Nguyễn Phan Hách tên thật là Nguyễn Xuân Hách, sinh năm 1944 tại Bắc Ninh. Ông sáng tác thơ văn từ sớm, nhưng nổi tiếng với 2 bài thơ Làng quan họ và bài thơ Hoa sữa sau này được phổ nhạc thành Làng quan họ quê tôi và Mối tình đầu rất nổi tiếng.Nguyễn Phan Hách sáng tác Hoa sữa khi đã ngoại tứ tuần. Tác phẩm chinh phục con tim bao thế hệ những cung bậc cảm xúc, ngọt ngào, trong trẻo đến bùi ngùi tiếc nuối cho một mối tình. “Tình yêu đầu tưởng không gì chia cắt/Vậy mà tan trong sương gió mong manh”.Chuyện kể rằng, Hoa sữa chính là cảm xúc của nhà thơ khi nhớ về mối tình thời trai trẻ. Thời ấy, chàng 20, nàng là cô sinh viên đang theo học hát quan họ ở độ tuổi mười sáu trăng tròn.Vào mỗi buổi chiều thu, khi nắng đã tắt dần, ngồi trên ghế đá ở hồ Thiền Quang chàng tình tứ đọc thơ cho nàng nghe còn nàng dạy chàng hát quan họ. Tuy nhiên tình yêu chẳng thành.Bẵng đi nhiều năm, mỗi lần đi làm về trên con phố Nguyễn Du đầy hoa sữa, ghé qua hồ Thiền Quang, Nguyễn Phan Hách bùi ngùi xúc động nhớ về cô thiếu nữ bé nhỏ trong tình thơ năm xưa: "Tuổi mười lăm em lớn từng ngày/ Một buổi sớm em bỗng thành thiếu nữ...".Bài thơ viết xong cũng chỉ để cất vào ký ức bởi vì theo nhà thơ Nguyễn Phan Hách hồi đó, đất nước vừa bước qua chiến tranh, những bài thơ về tình yêu đôi lứa rất ít khi dùng.Nữ sĩ Xuân Quỳnh là người đầu tiên tuyển chọn bài thơ "Hoa sữa" để in trong tập thơ "Tình bạn tình yêu" của NXBGD. Sau đó, Nguyễn Phan Hách mạnh dạn gửi lên Báo Văn nghệ cùng với chùm thơ của ông. Từ đó bài thơ đến với đông đảo người đọc, đặc biệt là lứa tuổi học trò.Nguyễn Phan Hách cũng không ngờ duyên phận của bài thơ "Hoa sữa" lại ám ảnh dai dẳng ông như vậy. Khi về cuối đời, có cô gái sinh viên văn khoa vì yêu bài thơ "Hoa sữa" mà tìm đến với ông, trao cho ông tình yêu nồng nàn của tuổi trẻ.Trái tim của người thi sỹ đa tình lại run rẩy thêm một lần nữa. Và bài thơ viết cho mối tình tan vỡ đã trở thành chiếc cầu nối cho mối tình cuối viên mãn của nhà thơ.Mời độc giả xem video:Những hình xăm liệu có là thước đo cho sự tử tế. Nguồn: VTV24.
Nguyễn Phan Hách tên thật là Nguyễn Xuân Hách, sinh năm 1944 tại Bắc Ninh. Ông sáng tác thơ văn từ sớm, nhưng nổi tiếng với 2 bài thơ Làng quan họ và bài thơ Hoa sữa sau này được phổ nhạc thành Làng quan họ quê tôi và Mối tình đầu rất nổi tiếng.
Nguyễn Phan Hách sáng tác Hoa sữa khi đã ngoại tứ tuần. Tác phẩm chinh phục con tim bao thế hệ những cung bậc cảm xúc, ngọt ngào, trong trẻo đến bùi ngùi tiếc nuối cho một mối tình. “Tình yêu đầu tưởng không gì chia cắt/Vậy mà tan trong sương gió mong manh”.
Chuyện kể rằng, Hoa sữa chính là cảm xúc của nhà thơ khi nhớ về mối tình thời trai trẻ. Thời ấy, chàng 20, nàng là cô sinh viên đang theo học hát quan họ ở độ tuổi mười sáu trăng tròn.
Vào mỗi buổi chiều thu, khi nắng đã tắt dần, ngồi trên ghế đá ở hồ Thiền Quang chàng tình tứ đọc thơ cho nàng nghe còn nàng dạy chàng hát quan họ. Tuy nhiên tình yêu chẳng thành.
Bẵng đi nhiều năm, mỗi lần đi làm về trên con phố Nguyễn Du đầy hoa sữa, ghé qua hồ Thiền Quang, Nguyễn Phan Hách bùi ngùi xúc động nhớ về cô thiếu nữ bé nhỏ trong tình thơ năm xưa: "Tuổi mười lăm em lớn từng ngày/ Một buổi sớm em bỗng thành thiếu nữ...".
Bài thơ viết xong cũng chỉ để cất vào ký ức bởi vì theo nhà thơ Nguyễn Phan Hách hồi đó, đất nước vừa bước qua chiến tranh, những bài thơ về tình yêu đôi lứa rất ít khi dùng.
Nữ sĩ Xuân Quỳnh là người đầu tiên tuyển chọn bài thơ "Hoa sữa" để in trong tập thơ "Tình bạn tình yêu" của NXBGD. Sau đó, Nguyễn Phan Hách mạnh dạn gửi lên Báo Văn nghệ cùng với chùm thơ của ông. Từ đó bài thơ đến với đông đảo người đọc, đặc biệt là lứa tuổi học trò.
Nguyễn Phan Hách cũng không ngờ duyên phận của bài thơ "Hoa sữa" lại ám ảnh dai dẳng ông như vậy. Khi về cuối đời, có cô gái sinh viên văn khoa vì yêu bài thơ "Hoa sữa" mà tìm đến với ông, trao cho ông tình yêu nồng nàn của tuổi trẻ.
Trái tim của người thi sỹ đa tình lại run rẩy thêm một lần nữa. Và bài thơ viết cho mối tình tan vỡ đã trở thành chiếc cầu nối cho mối tình cuối viên mãn của nhà thơ.
Mời độc giả xem video:Những hình xăm liệu có là thước đo cho sự tử tế. Nguồn: VTV24.