Đọc "thần chú" chữa hóc xương qua điện thoại
Cụ Nguyễn Huy Giang (tổ dân phố Hồng Bàng, thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) đã bước sang tuổi 97, nhưng những câu "thần chú" chữa hóc xương của cụ vẫn còn rất hiệu nghiệm.
Những người đến nhờ cụ chữa thường là người nghèo, bị hóc xương ở những vị trí khó mà các bệnh viện khó có thể lấy xương ra. Khi họ đã nhờ đến cụ là cụ chữa, cụ không bao giờ đòi hỏi tiền thù lao. Cụ không nhớ nữa, hơn 60 năm qua đã chữa cho biết bao nhiêu người khỏi hóc xương.
Đặc biệt có những trường hợp ở xa hàng nghìn cây số, không cần gặp trực tiếp, cụ chỉ cần biết tên tuổi, địa chỉ chữa vẫn khỏi.
|
Chỉ cần xếp ba chiếc que thẳng hàng, đọc “thần chú”, người hóc xương
có thể khỏi. |
Ngoài chữa hóc xương, cụ Giang còn có biệt tài cắt những cơn khóc của những đứa trẻ mới sinh. Cụ Giang cho biết, những đứa trẻ mới sinh khoảng vài tháng thường khóc suốt đêm, có cháu khóc ròng rã cả tháng trời. Trẻ con mới sinh ra khóc nhiều là đúng, nhưng cháu nào khóc đến cả tháng trời thì cũng có vấn đề, nếu như không phải ốm đau bệnh tật thì là do phải vía. Vì thế, nhiều gia đình nhờ tôi đến đốt vía.
Cụ Giang giải thích, những đứa bé hay quấy khóc là do vía người đến thăm xấu, làm cho đứa bé sợ, sinh ra hay khóc. Vì thế, cụ phải "làm phép" như thế để đuổi vía xấu ra khỏi đứa trẻ.
Cụ Giang sinh được 4 người con, điều cụ mong mỏi suốt bấy lâu nay là sẽ truyền lại câu "thần chú" chữa hóc xương cho các con mình. Cụ đã thử truyền, nhưng rồi không có ai học được. Cụ sẽ rất buồn nếu sau này cách chữa hóc xương của cụ bị thất truyền. Nhưng may mắn thay, cuối năm ngoái người cháu đích tôn đã học được bí quyết chữa hóc xương của cụ.
"Thần y" chữa khỏi bệnh câm điếc bằng tay sau mấy phút
Lương y Võ Hoàng Yên sinh năm 1975, quê ở huyện Cái Nước, Cà Mau trong một gia đình nghèo khó. Năm 16 tuổi, ông Yên được gửi vào chùa Nghĩa Tự (huyện Cái Nước) để ăn học. Tại đây, quý tịnh độ, cư sĩ đã dạy ông cách xem mạch và châm cứu. Tốt nghiệp PTTH, ông Yên đậu vào trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh và tiếp tục nương tựa vào các chùa để ăn học.
Tốt nghiệp Đại học, ông trở về Bình Phước (vì gia đình ông chuyển lên Bình Phước) cùng gia đình tham gia trồng rừng và cao su.
Một lần, ông đến thăm mẹ của một vị giám đốc nằm viện vì tai biến. Thấy tay bà bị co cắp, nhớ lại những bài học trước đây ở chùa nên ông đã cầm cái tay ấy lên và day ấn huyệt. Lúc đầu bà la khóc vì đau, người nhà thấy thế không hài lòng. Ông rất lúng túng, chỉ biết ngồi bất động. Không ngờ, một lát sau thấy tay bà biểu hiện những dấu hiệu tốt. Vị giám đốc nhờ ông làm tiếp và bệnh nhân đã phục hồi hẳn.
|
Với "bàn tay vàng", ông Yên giúp hàng trăm bệnh nhân câm điếc khỏi bệnh |
Sau lần ấy, mỗi lần công nhân hay người quen có bệnh, vị giám đốc ấy đều giới thiệu đến ông Yên.
Một lần sau đó, có một bệnh nhân bị liệt, ông Yên lại chữa trị cho đi được. Bệnh nhân ấy lại chơi với một người mù, một người câm, họ lại giới thiệu cho nhau, cho rằng ông Yên có một phép màu nào đó. Người ta tìm đến với niềm tin nên càng phải cố gắng, với những gì học được từ các thầy chùa, ông Yên tư duy, kết nối logic và áp dụng vào chữa trị. Và như những điều kỳ diệu, cả hai bệnh nhân này đều khỏi.
Điều đặc biệt, suốt 6 năm hành nghề chữa bệnh, ông Yên chưa hề nhận đồng tiền nào từ bệnh nhân. Mỗi năm ông chữa trị được hơn 4000 người câm biết nói. Ông cũng đã đào tạo được 52 học trò, trong đó có 7 người trị được câm điếc, còn lại trị các bệnh bại liệt và gai cột sống. Điều khó khăn nhất là vì chưa có giấy phép hành nghề nên đã không ít lần ông Yên bị phạt. Hơn nữa, nhiều người chữa được nhưng cũng ít người chưa có kết quả.
Hiện ông đang được UBND tỉnh Bình Phước đặc cách cho nghiên cứu đề tài khoa học “Dùng phương pháp xoa bóp day ấn huyệt để PHCN một số bệnh câm điếc, bại liệt, thoái hóa cột sống".
Giáo sư Hoàng Bảo Châu, nguyên viện trưởng Viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam cho rằng đây là phương pháp của “nhà võ” mà ông Yên là người hiểu biết rất khoa học về hệ cơ bắp, xương khớp trong cơ thể con người.
