Nhìn hình ảnh này, ít ai nghĩ rằng đây là một thân cây dừa được trồng trong vườn hoa Mai Xuân Thưởng ở Hà Nội.
Cây dừa xấu số này đã bị "bóp chết" bởi một sát thủ trong giới thực vật, có tên là đa bóp cổ .
Là loài thực vật phụ sinh, đa bóp cổ thường mọc trên thân cây khác từ hạt do chim chóc, động vật mang đến. Cây nảy mầm từ hạt nhanh chóng phát triển các rễ khí sinh, vừa giúp cây bám chắc vào cây chủ, vừa hút nước và dưỡng chất.
Khi chạm tới mặt đất, những chiếc rễ này sẽ phát triển thành thân cây thực thụ. Chúng sẽ ăn sâu vào đất và vươn lên nhanh chóng, đan vào xen nhau như một mạng lưới với hàng trăm chiếc rễ xiết chặt thân cây chủ. Không chỉ bóp nghẹt khiến vỏ cây chủ không còn mang nổi dinh dưỡng nuôi thân, các tán lá của đa bóp cổ sẽ vươn cao và rộng hơn cây chủ, chiếm hết nguồn ánh sáng cực kỳ quan trọng cho sự tồn tại của cây.
Quá trình "bóp cổ" này kéo dài sẽ dẫn đến cái chết của thân cây chủ.
Để hạn chế sự phát triển của đa bóp cổ, người ta phải cắt ngang những rễ chính của chúng.
Nhưng đa bóp cổ gần như là một loài cây bất tử. Từ phần rễ bị cắt, vô số những chiếc rễ con lại mọc ra và và lan tỏa như những vòi bạch tuộc ma quái.
Những chiếc lá bồ đề ló ra từ phần thân cây gần như đã bị đa bóp cổ phủ kín.
Một khi đa bóp cổ đã phát tán rộng trên cây chủ thì việc loại bỏ chúng là điều không thể.
Không chỉ giết chết cây chủ, đa bóp cổ còn có thể gây nguy hiểm cho con người khi phát triển quá mạnh, tạo thành sức nặng khiến thân cây chủ nghiêng về một bên và có nguy cơ bị đổ. Đó là lý do mà cây đa bóp cổ sống trên cây dừa trong ảnh đã bị cưa thân để tránh hậu họa.
Mặc dù đa bóp cổ thường được ghi nhận ở các khu rừng nhiệt đới, nhưng chúng cũng xuất hiện trên rất nhiều đường phố và công viên ở Hà Nội.
Nhiều nhất phải kể đến phố Phan Đình Phùng, nơi có hơn chục cây đa bóp cổ mọc dọc theo tuyến phố.Vườn hoa Mai Xuân Thưởng có 6 cây.
Công viên Lê nin có 3,4 cây, trong đó một cây có hình dáng rất ấn tượng.
Một cây đa bóp cổ vươn lên xanh tốt trên một thân cây chủ đã chết khô và bị cưa cụt ở phố Tràng Thi.
Đa bóp cổ đang phát triển trên một thân cây xà cừ ở ngã tư Phan Đình Phùng - Nguyễn Tri Phương.
Đa bóp cổ "xâm chiếm" một cây sấu cổ thụ ở vườn hoa Hàng Đậu.
Hiện tượng đa bóp cổ là một minh chứng cho sự khắc nghiệt của cuộc đấu tranh sinh tồn trong tự nhiên.Sự hiện diện của loài "ma cây" tàn bạo này cũng tạo nên một nét độc đáo cho các đường phố ở Hà Nội.
Nhìn hình ảnh này, ít ai nghĩ rằng đây là một thân cây dừa được trồng trong vườn hoa Mai Xuân Thưởng ở Hà Nội.
Cây dừa xấu số này đã bị "bóp chết" bởi một sát thủ trong giới thực vật, có tên là đa bóp cổ .
Là loài thực vật phụ sinh, đa bóp cổ thường mọc trên thân cây khác từ hạt do chim chóc, động vật mang đến. Cây nảy mầm từ hạt nhanh chóng phát triển các rễ khí sinh, vừa giúp cây bám chắc vào cây chủ, vừa hút nước và dưỡng chất.
Khi chạm tới mặt đất, những chiếc rễ này sẽ phát triển thành thân cây thực thụ. Chúng sẽ ăn sâu vào đất và vươn lên nhanh chóng, đan vào xen nhau như một mạng lưới với hàng trăm chiếc rễ xiết chặt thân cây chủ.
Không chỉ bóp nghẹt khiến vỏ cây chủ không còn mang nổi dinh dưỡng nuôi thân, các tán lá của đa bóp cổ sẽ vươn cao và rộng hơn cây chủ, chiếm hết nguồn ánh sáng cực kỳ quan trọng cho sự tồn tại của cây.
Quá trình "bóp cổ" này kéo dài sẽ dẫn đến cái chết của thân cây chủ.
Để hạn chế sự phát triển của đa bóp cổ, người ta phải cắt ngang những rễ chính của chúng.
Nhưng đa bóp cổ gần như là một loài cây bất tử. Từ phần rễ bị cắt, vô số những chiếc rễ con lại mọc ra và và lan tỏa như những vòi bạch tuộc ma quái.
Những chiếc lá bồ đề ló ra từ phần thân cây gần như đã bị đa bóp cổ phủ kín.
Một khi đa bóp cổ đã phát tán rộng trên cây chủ thì việc loại bỏ chúng là điều không thể.
Không chỉ giết chết cây chủ, đa bóp cổ còn có thể gây nguy hiểm cho con người khi phát triển quá mạnh, tạo thành sức nặng khiến thân cây chủ nghiêng về một bên và có nguy cơ bị đổ. Đó là lý do mà cây đa bóp cổ sống trên cây dừa trong ảnh đã bị cưa thân để tránh hậu họa.
Mặc dù đa bóp cổ thường được ghi nhận ở các khu rừng nhiệt đới, nhưng chúng cũng xuất hiện trên rất nhiều đường phố và công viên ở Hà Nội.
Nhiều nhất phải kể đến phố Phan Đình Phùng, nơi có hơn chục cây đa bóp cổ mọc dọc theo tuyến phố.
Vườn hoa Mai Xuân Thưởng có 6 cây.
Công viên Lê nin có 3,4 cây, trong đó một cây có hình dáng rất ấn tượng.
Một cây đa bóp cổ vươn lên xanh tốt trên một thân cây chủ đã chết khô và bị cưa cụt ở phố Tràng Thi.
Đa bóp cổ đang phát triển trên một thân cây xà cừ ở ngã tư Phan Đình Phùng - Nguyễn Tri Phương.
Đa bóp cổ "xâm chiếm" một cây sấu cổ thụ ở vườn hoa Hàng Đậu.
Hiện tượng đa bóp cổ là một minh chứng cho sự khắc nghiệt của cuộc đấu tranh sinh tồn trong tự nhiên.
Sự hiện diện của loài "ma cây" tàn bạo này cũng tạo nên một nét độc đáo cho các đường phố ở Hà Nội.