Hiện tượng Phạm Thiên Thư xuất hiện vào đầu những năm 1970 gây xôn xao văn đàn. Những bài thơ của ông được nhạc sỹ Phạm Duy phổ nhạc rất được ái mộ như Ngày xưa Hoàng Thị, Em lễ chùa này, đặc biệt là Đưa em tìm động hoa vàng được phổ từ bài thơ Động hoa vàng.Nguyên gốc bài thơ Động hoa vàng rất dài với 100 đoạn 400 câu thơ. Ngay khi bài thơ ra đời đã được giới văn nghệ sĩ ưa thích.Bài thơ Động hoa vàng kể về một chuyện tình quen thuộc: anh chàng học trò nghèo, yêu một cô gái cùng thôn. Chàng muốn cưới, nhưng không tiền bạc, không công danh sự nghiệp. Gia đình đem gả nàng cho một chàng trai con nhà giàu.Ðau khổ vì mất người yêu, chàng chỉ còn bạn với sách đèn, miệt mài với kinh sử. Rồi chàng đậu trạng nguyên; làm quan. Chán cảnh quan trường và tình đời bạc bẽo, chàng cáo quan về sống ở quê nhà, vui với cỏ cây, với cụm hoa vàng, cúc trắng, cùng gió trăng mây nước…Câu chuyện tình quen thuộc đó dưới ngòi bút của Phạm Thiên Thư lại thành một tác phẩm tuyệt vời, một chuyện tình như trong huyền thoại. “Rằng xưa/ Có gã từ quan/ Lên non tìm động hoa vàng ngủ say...”. Sau này, nhà thơ cho biết Động hoa vàng ra đời năm 1971. Thời buổi đó, lối sống thanh thiếu niên Sài Gòn nói riêng, miền Nam nói chung rất “Mỹ hoá”. Ông viết Động hoa vàng từ giấc mơ Việt, một giấc mơ khẽ khàng rất Việt.Chính vì vậy, xuyên suốt gần 400 câu thơ, người đọc thấy phảng phất niềm hoài vọng hướng về quá khứ xa xưa của dân tộc, nhớ nhung một thuở thanh bình đã phôi pha. “Ngày xưa trên giậu vàng hoa/Chiều chiều kê chõng nằm ra ngó trời”.Có một điều đặc biệt, không chỉ có bài thơ Động hoa vàng, hình ảnh hoa vàng xuất hiện dày đặc trong thơ Phạm Thiên Thư. Nó trở thành một biểu tượng xuyên suốt, một nỗi hoài niệm.Theo lời nhà thơ, khi còn ở miền Bắc nhà ông có ngọn đồi Phượng Hoàng. Hoa cúc dại vàng mênh mông, bát ngát chạy dài che khuất đường chân trời.Sau này chuyển vào Nam, trước đầu ngõ nhà thơ có cây hoa vàng rực. Những năm gần đây, gần ngay nhà ông ở có quán cà phê Hoa vàng. Ông thường ngồi hàng giờ để hoài niệm về màu hoa vàng huyền ảo năm xưa.Mời độc giả xem video:Độc – lạ giống mít nghệ “siêu khủng” ở miền Tây. Nguồn: THTPCT.
Hiện tượng Phạm Thiên Thư xuất hiện vào đầu những năm 1970 gây xôn xao văn đàn. Những bài thơ của ông được nhạc sỹ Phạm Duy phổ nhạc rất được ái mộ như Ngày xưa Hoàng Thị, Em lễ chùa này, đặc biệt là Đưa em tìm động hoa vàng được phổ từ bài thơ Động hoa vàng.
Nguyên gốc bài thơ Động hoa vàng rất dài với 100 đoạn 400 câu thơ. Ngay khi bài thơ ra đời đã được giới văn nghệ sĩ ưa thích.
Bài thơ Động hoa vàng kể về một chuyện tình quen thuộc: anh chàng học trò nghèo, yêu một cô gái cùng thôn. Chàng muốn cưới, nhưng không tiền bạc, không công danh sự nghiệp. Gia đình đem gả nàng cho một chàng trai con nhà giàu.
Ðau khổ vì mất người yêu, chàng chỉ còn bạn với sách đèn, miệt mài với kinh sử. Rồi chàng đậu trạng nguyên; làm quan. Chán cảnh quan trường và tình đời bạc bẽo, chàng cáo quan về sống ở quê nhà, vui với cỏ cây, với cụm hoa vàng, cúc trắng, cùng gió trăng mây nước…
Câu chuyện tình quen thuộc đó dưới ngòi bút của Phạm Thiên Thư lại thành một tác phẩm tuyệt vời, một chuyện tình như trong huyền thoại. “Rằng xưa/ Có gã từ quan/ Lên non tìm động hoa vàng ngủ say...”.
Sau này, nhà thơ cho biết Động hoa vàng ra đời năm 1971. Thời buổi đó, lối sống thanh thiếu niên Sài Gòn nói riêng, miền Nam nói chung rất “Mỹ hoá”. Ông viết Động hoa vàng từ giấc mơ Việt, một giấc mơ khẽ khàng rất Việt.
Chính vì vậy, xuyên suốt gần 400 câu thơ, người đọc thấy phảng phất niềm hoài vọng hướng về quá khứ xa xưa của dân tộc, nhớ nhung một thuở thanh bình đã phôi pha. “Ngày xưa trên giậu vàng hoa/Chiều chiều kê chõng nằm ra ngó trời”.
Có một điều đặc biệt, không chỉ có bài thơ Động hoa vàng, hình ảnh hoa vàng xuất hiện dày đặc trong thơ Phạm Thiên Thư. Nó trở thành một biểu tượng xuyên suốt, một nỗi hoài niệm.
Theo lời nhà thơ, khi còn ở miền Bắc nhà ông có ngọn đồi Phượng Hoàng. Hoa cúc dại vàng mênh mông, bát ngát chạy dài che khuất đường chân trời.
Sau này chuyển vào Nam, trước đầu ngõ nhà thơ có cây hoa vàng rực. Những năm gần đây, gần ngay nhà ông ở có quán cà phê Hoa vàng. Ông thường ngồi hàng giờ để hoài niệm về màu hoa vàng huyền ảo năm xưa.
Mời độc giả xem video:Độc – lạ giống mít nghệ “siêu khủng” ở miền Tây. Nguồn: THTPCT.