Xung quanh vụ cháy cây xăng trên đường Trần Hưng Đạo đối điện Bệnh viện 108, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội xảy ra vào khoảng 13h30 ngày 3/6. Ban đầu lực lượng PCCC có bơm nước từ xe cứu hỏa dập lửa.
|
Lực lượng PCCC tiến hành dập lửa
|
Về vấn đề này, PV Kiến Thức có cuộc trao đổi với GS.TS - Nguyễn Văn Hùng - Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, người nhiều năm nghiên cứu về cháy, nổ cho biết: “Tôi đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo việc kinh doanh gas, chất lỏng, đặc biệt là xăng đầu cạnh khu dân cư".
"Việc kinh doanh này đặc biệt nguy hiểm. Không chỉ gây nguy hiểm với nhà dân bên cạnh mà còn với nhiều người nữa. Việc kinh doanh xăng bên các tuyến đường của các thành phố lớn là điều không thể cấm. Tuy nhiên, nó phải đảm bảo an toàn cho chính cây xăng và người dân cạnh cây xăng”.
|
Nước chảy trên mặt đường
|
“Kinh doanh xăng phải có hành lang thông thoáng, có sự cách li (ngăn cháy lan sang nhà dân), việc cách lý đó bằng những cây xanh. Nhưng ở một số cây xăng trên địa bàn Thủ đô, điều này rất ít gần như là không có. Kinh doanh xăng phải tập huấn cho các nhân viên bán xăng quy trình xử lý sự cố cháy".
"Nhân viên kinh doanh xăng không phải là lính cứu hỏa, nhưng phải kịp thời ngăn mầm cháy và ngăn cháy tràn lan khi nó mới bắt đầu. Việc làm này, gần như rất ít cây xăng cho nhân viên được huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy khi cần”, ông Hùng nói.
|
Xăng cháy rất mạnh
|
Lý giải về việc lính cứu hỏa chữa cháy cây xăng, ông Hùng chia sẻ: “Việc đầu tiên nên làm đối với lính cứu hỏa dập lửa ở cây xăng là dùng cát, bọt khí ngăn cách cháy (tránh cháy lan rộng sang nơi khác). Còn dùng nước bơm thẳng vào bồn xăng đang cháy vô hình chung tạo cho xăng cháy lan mạnh hơn”.
Ông Hùng so sánh: “Một xe cứu hỏa, không thể dập một xe chở xăng, thậm chí 2 xe cũng không dập được khi xe bồn cháy. Bởi lượng nước không đủ mạnh để dập được lửa, thậm chí như vậy chỉ tạo cho lửa cháy mạnh hơn. Tôi nghe các phương tiên truyền thông nêu: “Lính cứu hỏa dùng nước dập lửa khi cháy cây xăng là sai quy trình, nên không dập được".
Nhưng rất may, việc sử dụng nước dập lửa cháy cây xăng chỉ xảy ra rất ngắn, nên chưa gây tác hại nhiều. Có lẽ lực lượng cứu hỏa ban đầu chưa hình dung ra là cháy cả một xe chở xăng và cây xăng, nên mới điều xe chở nước đến.
|
Khói bay nghi nghút
|
Khi xe cứu hỏa đến (xe chở nước) đến mà không dùng dập lửa, người dân nhìn vào là rất phản cảm. Nhưng mang nước dập lửa cháy xăng thì như kiểu lửa đang cháy đổ dầu thêm vào”, ông Hùng phân tích.
Về nỗi lo dùng nước dập lửa có thể gây cháy ngầm trong hệ thống thoát nước, ông Hùng cho biết: “Có sự cháy ngầm, nhưng khả năng này không lớn vì lượng nước không nhiều và xăng cũng vậy, nên không xảy ra. Qua các phương tiện truyền thông, tôi được biết, lính cứu hỏa dùng bọt và cát dập lửa là chính, nên khó có thể xảy ra sự cố cháy ngầm”.