Chỉ trong một thời gian rất ngắn, rất nhiều rắn lục đuôi đỏ không biết từ đâu đã xuất hiện hàng loạt ở nhiều tỉnh miền Trung như Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Nghệ An... Nhiều người dân trong lúc đi làm đã bị rắn tấn công. Thậm chí rắn lục đuôi đỏ còn bò vào tận nhà dân khiến ai nấy lo lắng. Có gia đình cả 6 thành viên trong nhà đều bị rắn lục cắn. Rắn lục Đây là loài cực độc trong số các loại rắn lục, mình xanh và đuôi có màu nâu đỏ, chiều dài tối đa khoảng 60 cm với cân nặng khoảng 300gram. Tổng chiều dài con đực 600mm, con cái dài 810mm; chiều dài đuôi con đực 120mm, con cái 130mm. Theo một số chuyên gia, rắn lục đuôi đỏ là một trong các loài rắn có nọc độc chỉ đứng sau loài rắn hổ mang chúa. Theo các chuyên gia, rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều bất thường có thể do nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là tình trạng phá rừng làm rẫy khiến môi trường sống và thức ăn của rắn bị thu hẹp nên rắn phải di cư đi nơi khác. Thứ hai, do các loài khắc tinh của rắn bị con người săn bắt. Thứ ba, có thể do mùa lũ năm nay đến muộn, rắn đang vào mùa sinh sản gặp điều kiện thời tiết thuận lợi. Khi bị rắn cắn cần ép chặt vùng bị cắn. Ở chân thì ép từ đầu ngón chân lên khỏi các chi, giữ nọc độc không phát tán. Bệnh nhân không nên rạch, hút, nặn máu tại vết rắn cắn, vì làm như vậy sẽ bị nhiễm trùng.Cũng thời gian này, người dân ở xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đang hoang mang trước 1 loại sinh vật lạ xuất hiện trong khu vực của xã. Loại sinh vật lạ này màu đen óng, dài khoảng 2cm, sống trong đất. Điều lạ là loại sinh vật này dài ra theo ngày, sau vài ngày có thể đạt độ dài 20cm, hình dáng giống như con đỉa nhưng chúng sống trên cạn. Một điều đặc biệt nữa là loại sinh vật này chặt đứt lìa thân vẫn sống. Ở nhiều nhà dân trong xã Quỳnh Hoa, loài sinh vật này trú ẩn ở các vườn rau. Thi thoảng chúng lại bọ vào sân nhà. Người dân ở đây đang hoang mang, lo lắng không biết loại sinh vật lạ này có gây hại hay không. Hồi cuối tháng 4/2014, hàng loạt nhà dân ở thị trấn Liên Nghĩa,huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng lâm cảnh khốn khổ khi từng bầy sâu xanh, lạ liên tục xuất hiện "tấn công". Từng bầy sâu hàng trăm, thậm chí hàng nghìn con bò lổm ngổm lên cổng, tường rào và vào tận trong nhà dân khiến người lớn và trẻ con đều lo sợ. Trong ảnh là cảnh bức tường ở cổng một nhà dân bị sâu lạ bám đầy.
Loài sâu này trông rất ghê sợ, toàn thân màu xanh, có con dài đến 10 cm. Người dân đã liên tục quét dọn, diệt sâu nhưng hết bầy này lại đến bầy khác xuất hiện. Một số gia đình có con nhỏ phải đóng cửa kín để sâu khỏi bò vào nhà. Trong ảnh là cảnh sâu bò chi chít lên cửa nhà dân.Trong năm nay, tại nhiều tỉnh thành trên cả nước xuất hiện khá nhiều kiến ba khoang khiến người dân vô cùng bất an, bởi loại côn trùng này trong dịch cơ thể có chứa chất pederin, một loại chất độc gây rộp, phỏng da và viêm da. Đã có rất nhiều nạn nhân từ người lớn tới trẻ em bị kiến ba khoang đốt, phải nhập viện điều trị. Trong ảnh là cháu Hoàng Thị Ngọc Hạnh ở Huế trong lúc đang ngủ bị kiến ba khoang đốt, gây phỏng rộp, viêm da. Vùng phỏng này ngày 1 lan rộng khiến nạn nhân sốt, đau nhức, khuôn mặt sưng húp, phải điều trị cả tuần ở bệnh viện. Cách đây vài năm và lần gần đây nhất là hồi tháng 6/2014, bọ xít hút máu người liên tục xuất hiện tại nhiều nơi, đặc biệt là Hà Nội, gây náo loạn và hoang mang trong dân. Tại kho quần áo cũ của một khu dệt may trên đường Trường Chinh (Hà Nội), Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã phát hiện một ổ lớn bọ xít hút máu người. Nhiều gia đình quanh đó đã bị loài bọ xít này tấn công. Ở các vùng ngoại thành Hà Nội như xã Xuân Phương (Từ Liêm), một số xã dọc Đại lộ Thăng Long, khu vực Gia Lâm có số lượng cá thể bọ xít hút máu lên đến 200-300 con/ổ. Dấu hiệu dễ nhận thấy là bọ xít hút máu có chiều dài từ khoảng 1-3,5cm, phần bụng rộng và dẹp, ở rìa thân có sọc màu vàng, thân có màu nâu đặc trưng. Bọ xít hút máu người tấn công thường để lại vết thương sưng to, thậm chí còn gây sốt cho nạn nhân. Tại vết đốt thường đau, rát, sưng và rất dễ lan rộng ra xung quanh khi bị tác động vào. Thậm chí các vết đốt sưng to, phù nề có thể làm chân tay không cử động được. Điều đáng lo ngại là hiện nay chưa có thuốc đặc trị loài côn trùng này.
