Chiếc cầu phao nối từ phần đất của xã Quế Xuân 1 (huyện Quế Sơn) qua thôn Phước Mỹ 3 (thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) có phần nguyên liệu là 200 chiếc thùng phuy nhựa và hàng ngàn tấm ván “dỏm”, thanh tre được người dân và chính quyền địa phương quyên góp tiền mua .Qua thời gian gần 15 năm, chiếc cầu phao thì nhỏ mà lưu lượng người qua lại quá đông nên thường xuyên bị hư hỏng, xuống cấp, xuất hiện nhiều chỗ thủng rất nguy hiểm. Hầu như ngày nào cũng có người bị sụt ván cầu, trượt chân hoặc rơi xuống sông. Việc đi học, đi làm, có khi đi viện cấp cứu của người dân luôn bị chậm trễ, đe dọa đến tính mạng. Thậm chí, khi có đám ma, để khiêng quan tài qua cầu phao thì cả xóm phải tổ chức đóng cọc dọc bên thành cầu để cầu không bị chao đảo. Việc chở hàng hóa qua cây cầu này là điều vô cùng khó khăn. Thành cầu không có lan can nên đi qua lại rất nguy hiểm, nhất là các cháu nhỏ. Những thanh đà dưới và trên cầu làm bằng gỗ đã bị mục, gãy, chúi đầu xuống mặt sông.Ván lót mặt cầu hầu hết đã bị bong ra. Dây thép buộc níu cây cầu chỉ "mỏng manh" như thế này, hầu hết đã bị hoen gỉ. 1/3 trong số 200 cái thùng phuy lót dưới mặt nước đều bị thủng, bấp bênh, những thành tre chống đỡ thành cầu gãy đôi.Trước thực trạng xuống cấp nghiêm trọng của chiếc cầu phao trên, một số người dân tốt bụng trên địa bàn đã nguyện ngày ngày ra túc trực bên cầu để "lỡ có ai không may sụt ván, té xuống nước còn kịp thời cứu vớt”.Rõ nhất có thể thấy, chiếc cầu phao trở nên cong queo như hình chữ S, thành lan can chỗ có chỗ không nên rất nhiều trường hợp bị rơi xuống sông khi đi qua đây.Hình ảnh vặn vẹo, rệu rã của cây cầu phao. Một số đoạn cầu bị tách ra khỏi những câu trụ. Mỗi lần có người qua lại, cây cầu lại phát ra những tiếng kêu cút kít.Người dân ở đây cho biết, chuyện qua cầu bị rơi xuống sông xảy ra nhiều như cơm bữa. Có người biết bơi thoát chết, có người được dân làng cứu sống, nhưng cũng không ít người đã phải bỏ mạng nơi đây. Cách đây 3 năm, trên đường đi từ thị trấn Nam Phước về qua cây cầu này, anh Hoàng (35 tuổi, trú xã Quế Xuân 1) bị trượt chân khiến cả xe máy và người rơi xuống sông, chết đuối. Sau đó, cách đây hơn 1 năm, cụ Nguyễn Thị Chơi (70 tuổi, thôn Phước Mỹ 2) khi đi bộ qua cầu thì đạp phải đoạn gỗ bị mục nát, ngã xuống sông và tử nạn. Theo người dân thống kê, từ trước đến nay có hàng chục, thậm chí hàng trăm vụ tai nạn khi đi qua cây cầu này, trong đó khoảng 5 trường hợp tử vong. Trước đó, trong các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân đã nhiều lần kiến nghị về thực trạng cây cầu nhưng phía chính quyền cho biết do kinh phí chưa có nên chưa thể triển khai xây một cây cầu bê tông kiên cố được.
Chiếc cầu phao nối từ phần đất của xã Quế Xuân 1 (huyện Quế Sơn) qua thôn Phước Mỹ 3 (thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) có phần nguyên liệu là 200 chiếc thùng phuy nhựa và hàng ngàn tấm ván “dỏm”, thanh tre được người dân và chính quyền địa phương quyên góp tiền mua .
Qua thời gian gần 15 năm, chiếc cầu phao thì nhỏ mà lưu lượng người qua lại quá đông nên thường xuyên bị hư hỏng, xuống cấp, xuất hiện nhiều chỗ thủng rất nguy hiểm.
Hầu như ngày nào cũng có người bị sụt ván cầu, trượt chân hoặc rơi xuống sông. Việc đi học, đi làm, có khi đi viện cấp cứu của người dân luôn bị chậm trễ, đe dọa đến tính mạng. Thậm chí, khi có đám ma, để khiêng quan tài qua cầu phao thì cả xóm phải tổ chức đóng cọc dọc bên thành cầu để cầu không bị chao đảo. Việc chở hàng hóa qua cây cầu này là điều vô cùng khó khăn.
Thành cầu không có lan can nên đi qua lại rất nguy hiểm, nhất là các cháu nhỏ. Những thanh đà dưới và trên cầu làm bằng gỗ đã bị mục, gãy, chúi đầu xuống mặt sông.
Ván lót mặt cầu hầu hết đã bị bong ra. Dây thép buộc níu cây cầu chỉ "mỏng manh" như thế này, hầu hết đã bị hoen gỉ. 1/3 trong số 200 cái thùng phuy lót dưới mặt nước đều bị thủng, bấp bênh, những thành tre chống đỡ thành cầu gãy đôi.
Trước thực trạng xuống cấp nghiêm trọng của chiếc cầu phao trên, một số người dân tốt bụng trên địa bàn đã nguyện ngày ngày ra túc trực bên cầu để "lỡ có ai không may sụt ván, té xuống nước còn kịp thời cứu vớt”.
Rõ nhất có thể thấy, chiếc cầu phao trở nên cong queo như hình chữ S, thành lan can chỗ có chỗ không nên rất nhiều trường hợp bị rơi xuống sông khi đi qua đây.
Hình ảnh vặn vẹo, rệu rã của cây cầu phao. Một số đoạn cầu bị tách ra khỏi những câu trụ. Mỗi lần có người qua lại, cây cầu lại phát ra những tiếng kêu cút kít.
Người dân ở đây cho biết, chuyện qua cầu bị rơi xuống sông xảy ra nhiều như cơm bữa. Có người biết bơi thoát chết, có người được dân làng cứu sống, nhưng cũng không ít người đã phải bỏ mạng nơi đây.
Cách đây 3 năm, trên đường đi từ thị trấn Nam Phước về qua cây cầu này, anh Hoàng (35 tuổi, trú xã Quế Xuân 1) bị trượt chân khiến cả xe máy và người rơi xuống sông, chết đuối. Sau đó, cách đây hơn 1 năm, cụ Nguyễn Thị Chơi (70 tuổi, thôn Phước Mỹ 2) khi đi bộ qua cầu thì đạp phải đoạn gỗ bị mục nát, ngã xuống sông và tử nạn.
Theo người dân thống kê, từ trước đến nay có hàng chục, thậm chí hàng trăm vụ tai nạn khi đi qua cây cầu này, trong đó khoảng 5 trường hợp tử vong.
Trước đó, trong các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân đã nhiều lần kiến nghị về thực trạng cây cầu nhưng phía chính quyền cho biết do kinh phí chưa có nên chưa thể triển khai xây một cây cầu bê tông kiên cố được.