Cụ bà đọc "thần chú" chữa gãy xương
Hơn 20 năm qua cụ Nguyễn Thị Quyết (81 tuổi ở xóm Mỏ Ngô, xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) có biệt tài chữa gãy xương cho người bệnh chỉ bằng miếng trầu. Và chính cụ Quyết cũng không lý giải được vì sao câu "thần chú" và hơi thở của cụ lại thần kỳ như vậy.
Cụ Quyết cho biết: cụ học được bài thuốc thổi mần trầu từ người mẹ chồng của mình. Trong gia đình cụ Quyết là con dâu thứ 5. Cụ Quyết cho hay, mẹ chồng cụ là cụ Bùi Thị È người nổi tiếng khắp vùng về chữa gãy xương, bằng cách thổi hơi trầu vào vết thương. Thậm chí những người từng bị mảnh đạn găm trên cơ thể ở vị trí không phẫu thuật được, phải nhờ cụ È thổi lấy ra. Khi cụ È nhiều tuổi, sức khoẻ cũng giảm dần, nhiều người trong gia đình lo lắng, cụ vẫn chưa truyền nghề được cho người con nào.
|
Cụ Quyết thổi vào tay chữa bong gân. |
Nhiều lần trước đó cụ È có ý định truyền bài thuốc cho các con. Nhưng đều thất bại, không phải mọi người không muốn học nhưng học xong lại quên, có người nhớ được những thủ thuật cụ dạy nhưng chữa bệnh không hiệu quả. Một buổi tối cả gia đình ngồi quây quần bên nhau, cụ Quyết hỏi về cách chữa bệnh gãy xương. Cụ È cũng chỉ nói qua và nói một lần duy nhất. Nhưng những lời mẹ chồng nói cụ đều ghi nhớ. Khi cụ Quyết thử làm theo lời mẹ chồng đã phát huy hiệu quả.
Cụ Quyết cũng không biết vì sao hơi thở của mình lại có nhiều ma thuật như vậy, chỉ bằng hơi thở đó mà nhiều người bị gãy xương, không cần bó bột gì vẫn khỏi. Người nào bị nhẹ thì chỉ thổi vài ngày là khỏi.
Những người đến nhờ cụ Quyết chữa bệnh chủ yếu là những người quanh vùng, thậm chí từ nhiều tỉnh khác cũng biết đến tiếng tăm chữa bệnh của cụ. Có người bị gãy xương bộ phận không bó bột được hoặc bó bột nhiều lần không khỏi. Nhiều bệnh nhân bị nặng cụ tạo điều kiện ở lại để điều trị. Nếu ở xa thì cụ thổi cho một hai lần trong ngày, rồi hà hơi đọc thần chú vào miếng trầu đưa cho họ về thổi lấy.
Hơn 20 năm cứu giúp người bệnh, cụ Quyết không thể nhớ hết đã chữa cho bao nhiêu người. Cụ nhẩm tính mỗi ngày bình quân cũng có vài ca gãy xương đến nhờ cụ thổi. Bệnh nhân đến chữa cụ Quyết không đòi hỏi tiền công hay bất kỳ điều gì cả. Ai có lòng thì đặt lên bàn thờ vài chục nghìn đồng hay ít hoa quả làm lễ trước hoặc sau khi chữa bệnh.
"Nếu tôi lấy tiền người bệnh thì gia đình tôi phải có bạc tỷ. Chả phải làm gì cả, chỉ ở nhà chữa bệnh lấy tiền thiên hạ. Hằng ngày tôi vẫn băm rau, thái chuối nấu cám nuôi lợn. Đó cũng là niềm vui của tôi", cụ Quyết cho hay.
Tuy nhiên cũng có một số “thần y giả”, mượn thánh thần để lừa bịp người bệnh
Cầm một đĩa “thuốc tiên” do “thần y” tự chế, một chiếc bật lửa, một con dao rồi chui vào màn cởi hết quần áo ra, châm lửa vào đĩa cho cháy đều bông gòn trong đĩa… để giải bùa là cách chữa bệnh được gọi là thần kỳ của bà thầy tên Dữ ở ấp Tân Tây, xã Tân Hưng, huyện Tân Châu -Tây Ninh suốt nhiều năm qua.
Thầy lang Nguyễn Duy Hợp, xã Mão Điền (Thuận Thành, Bắc Ninh) được gắn với vô số “truyền kỳ” đậm màu sắc cổ tích với phương thuốc thần diệu giúp đẻ con trai. Thậm chí, thầy Hợp” còn nổi tiếng với “phép thuật” dùng... kim băng khám chữa bệnh. Thế nhưng, thực tế, nhiều người dân trong xã và người ngoài tỉnh chỉ là “nạn nhân” của trò lừa bịp do ông Hợp tự đeo mác “thần y”, “phương thuốc gia truyền”.
Bà Ksor H’Hom – người dân địa phương gọi là bà Nhang, sinh năm 1947, dân tộc Jrai, hiện đang cư trú tại làng Kép, phường Thống Nhất, TP Pleiku, Gia Lai cũng được đồn thổi là chỉ dùng đôi bàn tay “cảm nhận” để chữa bệnh cho nhiều người, thậm chí còn chữa được nhiều bệnh mà các thầy thuốc tài giỏi ở các bệnh viện phải bó tay chào thua.
“Thầy” Bốn Ơn, Phú Yên đã lừa được không ít người bệnh cả tin, mê tín với trò bịp tnhiều chữa các bệnh nan y, thay tim, mổ não bằng cách thắp nhang, đọc thần chú. Đã không ít người mang hết của cải trong nhà “biếu” thầy Ơn nhưng bệnh vẫn hoàn bệnh, thậm chí mất mạng vì không khám chữa bệnh đúng phương pháp kịp thời.
TIN BÀI ĐỌC NHIỀU