Chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của ông Putin là từ 28/2 đến 2/3/2001.Mục đích chính là xác định các phương hướng chiến lược phát triển của quan hệ Nga – Việt trong thế kỷ 21.
Trong chuyến thăm này, Tổng thống Nga đã ký tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, cùng nghị định thư liên chính phủ về việc rà soát cơ sở điều ước-pháp lý và hiệu lực các hiệp ước và hiệp định song phương, các văn kiện về mở rộng hợp tác trong lĩnh vực khai thác dầu khí, phối hợp hành động trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá, phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, trong lĩnh vực liên ngân hàng.Ghi nhận vai trò then chốt của lĩnh vực dầu khí, những người đứng đầu hai nhà nước còn xác định các phương hướng hợp tác kinh tế có triển vọng nhất là năng lượng điện, tổ hợp nông công nghiệp, nghề cá, công nghiệp nhẹ, hoá chất, dược phẩm và thực phẩm, đóng mới và sửa chữa tầu, chế tạo máy, vận tải và thông tin, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch.Lần thăm Việt Nam gần đây nhất của Tổng thống Nga Putin là vào tháng 11/2006, khi ông tới tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC 14 được tổ chức tại Hà Nội. Trong chuyến thăm này, ông Putin đã có nhiều cuộc hội đàm với các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam.Khi đó, sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Putin với Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, nhiều thỏa thuận hợp tác về ngân hàng, dầu khí, du lịch giữa hai nước đã được ký kết.Trước khi tiến hành thăm chính thức cấp nhà nước, ông Putin cũng đã cùng với các nhà lãnh đạo thế giới tham gia Hội nghị cấp cao APEC 14.Tại hội nghị này, Nga và Việt Nam đã đạt được nhiều thỏa thuận song phương và đa phương trong nhiều vấn đề phát triển kinh tế và xã hội.
Trong chuyến Việt Nam lần này, hai bên sẽ ký kết khoảng hơn 20 hiệp định, văn bản thỏa thuận, biên bản ghi nhớ. Ảnh chuyến thăm Nga năm 2012 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.Việt Nam là quốc gia thứ hai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (sau Trung Quốc) mà Tổng thống Nga đến thăm trong nhiệm kỳ mới. Ảnh chuyến thăm Nga năm 2012 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Mục đích của chuyến thăm là nhằm khẳng định nỗ lực tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện (từ tháng 7/2012); kiểm điểm danh mục ưu tiên hợp tác 2013 và đề ra hợp tác 2014.Đồng thời, chuyến thăm của ông Putin cũng nhằm thúc đẩy hiệp định thương mại tự do FTA giữa Việt Nam với liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan. Ảnh chuyến thăm Nga năm 2012 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Hiện quan hệ giữa Việt Nam và Nga không ngừng được đẩy mạnh trong những năm qua. Năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 3,7 tỷ USD. Trong 8 tháng đầu năm 2013, con số này đạt 1,88 tỷ USD.Nga hiện đứng thứ 18/101 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 93 dự án, tổng số vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD. Việt Nam có 17 dự án đầu tư tại Nga với tổng số vốn 2,4 tỷ USD. Ảnh chuyến thăm Nga năm 2012 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của ông Putin là từ 28/2 đến 2/3/2001.Mục đích chính là xác định các phương hướng chiến lược phát triển của quan hệ Nga – Việt trong thế kỷ 21.
Trong chuyến thăm này, Tổng thống Nga đã ký tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, cùng nghị định thư liên chính phủ về việc rà soát cơ sở điều ước-pháp lý và hiệu lực các hiệp ước và hiệp định song phương, các văn kiện về mở rộng hợp tác trong lĩnh vực khai thác dầu khí, phối hợp hành động trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá, phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, trong lĩnh vực liên ngân hàng.
Ghi nhận vai trò then chốt của lĩnh vực dầu khí, những người đứng đầu hai nhà nước còn xác định các phương hướng hợp tác kinh tế có triển vọng nhất là năng lượng điện, tổ hợp nông công nghiệp, nghề cá, công nghiệp nhẹ, hoá chất, dược phẩm và thực phẩm, đóng mới và sửa chữa tầu, chế tạo máy, vận tải và thông tin, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch.
Lần thăm Việt Nam gần đây nhất của Tổng thống Nga Putin là vào tháng 11/2006, khi ông tới tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC 14 được tổ chức tại Hà Nội. Trong chuyến thăm này, ông Putin đã có nhiều cuộc hội đàm với các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam.
Khi đó, sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Putin với Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, nhiều thỏa thuận hợp tác về ngân hàng, dầu khí, du lịch giữa hai nước đã được ký kết.
Trước khi tiến hành thăm chính thức cấp nhà nước, ông Putin cũng đã cùng với các nhà lãnh đạo thế giới tham gia Hội nghị cấp cao APEC 14.Tại hội nghị này, Nga và Việt Nam đã đạt được nhiều thỏa thuận song phương và đa phương trong nhiều vấn đề phát triển kinh tế và xã hội.
Trong chuyến Việt Nam lần này, hai bên sẽ ký kết khoảng hơn 20 hiệp định, văn bản thỏa thuận, biên bản ghi nhớ. Ảnh chuyến thăm Nga năm 2012 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Việt Nam là quốc gia thứ hai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (sau Trung Quốc) mà Tổng thống Nga đến thăm trong nhiệm kỳ mới. Ảnh chuyến thăm Nga năm 2012 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Mục đích của chuyến thăm là nhằm khẳng định nỗ lực tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện (từ tháng 7/2012); kiểm điểm danh mục ưu tiên hợp tác 2013 và đề ra hợp tác 2014.Đồng thời, chuyến thăm của ông Putin cũng nhằm thúc đẩy hiệp định thương mại tự do FTA giữa Việt Nam với liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan. Ảnh chuyến thăm Nga năm 2012 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Hiện quan hệ giữa Việt Nam và Nga không ngừng được đẩy mạnh trong những năm qua. Năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 3,7 tỷ USD. Trong 8 tháng đầu năm 2013, con số này đạt 1,88 tỷ USD.Nga hiện đứng thứ 18/101 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 93 dự án, tổng số vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD. Việt Nam có 17 dự án đầu tư tại Nga với tổng số vốn 2,4 tỷ USD. Ảnh chuyến thăm Nga năm 2012 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.