủng cao, do bị săn bắn trộm và mất chỗ ở vì rừng bị chặt phá.
Khoảng một nửa diện tích của Cát Tiên là rừng cây xanh, 40% là rừng tre, 10% nông trại. Ngoài động vật phong phú, Cát Tiên còn là nơi có 62 loài hoa lan sinh trưởng.