Một góc làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô (Hà Nội) - nơi từng được tổ chức lễ khai trương tưng bừng hồi tháng 10/2010, và đón du khách mọi miền về tham quan nhân đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.Làng văn hóa này nằm cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 40 km, được kỳ vọng trở thành địa điểm du lịch lý tưởng, một thánh địa về văn hóa. Tuy nhiên, sau 4 năm đưa vào sử dụng, cả khu vực rộng hơn 1.500 ha vẫn hoang vu, các khu nhà ẩm thấp mục nát, lối đi lại vắng bóng người. Vào cuối tuần, tình trạng ảm đạm cũng không được cải thiện. Quảng trường, khu sân khấu nổi dưới nước được đầu tư xây dựng hoành tráng nhưng mới chỉ tổ chức vài sự kiện nhỏ. Khu nhà 54 dân tộc anh em hầu hết đều đã hư hỏng. Mái nhà của dân tộc Mường bị gió thổi tung tạo thành những lỗ hổng lớn phía trên. Mỗi khi trời mưa, nước chảy thẳng xuống sàn khiến khu nhà này luôn ẩm thấp. Cầu thang, các trụ nhà của khu nhà người Raglay bị mục nát. Bước vào bên trong có thể nghe thấy tiếng ọp ẹp phát ra từ cột nhà. Tại khu nhà của người Gia Rai, các cầu thang lên xuống làm bằng gỗ bị hư hỏng hoàn toàn. Nhiều khách tham quan không dám bước lên.Cách đó không xa là khu nhà mồ cũng của dân tộc Gia Rai - nơi những bức tượng gỗ bị mục nát, gục xuống đất. Có những bức tượng bị mục nát hoàn toàn do thiếu sự chăm sóc, bảo quản. Khu nhà dân tộc Chứt bị cháy năm 2013 được Ban quản lý Làng Văn hóa du lịch bịt lại bằng tấm bạt màu xanh. Phía ngoài treo tấm biển "Công trình đang duy tu, bảo dưỡng" nhưng không một bóng công nhân làm việc. Khu nhà bị cháy trơ khung được bọc kín suốt một năm. Cảnh hàng rào đổ nát, hoang tàn nhìn từ bên ngoài tại khu nhà của người Chu Ru. Nhiều ngôi nhà nằm lọt thỏm giữa những bãi cỏ, xung quanh cây cối mọc um tùm như những ngôi nhà... "ma". Phía ngoài cổng chính, hàng loạt trạm xe buýt được xây dựng để đón khách tham quan nhưng không hoạt động, các cột sắt hoen gỉ, cỏ dại mọc xung quanh. Cách đó không xa là gần 30 trạm bán vé không một bóng nhân viên. Theo một bảo vệ, từ khi xây xong các trạm này chưa một lần được sử dụng.
Một góc làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô (Hà Nội) - nơi từng được tổ chức lễ khai trương tưng bừng hồi tháng 10/2010, và đón du khách mọi miền về tham quan nhân đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Làng văn hóa này nằm cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 40 km, được kỳ vọng trở thành địa điểm du lịch lý tưởng, một thánh địa về văn hóa. Tuy nhiên, sau 4 năm đưa vào sử dụng, cả khu vực rộng hơn 1.500 ha vẫn hoang vu, các khu nhà ẩm thấp mục nát, lối đi lại vắng bóng người. Vào cuối tuần, tình trạng ảm đạm cũng không được cải thiện.
Quảng trường, khu sân khấu nổi dưới nước được đầu tư xây dựng hoành tráng nhưng mới chỉ tổ chức vài sự kiện nhỏ.
Khu nhà 54 dân tộc anh em hầu hết đều đã hư hỏng. Mái nhà của dân tộc Mường bị gió thổi tung tạo thành những lỗ hổng lớn phía trên. Mỗi khi trời mưa, nước chảy thẳng xuống sàn khiến khu nhà này luôn ẩm thấp.
Cầu thang, các trụ nhà của khu nhà người Raglay bị mục nát. Bước vào bên trong có thể nghe thấy tiếng ọp ẹp phát ra từ cột nhà.
Tại khu nhà của người Gia Rai, các cầu thang lên xuống làm bằng gỗ bị hư hỏng hoàn toàn. Nhiều khách tham quan không dám bước lên.
Cách đó không xa là khu nhà mồ cũng của dân tộc Gia Rai - nơi những bức tượng gỗ bị mục nát, gục xuống đất.
Có những bức tượng bị mục nát hoàn toàn do thiếu sự chăm sóc, bảo quản.
Khu nhà dân tộc Chứt bị cháy năm 2013 được Ban quản lý Làng Văn hóa du lịch bịt lại bằng tấm bạt màu xanh. Phía ngoài treo tấm biển "Công trình đang duy tu, bảo dưỡng" nhưng không một bóng công nhân làm việc.
Khu nhà bị cháy trơ khung được bọc kín suốt một năm.
Cảnh hàng rào đổ nát, hoang tàn nhìn từ bên ngoài tại khu nhà của người Chu Ru.
Nhiều ngôi nhà nằm lọt thỏm giữa những bãi cỏ, xung quanh cây cối mọc um tùm như những ngôi nhà... "ma".
Phía ngoài cổng chính, hàng loạt trạm xe buýt được xây dựng để đón khách tham quan nhưng không hoạt động, các cột sắt hoen gỉ, cỏ dại mọc xung quanh.
Cách đó không xa là gần 30 trạm bán vé không một bóng nhân viên. Theo một bảo vệ, từ khi xây xong các trạm này chưa một lần được sử dụng.