Khoảng 12h45 trưa 22/9, tại quận Hoàn Kiếm ở Hà Nội đã xảy ra vụ sập nhà cổ 109 Trần Hưng Đạo khiến dư luận chấn động.Tòa nhà 109 Trần Hưng Đạo chỉ là một trong số rất nhiều công trình cổ đã xuống cấp nghiêm trọng ở Hà Nội. Những công trình kiểu này tập trung nhiều nhất ở quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Một số ngôi nhà cao tầng có tuổi đời trên dưới một thế kỷ ở khu vực phố cổ Hà Nội.Sự xuống cấp của nhiều tòa nhà có thể nhận ra bằng mắt thường với hiện tượng tróc lở, nứt gãy, sự xâm hại của các loài cây dại.Một ngôi nhà cổ trên khu phố cổ Hà Nội bị nứt toác, trông như có thể sập bất cứ lúc nào.Ngoài Hà Nội, TP HCM cũng là nơi tập trung nhiều khu nhà cổ có từ thời Pháp. Ảnh: Một ngôi nhà cổ trên đường Gò Công, TP HCM.Do thiếu sự bảo dưỡng, nhiều công trình đã xuống cấp nghiêm trọng và trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng. Ảnh: Khu nhà cổ trên đường Hải Thượng Lãn Ông, TP HCM.Cận cảnh một ngôi nhà cổ hoang phế ở phố Vạn Kiếp, TP HCM.Tại đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam, sập nhà cổ không còn là nguy cơ mà đã nhiều lần trở thành sự thật, điển hình là vụ sập tường hội quán Ngũ Bang làm 2 người chết năm 1997. Tình trạng xuống cấp cùng tác động của lũ lụt khiến nhiều công trình ở nơi đây đang đứng trước thách thức nghiêm trọng.Nhiều công trình cổ ở Huế, trong đó có nhiều nhà dân cũng nằm trong diện "chờ sập", đòi hỏi được tu bổ kịp thời. Vụ sập một góc Phu Văn Lâu ở kinh thành Huế sáng 15/5/2014 là lời cảnh báo rõ ràng nhất cho thực trạng này. Ảnh: Một ngôi nhà cổ trên đường Đặng Tất ở Huế.Tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, nhiều ngôi "nhà ma" - những biệt thự có từ thời Pháp bỏ hoang - cũng là những quả "bom nổ chậm" tiềm ẩn nguy cơ đổ sụp bất ngờ.
Khoảng 12h45 trưa 22/9, tại quận Hoàn Kiếm ở Hà Nội đã xảy ra vụ sập nhà cổ 109 Trần Hưng Đạo khiến dư luận chấn động.
Tòa nhà 109 Trần Hưng Đạo chỉ là một trong số rất nhiều công trình cổ đã xuống cấp nghiêm trọng ở Hà Nội. Những công trình kiểu này tập trung nhiều nhất ở quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Một số ngôi nhà cao tầng có tuổi đời trên dưới một thế kỷ ở khu vực phố cổ Hà Nội.
Sự xuống cấp của nhiều tòa nhà có thể nhận ra bằng mắt thường với hiện tượng tróc lở, nứt gãy, sự xâm hại của các loài cây dại.
Một ngôi nhà cổ trên khu phố cổ Hà Nội bị nứt toác, trông như có thể sập bất cứ lúc nào.
Ngoài Hà Nội, TP HCM cũng là nơi tập trung nhiều khu nhà cổ có từ thời Pháp. Ảnh: Một ngôi nhà cổ trên đường Gò Công, TP HCM.
Do thiếu sự bảo dưỡng, nhiều công trình đã xuống cấp nghiêm trọng và trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng. Ảnh: Khu nhà cổ trên đường Hải Thượng Lãn Ông, TP HCM.
Cận cảnh một ngôi nhà cổ hoang phế ở phố Vạn Kiếp, TP HCM.
Tại đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam, sập nhà cổ không còn là nguy cơ mà đã nhiều lần trở thành sự thật, điển hình là vụ sập tường hội quán Ngũ Bang làm 2 người chết năm 1997. Tình trạng xuống cấp cùng tác động của lũ lụt khiến nhiều công trình ở nơi đây đang đứng trước thách thức nghiêm trọng.
Nhiều công trình cổ ở Huế, trong đó có nhiều nhà dân cũng nằm trong diện "chờ sập", đòi hỏi được tu bổ kịp thời. Vụ sập một góc Phu Văn Lâu ở kinh thành Huế sáng 15/5/2014 là lời cảnh báo rõ ràng nhất cho thực trạng này. Ảnh: Một ngôi nhà cổ trên đường Đặng Tất ở Huế.
Tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, nhiều ngôi "nhà ma" - những biệt thự có từ thời Pháp bỏ hoang - cũng là những quả "bom nổ chậm" tiềm ẩn nguy cơ đổ sụp bất ngờ.