VN Airlines suýt đụng máy bay quân sự: Những con số “hết hồn“

Google News

(Kiến Thức) - Đọc những con số trong Báo cáo về vụ hai máy báy suýt đụng nhau của ông Đinh Việt Thắng, TGĐ TCT QL bay VN khiến người ta không khỏi “hết hồn”

Những con số “tréo ngoe”
Ngày 19/11, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đỗ Quang Việt, Cục phó Cục Hàng không Việt Nam cho biết đã nhận được báo cáo của Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) về sự cố một máy bay dân sự và một máy bay quân sự suýt đụng nhau trên vùng trời sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Đọc những con số trong Báo cáo của ông Đinh Việt Thắng, Tổng Giám đốc VATM trình ông Đỗ Quang Việt, người ta không khỏi “hết hồn”: Máy bay dân sự Airbus A321 (có thể chở hơn 200 hành khách), bay cách máy bay trực thăng quân sự Mi 172/423 chỉ có 60m. Khoảng cách 60m với người đi bộ, hay với xe khách, xe ô tô thì chẳng là gì cả, nhưng hai máy bay với tốc độ hàng trăm km/h, thì quả thật là một điều kinh khủng! 
Có lẽ Cục Hàng không Việt Nam đưa ra câu chuyện này để nhằm chứng minh cho nhận định vô cùng hùng hồn của Cục Hàng không và Bộ Giao thông Vận tải là: Sân bay Tân Sơn Nhất bị “tắc nghẽn bầu trời” và “chồng lấn bầu trời với sân bay Quân sự Biên Hòa”. Với ý nghĩa này thì Cục Hàng không và Bộ Giao thông Vận tải đã rất thành công. Người nghe ai cũng hết hồn hết vía và cho rằng Cục và Bộ thật sáng suốt khi đã “tiên đoán” trước điều kinh khủng này. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ những con số của bản tin, sẽ thấy sao lại “tréo ngoe” đến thế, thật vô lý. 
Hai máy bay cách nhau 60m!
Bản tin viết: “Máy bay Airbus 321 của Hàng không Việt Nam Airlines (VNA) khởi hành từ TP HCM đi Huế, sau khi cất cánh, tổ lái phát hiện có máy bay cắt ngang ở độ cao 1.000 feet (304m) gây uy hiếp an toàn bay”. Rồi bản tin lại viết: “ Theo đại diện VNA, khi máy bay Airbus 321 đang ở độ cao 500 feet (khoảng 150m) thì tổ lái quan sát thấy một máy bay trực thăng cắt ngang phía trước, theo nhận định của tổ lái, lúc này hai máy bay cách nhau khoảng 200 feet (khoảng 60m)”.
Airbus bay ở độ cao 152m, máy bay trực thăng bay ở độ cao 304m, thì khoảng cách gần nhất có thể, chỉ xảy ra khi hai máy bay “đội đầu” nhau, khoảng cách “đội đầu” gần nhất đó chỉ bằng 304 – 152 = 152m! Lạ lùng chưa? Cục Hàng không Việt Nam lại bảo chúng chỉ cách nhau 60m! Cục Hàng không đưa ra thông tin như vậy có dụng ý gì?
 Ảnh minh họa.
Máy bay trực thăng có tốc độ siêu thanh, hơn 4.600km/h?
Cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất, theo hướng Đông Tây, Airbus 321 phải bay về phía Tây. Bản tin nói rằng: Máy bay A321 phát hiện trực thăng cắt ngang khi đang ở độ cao 152m. Chúng ta hãy thử xác định xem vị trí này của máy bay ở đâu? Tốc độ nâng độ cao của mỗi máy bay tùy thuộc nhiều yếu tố như loại máy bay, thời tiết… nhưng thông thường, với máy bay dân dụng, tốc độ đó nhỏ nhất là 5m/giây. Cho rằng máy bay A321 bay với tốc độ nâng độ cao nhỏ nhất này, khi máy bay đạt độ cao 150m, thì thời gian bay tính từ khi cất cánh chỉ là 152m/(5m/giây) = 30 giây. Với 30 giây này, máy bay mới rời mặt đất được một quãng đường chỉ hơn 2km. 
Tính quãng đường này như sau: Tốc độ khi cất cánh của máy bay dân sự thường là 250km/giờ, quãng đường S = v x t = 250kKm/giờ x (30/3.000)giờ = 2,08km. Nếu tính chi li ra, máy bay tăng dần tốc độ sau khi rời mặt đất, sẽ khiến quãng đường này dài thêm được 0,04km, kết quả S = 2,08km + 0,04km = 2,12km. Như vậy, theo Cục Hàng không Việt Nam, máy bay A321 đã phát hiện máy bay quân sự cắt ngang khi mới rời sân bay Tân Sơn Nhất chỉ 30 giây, mới xa sân bay chỉ hơn 2km, tức là ngay trên vùng trời quận Tân Phú, TP HCM. 
Bản tin lại nói, sau khi máy bay A321 cất cánh được 9 giây, thì máy bay trực thăng được lệnh cất cánh từ sân bay Biên Hòa. Thật lạ lùng, là chỉ với thời gian 30 giây - 9 giây = 21 giây, máy bay trực thăng đã kịp vọt từ sân bay Biên Hòa, đến chắn ngang máy bay A321 đang ở gần Tân Sơn Nhất. Trực thăng đã vượt khoảng cách từ sân bay Biên Hòa đến Tân Sơn Nhất 25km, cộng thêm 2km máy bay Airbus đã bay, tổng cộng 27km, chỉ trong 21 giây. Vậy thì, theo Cục Hàng không Việt Nam, tốc độ của máy bay trực thăng Mi 172 là (25km + 2km)/21 giây = 27km/(21/3.000)giờ = 4.628km/giờ!
Xin hiểu rằng, những máy bay chiến đấu siêu thanh hiện đại nhất hiện nay cũng chỉ có tốc độ hơn 3.000km/giờ, trong khi Cục Hàng không Việt Nam “hô biến” cho loại máy bay trực thăng dòng Mi 172 của Nga, với tốc độ tối đa chỉ 250km/giờ, thành máy bay “siêu siêu thanh” 4.628km/giờ!. Chúng tôi mong muốn được làm minh bạch những thông tin này. 
TS Nguyễn Bách Phúc (Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý HASCON, Viện trưởng Viện Điện – Điện tử - Tin học EEI)

