Theo ghi nhận của PV Kiến Thức vào trưa 12/7, tại hiện trường vụ vỡ đường ống nước sông Đà về Nội lần thứ 9, vị trí vỡ ở Km 15+500 Đại lộ Thăng Long đoạn thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Cũng tại đây, chúng tôi nhận thấy các máy múc đang khẩn trương đào đất tìm ống nước bị vỡ.
Để tìm được vị trí vỡ đường ống nước, các công nhân cho máy múc đào rộng khoảng 20m, sâu gần 10m mới có thể tới nơi vỡ đường ống.
Không chỉ có vậy, các công nhân còn cho máy múc đào đất sát chân cầu chui và Đại lộ Thăng Long, tạo ra một hố sâu.
Để tránh móng cầu chui và Đại lộ Thăng sạt xuống vị trí đào tìm đường ống vỡ, các công nhân tiến hành ép cọc.
Các loại phương tiện khắc phục sự cố đường ống nước vỡ.
Các công nhân khẩn trương ăn cơm trưa ở hiện trường rồi tiếp tục khắc phục sự cố vỡ đường ống dẫn nước sạch sông Đà về Hà Nội.
Chị Nguyễn Thị Bình ở quận Hà Đông, Hà Nội bức xúc: "Mất nước sinh hoạt khổ lắm. Tôi không hiểu họ làm ăn kiểu gì mà mất nước sinh hoạt liên tục. Vừa mới mất cách đây mấy hôm và được cấp lại 1 ngày thì đến giờ lại mất... không hiểu đường ống dẫn nước sông Đà vỡ đến khi nào mới thôi".
Anh Nguyễn Văn Kiên (30 tuổi, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội), người dân bị mất nước sạch cho biết: "Mất nước sinh hoạt liên tục khổ lắm anh ạ. Nhà nào có bể nước dự trữ nhiều còn đỡ, nhà không có thì khổ chưa từng thấy. Nếu có đơn vị nào khác cấp nước sạch cho khu vực chúng tôi, chắn chắn tôi sẽ không dùng dịch vụ cung cấp nước của công ty này nữa".
Luật sư Vũ Lợi, Giám đốc công ty Luật Hòa Lợi cho biết: "Theo tôi sự cố vỡ ống nước Sông Đà là một sự cố nghiêm trọng; 8 lần sửa chữa, khắc phục sự cố tiêu tốn ngân sách của nhà nước hàng chục tỷ đồng và bức xúc trong nhân dân. Bản chất của sự việc có dấu hiệu vi phạm khoản 1,2,3 điều 229 Bộ luật hình sự "vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” chính vì vậy các cơ quan có liên quan có thể khởi tố vụ án hình sự".
Theo ghi nhận của PV Kiến Thức vào trưa 12/7, tại hiện trường vụ vỡ đường ống nước sông Đà về Nội lần thứ 9, vị trí vỡ ở Km 15+500 Đại lộ Thăng Long đoạn thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Cũng tại đây, chúng tôi nhận thấy các máy múc đang khẩn trương đào đất tìm ống nước bị vỡ.
Để tìm được vị trí vỡ đường ống nước, các công nhân cho máy múc đào rộng khoảng 20m, sâu gần 10m mới có thể tới nơi vỡ đường ống.
Không chỉ có vậy, các công nhân còn cho máy múc đào đất sát chân cầu chui và Đại lộ Thăng Long, tạo ra một hố sâu.
Để tránh móng cầu chui và Đại lộ Thăng sạt xuống vị trí đào tìm đường ống vỡ, các công nhân tiến hành ép cọc.
Các loại phương tiện khắc phục sự cố đường ống nước vỡ.
Các công nhân khẩn trương ăn cơm trưa ở hiện trường rồi tiếp tục khắc phục sự cố vỡ đường ống dẫn nước sạch sông Đà về Hà Nội.
Chị Nguyễn Thị Bình ở quận Hà Đông, Hà Nội bức xúc: "Mất nước sinh hoạt khổ lắm. Tôi không hiểu họ làm ăn kiểu gì mà mất nước sinh hoạt liên tục. Vừa mới mất cách đây mấy hôm và được cấp lại 1 ngày thì đến giờ lại mất... không hiểu đường ống dẫn nước sông Đà vỡ đến khi nào mới thôi".
Anh Nguyễn Văn Kiên (30 tuổi, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội), người dân bị mất nước sạch cho biết: "Mất nước sinh hoạt liên tục khổ lắm anh ạ. Nhà nào có bể nước dự trữ nhiều còn đỡ, nhà không có thì khổ chưa từng thấy. Nếu có đơn vị nào khác cấp nước sạch cho khu vực chúng tôi, chắn chắn tôi sẽ không dùng dịch vụ cung cấp nước của công ty này nữa".
Luật sư Vũ Lợi, Giám đốc công ty Luật Hòa Lợi cho biết: "Theo tôi sự cố vỡ ống nước Sông Đà là một sự cố nghiêm trọng; 8 lần sửa chữa, khắc phục sự cố tiêu tốn ngân sách của nhà nước hàng chục tỷ đồng và bức xúc trong nhân dân. Bản chất của sự việc có dấu hiệu vi phạm khoản 1,2,3 điều 229 Bộ luật hình sự "vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” chính vì vậy các cơ quan có liên quan có thể khởi tố vụ án hình sự".