Sáng 30 Tết, không khí tết tràn ngập mọi nhà khi thời khắc giao thừa gần kề. Ở một góc đường nhỏ gần khu tái định cư Khu công nghệ cao phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, TP HCM, bà Hai (76 tuổi, quê ở Trà Vinh) vẫn lầm lũi dừng chiếc xe đạp chất đầy "chiến lợi phẩm" vừa thu lượm được, rồi lấy hộp nhựa đựng cơm ra ăn. "Tết cũng thèm về sum họp với con cháu nhưng tốn kém lắm, nên tui đành ở lại.", bà Hai chia sẻ.Cầm sấp vé số trên tay, ông Hà Trọng Bình (78 tuổi, quê tỉnh Phú Yên) ngồi thẫn thờ ở góc đường Lê Văn Chí, phường Linh Trung, quận Thủ Đức. Có vẻ ông đang nghĩ về bữa mâm cơm tất niên cúng tổ tiên được vợ con chuẩn bị ở quê nhà, nên dù khách đứng gần kề, ông không hề hay biết. "Không có tiền về cháu ơi!", đó là lời tâm sự nghẹn ngào của ông Bình. Mờ sáng 30 Tết, cụ bà này đã ra chợ Thủ Đức mưu sinh. Nhiều năm nay, có lẽ "tết" là cái gì đó không có trong suy nghĩ của cụ. "Tết bà bán được nhiều hơn và qua tết có thêm tiền để gởi về quê phụ với con gái lo cho mấy đứa cháu ngoại ăn học", bà cụ quê ở Bến Tre bộc bạch.Người phụ nữ quê ở tỉnh Quảng Trị này gương mặt vui như tết hớn hở khoe: "Mấy ngày nay người ta dọn dẹp nhà cửa nên cho đồ ve chai nhiều lắm". Lại thêm một cái tết chị Thu (tên người phụ nữ) đành lỡ hẹn với 3 đứa con nhỏ nơi quê nghèo. "Mỗi lần về, tiền tàu xe tốn bộn lắm. Thôi thì đành xa con để tiết kiệm cho tụi nó đầy đủ", chị Thu vừa vui đã khóc khi nhắc đến các con. Trong dòng xe tấp nập trên cầu Bình Triệu, quận Bình Thạnh, 2 người phụ nữ khá vất vả đạp xe lên dốc cầu bán dạo nhang.Hàng ngày, cả hai đạp xe hàng chục km đi khắp nẻo Sài Gòn bán nhang để kiếm chưa đến 100 ngàn tiền lãi. "Tháng nào cũng tằn tiện gởi tiền về quê ở Thanh Hóa phụ chồng lo cho mấy đứa con ăn học chỉ mong chúng có tương lai tốt đẹp hơn cha mẹ. Tết là dịp bán gấp 2,3 ngày thường nên chúng tôi không về", người phụ nữ cho biết. Xế trưa 30 tết, trên đường Điện Biên Phủ, quận 1, bà Lê Thị Giàu, quê tỉnh Quảng Ngãi và những người đồng hương với các chiếc xe đẩy đầy vỏ lon bia, phế liệu. "Mọi người đã hẹn nhau cùng ăn cơm tất niên và điện về quê thăm người thân vì Tết này vẫn phải ở lại Sài Gòn mưu sinh", bà Giàu nói.
Sáng 30 Tết, không khí tết tràn ngập mọi nhà khi thời khắc giao thừa gần kề. Ở một góc đường nhỏ gần khu tái định cư Khu công nghệ cao phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, TP HCM, bà Hai (76 tuổi, quê ở Trà Vinh) vẫn lầm lũi dừng chiếc xe đạp chất đầy "chiến lợi phẩm" vừa thu lượm được, rồi lấy hộp nhựa đựng cơm ra ăn. "Tết cũng thèm về sum họp với con cháu nhưng tốn kém lắm, nên tui đành ở lại.", bà Hai chia sẻ.
Cầm sấp vé số trên tay, ông Hà Trọng Bình (78 tuổi, quê tỉnh Phú Yên) ngồi thẫn thờ ở góc đường Lê Văn Chí, phường Linh Trung, quận Thủ Đức. Có vẻ ông đang nghĩ về bữa mâm cơm tất niên cúng tổ tiên được vợ con chuẩn bị ở quê nhà, nên dù khách đứng gần kề, ông không hề hay biết. "Không có tiền về cháu ơi!", đó là lời tâm sự nghẹn ngào của ông Bình.
Mờ sáng 30 Tết, cụ bà này đã ra chợ Thủ Đức mưu sinh. Nhiều năm nay, có lẽ "tết" là cái gì đó không có trong suy nghĩ của cụ. "Tết bà bán được nhiều hơn và qua tết có thêm tiền để gởi về quê phụ với con gái lo cho mấy đứa cháu ngoại ăn học", bà cụ quê ở Bến Tre bộc bạch.
Người phụ nữ quê ở tỉnh Quảng Trị này gương mặt vui như tết hớn hở khoe: "Mấy ngày nay người ta dọn dẹp nhà cửa nên cho đồ ve chai nhiều lắm". Lại thêm một cái tết chị Thu (tên người phụ nữ) đành lỡ hẹn với 3 đứa con nhỏ nơi quê nghèo. "Mỗi lần về, tiền tàu xe tốn bộn lắm. Thôi thì đành xa con để tiết kiệm cho tụi nó đầy đủ", chị Thu vừa vui đã khóc khi nhắc đến các con.
Trong dòng xe tấp nập trên cầu Bình Triệu, quận Bình Thạnh, 2 người phụ nữ khá vất vả đạp xe lên dốc cầu bán dạo nhang.
Hàng ngày, cả hai đạp xe hàng chục km đi khắp nẻo Sài Gòn bán nhang để kiếm chưa đến 100 ngàn tiền lãi. "Tháng nào cũng tằn tiện gởi tiền về quê ở Thanh Hóa phụ chồng lo cho mấy đứa con ăn học chỉ mong chúng có tương lai tốt đẹp hơn cha mẹ. Tết là dịp bán gấp 2,3 ngày thường nên chúng tôi không về", người phụ nữ cho biết.
Xế trưa 30 tết, trên đường Điện Biên Phủ, quận 1, bà Lê Thị Giàu, quê tỉnh Quảng Ngãi và những người đồng hương với các chiếc xe đẩy đầy vỏ lon bia, phế liệu. "Mọi người đã hẹn nhau cùng ăn cơm tất niên và điện về quê thăm người thân vì Tết này vẫn phải ở lại Sài Gòn mưu sinh", bà Giàu nói.