Tết là thời điểm người người, nhà nhà tìm đến những ngôi chùa, đền để lễ, cầu bình an, may mắn. Những ngày này, lượng người tìm về những ngôi chùa lớn, có tiếng rất lớn. Ở Hà Nội, những ngôi chùa như chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ, chùa Quán Sứ, Đền Quán Thánh... là những điểm nổi tiếng, luôn tấp nập người đến cúng lễ, cầu xin một năm mới an khang, thịnh vượng. Cảnh đẹp, không khí thanh tịnh tại những ngôi chùa này đem lại cảm giác thư thái, vui vẻ cho người đến thăm. Vào lăng viếng Bác cũng là hoạt động được nhiều người dân thủ đô lựa chọn đưa vào lịch trình du xuân của mình. Ngoài lễ chùa, lễ Phật, đến viếng Bác, tưởng nhớ vị cha già của dân tộc là một việc làm rất thiết thực và nhiều ý nghĩa trong ngày đầu xuân.Nhiều đoàn khách nước ngoài cũng đến lăng Bác trong những ngày này. Văn Miếu Quốc Tử Giám là một nơi gần như "không thể không đến" trong những ngày Tết của người dân thủ đô. Từ mồng 2 Tết, nơi đây luôn tấp nập người đến thăm quan, cúng lễ. Đặc biệt, những bạn trẻ có nhiều công việc thi cử trong năm nay đều muốn tìm đến đây để cầu đỗ đạt. Là địa điểm du lịch có tiếng và là một trong những biểu tượng văn hóa của thành phố Hà Nội, Văn Miếu mở cửa suốt Tết với vé vào cửa chỉ là 20.000 đồng. Trẻ nhỏ, học sinh, sinh viên, người cao tuổi đều được giảm giá hoặc miễn phí.
Những môn nghệ thuật mang màu sắc dân tộc được biểu diễn miễn phí tại các khuôn viên lớn cũng thu hút nhiều vị khách trong ngày Tết. Xin chữ ông đồ là một hoạt động khác mang đậm nét văn hóa của người Hà Nội. Ngoài những địa điểm trên, người dân Hà Nội cũng có thể tìm đến những công viên, khu vui chơi ngoài trời để tận hưởng không khí gia đình trong ngày Tết.Công viên Thủ Lệ, Bách Thảo, Thống Nhất, công viên Nghĩa Đô, Cầu Giấy... hấp dẫn nhiều người trong dịp Tết. Chi phí thấp, không gian rộng tạo điều kiện cho trẻ em vui chơi, vận động thoải mái, là điểm thu hút các bậc phụ huynh đưa con nhỏ đi du xuân.
Tết là thời điểm người người, nhà nhà tìm đến những ngôi chùa, đền để lễ, cầu bình an, may mắn. Những ngày này, lượng người tìm về những ngôi chùa lớn, có tiếng rất lớn.
Ở Hà Nội, những ngôi chùa như chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ, chùa Quán Sứ, Đền Quán Thánh... là những điểm nổi tiếng, luôn tấp nập người đến cúng lễ, cầu xin một năm mới an khang, thịnh vượng. Cảnh đẹp, không khí thanh tịnh tại những ngôi chùa này đem lại cảm giác thư thái, vui vẻ cho người đến thăm.
Vào lăng viếng Bác cũng là hoạt động được nhiều người dân thủ đô lựa chọn đưa vào lịch trình du xuân của mình. Ngoài lễ chùa, lễ Phật, đến viếng Bác, tưởng nhớ vị cha già của dân tộc là một việc làm rất thiết thực và nhiều ý nghĩa trong ngày đầu xuân.
Nhiều đoàn khách nước ngoài cũng đến lăng Bác trong những ngày này.
Văn Miếu Quốc Tử Giám là một nơi gần như "không thể không đến" trong những ngày Tết của người dân thủ đô. Từ mồng 2 Tết, nơi đây luôn tấp nập người đến thăm quan, cúng lễ. Đặc biệt, những bạn trẻ có nhiều công việc thi cử trong năm nay đều muốn tìm đến đây để cầu đỗ đạt.
Là địa điểm du lịch có tiếng và là một trong những biểu tượng văn hóa của thành phố Hà Nội, Văn Miếu mở cửa suốt Tết với vé vào cửa chỉ là 20.000 đồng. Trẻ nhỏ, học sinh, sinh viên, người cao tuổi đều được giảm giá hoặc miễn phí.
Những môn nghệ thuật mang màu sắc dân tộc được biểu diễn miễn phí tại các khuôn viên lớn cũng thu hút nhiều vị khách trong ngày Tết.
Xin chữ ông đồ là một hoạt động khác mang đậm nét văn hóa của người Hà Nội.
Ngoài những địa điểm trên, người dân Hà Nội cũng có thể tìm đến những công viên, khu vui chơi ngoài trời để tận hưởng không khí gia đình trong ngày Tết.
Công viên Thủ Lệ, Bách Thảo, Thống Nhất, công viên Nghĩa Đô, Cầu Giấy... hấp dẫn nhiều người trong dịp Tết. Chi phí thấp, không gian rộng tạo điều kiện cho trẻ em vui chơi, vận động thoải mái, là điểm thu hút các bậc phụ huynh đưa con nhỏ đi du xuân.