Chỉ trong một thời gian rất ngắn, rất nhiều rắn lục đuôi đỏ không biết từ đâu đã xuất hiện hàng loạt ở nhiều tỉnh miền Trung như Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Nghệ An... Nhiều người dân trong lúc đi làm đã bị rắn tấn công. Thậm chí rắn lục đuôi đỏ còn bò vào tận nhà dân khiến ai nấy lo lắng. Có gia đình cả 6 thành viên trong nhà đều bị rắn lục cắn.
Rắn lục Đây là loài cực độc trong số các loại rắn lục, mình xanh và đuôi có màu nâu đỏ, chiều dài tối đa khoảng 60 cm với cân nặng khoảng 300gram. Tổng chiều dài con đực 600mm, con cái dài 810mm; chiều dài đuôi con đực 120mm, con cái 130mm. Theo một số chuyên gia, rắn lục đuôi đỏ là một trong các loài rắn có nọc độc chỉ đứng sau loài rắn hổ mang chúa.
Theo các chuyên gia, rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều bất thường có thể do nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là tình trạng phá rừng làm rẫy khiến môi trường sống và thức ăn của rắn bị thu hẹp nên rắn phải di cư đi nơi khác. Thứ hai, do các loài khắc tinh của rắn bị con người săn bắt. Thứ ba, có thể do mùa lũ năm nay đến muộn, rắn đang vào mùa sinh sản gặp điều kiện thời tiết thuận lợi. Khi bị rắn cắn cần ép chặt vùng bị cắn. Ở chân thì ép từ đầu ngón chân lên khỏi các chi, giữ nọc độc không phát tán. Bệnh nhân không nên rạch, hút, nặn máu tại vết rắn cắn, vì làm như vậy sẽ bị nhiễm trùng.
Cũng thời gian này, người dân ở xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đang hoang mang trước 1 loại sinh vật lạ xuất hiện trong khu vực của xã. Loại sinh vật lạ này màu đen óng, dài khoảng 2cm, sống trong đất. Điều lạ là loại sinh vật này dài ra theo ngày, sau vài ngày có thể đạt độ dài 20cm, hình dáng giống như con đỉa nhưng chúng sống trên cạn.
Một điều đặc biệt nữa là loại sinh vật này chặt đứt lìa thân vẫn sống. Ở nhiều nhà dân trong xã Quỳnh Hoa, loài sinh vật này trú ẩn ở các vườn rau. Thi thoảng chúng lại bọ vào sân nhà. Người dân ở đây đang hoang mang, lo lắng không biết loại sinh vật lạ này có gây hại hay không.
Hồi cuối tháng 4/2014, hàng loạt nhà dân ở thị trấn Liên Nghĩa,huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng lâm cảnh khốn khổ khi từng bầy sâu xanh, lạ liên tục xuất hiện "tấn công". Từng bầy sâu hàng trăm, thậm chí hàng nghìn con bò lổm ngổm lên cổng, tường rào và vào tận trong nhà dân khiến người lớn và trẻ con đều lo sợ. Trong ảnh là cảnh bức tường ở cổng một nhà dân bị sâu lạ bám đầy.
Loài sâu này trông rất ghê sợ, toàn thân màu xanh, có con dài đến 10 cm. Người dân đã liên tục quét dọn, diệt sâu nhưng hết bầy này lại đến bầy khác xuất hiện. Một số gia đình có con nhỏ phải đóng cửa kín để sâu khỏi bò vào nhà. Trong ảnh là cảnh sâu bò chi chít lên cửa nhà dân.
Trong năm nay, tại nhiều tỉnh thành trên cả nước xuất hiện khá nhiều kiến ba khoang khiến người dân vô cùng bất an, bởi loại côn trùng này trong dịch cơ thể có chứa chất pederin, một loại chất độc gây rộp, phỏng da và viêm da. Đã có rất nhiều nạn nhân từ người lớn tới trẻ em bị kiến ba khoang đốt, phải nhập viện điều trị.
Trong ảnh là cháu Hoàng Thị Ngọc Hạnh ở Huế trong lúc đang ngủ bị kiến ba khoang đốt, gây phỏng rộp, viêm da. Vùng phỏng này ngày 1 lan rộng khiến nạn nhân sốt, đau nhức, khuôn mặt sưng húp, phải điều trị cả tuần ở bệnh viện.
Cách đây vài năm và lần gần đây nhất là hồi tháng 6/2014, bọ xít hút máu người liên tục xuất hiện tại nhiều nơi, đặc biệt là Hà Nội, gây náo loạn và hoang mang trong dân. Tại kho quần áo cũ của một khu dệt may trên đường Trường Chinh (Hà Nội), Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã phát hiện một ổ lớn bọ xít hút máu người. Nhiều gia đình quanh đó đã bị loài bọ xít này tấn công. Ở các vùng ngoại thành Hà Nội như xã Xuân Phương (Từ Liêm), một số xã dọc Đại lộ Thăng Long, khu vực Gia Lâm có số lượng cá thể bọ xít hút máu lên đến 200-300 con/ổ.
Dấu hiệu dễ nhận thấy là bọ xít hút máu có chiều dài từ khoảng 1-3,5cm, phần bụng rộng và dẹp, ở rìa thân có sọc màu vàng, thân có màu nâu đặc trưng. Bọ xít hút máu người tấn công thường để lại vết thương sưng to, thậm chí còn gây sốt cho nạn nhân. Tại vết đốt thường đau, rát, sưng và rất dễ lan rộng ra xung quanh khi bị tác động vào. Thậm chí các vết đốt sưng to, phù nề có thể làm chân tay không cử động được. Điều đáng lo ngại là hiện nay chưa có thuốc đặc trị loài côn trùng này.