Thành phố Kiev là nơi diễn ra bạo động lớn nhất, sau những cuộc biểu tình lớn nhất diễn ra, hàng ngàn người dân vẫn tập trung tại các đường phố ở Kiev, dự báo bạo lực tiếp tục gia tăng. Có khoảng 1.000 người Việt đang sống tại Kiev, phần lớn trong số họ đều làm ăn buôn bán tại các khu chợ. Ảnh: Khu chợ Troeshina được xem là ngôi chợ bán buôn và lẻ lớn nhất Kiev, đồng thời là nơi có đông đảo tiểu thương người Việt đang hoạt động tại Ukraine.
Tại Kharkov, có khoảng 5.000 người Việt sống ở thành phố này, cộng đồng người Việt hầu như không bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng bắt đầu từ ngày 20/2 có rục rịch dấu hiệu của các nhóm chống chính phủ. Ở đây cũng bắt đầu có những dấu hiệu đáng ngại. Người dân bắt đầu xếp hàng mua xăng dự trữ và rút tiền từ các cây ATM. Ảnh: Cộng đồng người Việt đón Tết ở Kharkor, nguồn NguoiVietKharkov. Tại Donetsk, nơi có khoảng trên dưới 300 người Việt sinh sống. Ngay sau khi nghe thông tin về xung đột ác liệt có thể dẫn đến ban hành tình trạng khẩn cấp, nhiều người Việt đã nhanh chóng mua đồ ăn và xăng để tích trữ. Ảnh: Người Việt đổ về Donetsk cổ vũ Tây Ban Nha - Pháp.Các thành phố khác có đông người Việt sinh sống như Odessa, Kherson dù chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi bạo lực chính trị, nhưng Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine hướng dẫn các hội, đoàn và cộng đồng người Việt tránh tới những địa điểm không bảo đảm an ninh, an toàn. Ảnh: Làng Sen ở Odessa. Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine đang tiếp tục theo dõi sát tình hình để kịp thời có các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết. Theo đại sứ Nguyễn Minh Trí, có một vài người xin về nước, "sứ quán cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi để bà con được về nước dễ dàng". Công dân Việt Nam có thể liên lạc với Đại sứ quán qua các đường dây nóng +380503320535/ +380503359097; hoặc người thân tại Việt Nam có thể liên hệ với Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao theo số điện thoại 0918370497 để được hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời trong các trường hợp khẩn cấp.
Thành phố Kiev là nơi diễn ra bạo động lớn nhất, sau những cuộc biểu tình lớn nhất diễn ra, hàng ngàn người dân vẫn tập trung tại các đường phố ở Kiev, dự báo bạo lực tiếp tục gia tăng.
Có khoảng 1.000 người Việt đang sống tại Kiev, phần lớn trong số họ đều làm ăn buôn bán tại các khu chợ. Ảnh: Khu chợ Troeshina được xem là ngôi chợ bán buôn và lẻ lớn nhất Kiev, đồng thời là nơi có đông đảo tiểu thương người Việt đang hoạt động tại Ukraine.
Tại Kharkov, có khoảng 5.000 người Việt sống ở thành phố này, cộng đồng người Việt hầu như không bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng bắt đầu từ ngày 20/2 có rục rịch dấu hiệu của các nhóm chống chính phủ. Ở đây cũng bắt đầu có những dấu hiệu đáng ngại. Người dân bắt đầu xếp hàng mua xăng dự trữ và rút tiền từ các cây ATM. Ảnh: Cộng đồng người Việt đón Tết ở Kharkor, nguồn NguoiVietKharkov.
Tại Donetsk, nơi có khoảng trên dưới 300 người Việt sinh sống. Ngay sau khi nghe thông tin về xung đột ác liệt có thể dẫn đến ban hành tình trạng khẩn cấp, nhiều người Việt đã nhanh chóng mua đồ ăn và xăng để tích trữ. Ảnh: Người Việt đổ về Donetsk cổ vũ Tây Ban Nha - Pháp.
Các thành phố khác có đông người Việt sinh sống như Odessa, Kherson dù chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi bạo lực chính trị, nhưng Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine hướng dẫn các hội, đoàn và cộng đồng người Việt tránh tới những địa điểm không bảo đảm an ninh, an toàn. Ảnh: Làng Sen ở Odessa.
Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine đang tiếp tục theo dõi sát tình hình để kịp thời có các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết. Theo đại sứ Nguyễn Minh Trí, có một vài người xin về nước, "sứ quán cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi để bà con được về nước dễ dàng".
Công dân Việt Nam có thể liên lạc với Đại sứ quán qua các đường dây nóng +380503320535/ +380503359097; hoặc người thân tại Việt Nam có thể liên hệ với Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao theo số điện thoại 0918370497 để được hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời trong các trường hợp khẩn cấp.