Nhiều năm qua, những hành khách đi trên chuyến phà qua sông Hồng thuộc bến phà Đại Tập (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) đều quen thuộc với hình ảnh một cụ bà 96 tuổi chèo thuyền đánh cá, sống lủi thủi một mình trong chiếc thuyền nhỏ.Theo tìm hiểu của PV Kiến Thức, cụ bà tên Phạm Thị Vi, là người nơi khác dạt về xã Đại Tập làm ăn, sinh sống. Thấy hoàn cảnh khó khăn, một mình phải nuôi cháu nội, chính quyền xã đã cấp cho cụ một miếng đất nhỏ tại xóm 7, thôn Chi Lăng, xã Đại Tập làm nhà.Tuy nhiên, sống trôi nổi với sông nước từ nhỏ đã quen, hơn nữa diện tích ngôi nhà cháu nội chật hẹp nên cụ lại dọn đồ xuống chiếc thuyền nhỏ sống lủi thủi một mình ngày này, qua ngày khác.Chiếc thuyền của vi chỉ rộng khoảng hơn 1m, dài 5,2m được làm chủ yếu bằng sắt, mái lợp bằng những tấm nhôm mỏng và một số mảnh bạt, bao tải ghép lại.Anh Nguyễn Văn Hà (cháu nội cụ Vi) tâm sự: "Cụ nhà tôi sống ở sông nước đã quen. Nhiều lần tôi và vợ có gọi bà về nhưng bà không muốn về mà muốn ở ngoài này cho thoải mái, vừa để trông thuyền cho cháu. Gia đình không có điều kiện, nên ngoài cầy cấy, tôi cùng bà chèo thuyền bắt cá cải thiện bữa ăn trong sinh hoạt."Cụ Vi khẽ đưa thìa cơm đạm bạc lên miệng cố nhai, nuốt gần. Bát cơm gần như không có thịt, trứng, đậu hay những món mặn giống như bữa ăn của nhiều gia đình khác.Đây là một số đồ dùng sinh hoạt khác của cụ Vi được cháu nội sắm cho, để trên thuyền phòng khi cần dùng.Cụ sống không có điện, mỗi đêm chiếc đèn dầu gần như trở thành "người bạn" duy nhất với cụ trong không gian chiếc thuyền chật hẹp."Tôi già rồi không còn giúp được cháu nhiều chỉ có ngồi đây trông thuyền cho cháu thôi. Thi thoảng nếu thấy khỏe khỏe mới đưa thuyền xuống sông đi bắt cá cải thiện bữa ăn với cháu", cụ Vi khẽ nói.Chiếc thuyền của cụ Vi nằm gần bến phà Đại Tập, nhiều lúc khách đi phà sang sông thấy cụ bà lủi thủi sống một mình, họ thương cảm thường cho 5 đến 10 nghìn đồng, hoặc một số đồ ăn khác.Trao đổi với PV Kiến Thức ông Nguyễn Văn Tuấn, trưởng thôn Chi Lăng cho biết, cụ bà Phạm Thị Vi là người nơi khác. Cụ không có chồng, một mình nuôi cháu nội. Gia đình cụ có hoàn cảnh khó khăn. Hàng ngày cụ vẫn thường xuyên giúp cháu nội chèo thuyền thả lưới trên sông.".
Nhiều năm qua, những hành khách đi trên chuyến phà qua sông Hồng thuộc bến phà Đại Tập (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) đều quen thuộc với hình ảnh một cụ bà 96 tuổi chèo thuyền đánh cá, sống lủi thủi một mình trong chiếc thuyền nhỏ.
Theo tìm hiểu của PV Kiến Thức, cụ bà tên Phạm Thị Vi, là người nơi khác dạt về xã Đại Tập làm ăn, sinh sống. Thấy hoàn cảnh khó khăn, một mình phải nuôi cháu nội, chính quyền xã đã cấp cho cụ một miếng đất nhỏ tại xóm 7, thôn Chi Lăng, xã Đại Tập làm nhà.
Tuy nhiên, sống trôi nổi với sông nước từ nhỏ đã quen, hơn nữa diện tích ngôi nhà cháu nội chật hẹp nên cụ lại dọn đồ xuống chiếc thuyền nhỏ sống lủi thủi một mình ngày này, qua ngày khác.
Chiếc thuyền của vi chỉ rộng khoảng hơn 1m, dài 5,2m được làm chủ yếu bằng sắt, mái lợp bằng những tấm nhôm mỏng và một số mảnh bạt, bao tải ghép lại.
Anh Nguyễn Văn Hà (cháu nội cụ Vi) tâm sự: "Cụ nhà tôi sống ở sông nước đã quen. Nhiều lần tôi và vợ có gọi bà về nhưng bà không muốn về mà muốn ở ngoài này cho thoải mái, vừa để trông thuyền cho cháu. Gia đình không có điều kiện, nên ngoài cầy cấy, tôi cùng bà chèo thuyền bắt cá cải thiện bữa ăn trong sinh hoạt."
Cụ Vi khẽ đưa thìa cơm đạm bạc lên miệng cố nhai, nuốt gần. Bát cơm gần như không có thịt, trứng, đậu hay những món mặn giống như bữa ăn của nhiều gia đình khác.
Đây là một số đồ dùng sinh hoạt khác của cụ Vi được cháu nội sắm cho, để trên thuyền phòng khi cần dùng.
Cụ sống không có điện, mỗi đêm chiếc đèn dầu gần như trở thành "người bạn" duy nhất với cụ trong không gian chiếc thuyền chật hẹp.
"Tôi già rồi không còn giúp được cháu nhiều chỉ có ngồi đây trông thuyền cho cháu thôi. Thi thoảng nếu thấy khỏe khỏe mới đưa thuyền xuống sông đi bắt cá cải thiện bữa ăn với cháu", cụ Vi khẽ nói.
Chiếc thuyền của cụ Vi nằm gần bến phà Đại Tập, nhiều lúc khách đi phà sang sông thấy cụ bà lủi thủi sống một mình, họ thương cảm thường cho 5 đến 10 nghìn đồng, hoặc một số đồ ăn khác.
Trao đổi với PV Kiến Thức ông Nguyễn Văn Tuấn, trưởng thôn Chi Lăng cho biết, cụ bà Phạm Thị Vi là người nơi khác. Cụ không có chồng, một mình nuôi cháu nội. Gia đình cụ có hoàn cảnh khó khăn. Hàng ngày cụ vẫn thường xuyên giúp cháu nội chèo thuyền thả lưới trên sông.".