Bình luận(6)

Minh Hiền

tang phan hung

Những kẻ dốt thường nói bừa , để rồi ai muốn hiểu sao thì hiểu , xin cám ơn TS Nguyễn Bách Phúc .

Minh Hiền

Trần Tuấn

Những sự cố, những tình huống khẳng định " Chúng ta phải xây Long Thành" Để rồi lại khắc phục sự cố khách quan đem lại do này nọ, nó như mấy cái máy xét nghiệm ngành y tế thôi.

Minh Hiền

Nguahoang

Nhờ bác " chuyển động 24h " .

Minh Hiền

CHUQUANG

MUỐN ĐƯỢC DUYỆT DỰ ÁN SÂN BAY LONG THÀNH ??? LẦN SAU KỸ CHÚT NHÉ .

Minh Hiền

thoinay

Ông này đúng là nhanh nhảu đoảng, chỉ được cái cộng trừ nhân chia là giỏi. Ông không biết là trong sân bay TSN, có sân bay quân sự dành cho trực thăng (của sư đoàn 370)? Cái trực thăng đó cất cánh từ sân bay này, không phải sân bay Biên Hòa!

Minh Hiền

Lê Giang

Cục Hàng không mà không làm nổi phép tính cấp I thì ai còn dám đi máy bay của hàng không Việt Nam nữa?