Bài thơ Tình em của tác giả Hồ Ngọc Sơn viết vào cuối thu năm 1962 ở chiến trường Gia Lai.
Bài thơ Tình em là nỗi niềm của nhà thơ Hồ Ngọc Sơn dành cho người vợ mới cưới được 5 ngày đã phải chia xa.Ông kể, cưới xong, sống bên nhau được 5 ngày, ông được lệnh bí mật vào Nam chiến đấu, Do yêu cầu tuyệt đối giữ bí mật của chiến trường, ông nói dối vợ đi học ở Liên Xô. Sau một năm bặt tin nhau, cuối mùa hè 1962, ông mới nhận được thư vợ.Những dòng thư tha thiết “Chỉ mong sao anh đừng ngã xuống nơi tiền phương. Nếu anh hy sinh, em không biết sẽ phải sống như thế nào. Em sẽ chung thủy chờ anh cho đến ngày toàn thắng...", khiến nhà thơ xúc động.Đêm đó dừng quân bên suối nhỏ, giữa rừng khuya thanh vắng, nằm trên võng ngắm trăng, ông suy tư về tình yêu, lý tưởng cách mạng. Ông chợt nhận ra tình yêu là sự sống. "Khi chiếc lá xa cành/Lá không còn màu xanh/Mà sao em xa anh/Đời vẫn vui rời rợi” bỗng tuôn trào.Và cứ thế, những lời thơ dâng trào theo chân hành quân của nhà thơ: "Anh đi xa càng xa…/Tình em như cỏ hoa/Âu yếm và thiết tha/Theo anh dài nương rẫy…". Vào tới nơi đóng quân, ông viết thư cho vợ, chép bài thơ Tình em gửi ra.Cuối năm 1962, tại một cánh rừng phía Tây Quảng Ngãi, nhà thơ Hồ Ngọc Sơn vừa ngạc nhiên vừa xúc động khi nghe bài thơ Tình em của mình được hát trên Đài Tiếng nói Việt Nam.Ông kể, vì bài thơ có xuất xứ riêng tư nên chỉ chia sẻ với một vài người bạn cùng đơn vị, không biết ai đã gửi bài thơ để đăng báo, phổ nhạc.Đặc biệt, đầu năm 1963, ông nhận được thư vợ. Trong thư vợ ông hỏi: "Em nghe trên Đài họ hát bài Tình em nói là phổ thơ của Ngọc Sơn từ miền Nam gửi ra. Có phải là thơ của anh không?…". Hóa ra vợ ông đã nghe được bài hát, trước cả khi nhận được thư chồng. Thế là, Tình em đã đến với nhiều người trước khi đến với… Em!Sau này, nhà thơ Hồ Ngọc Sơn gặp nhạc sĩ Huy Duy người phổ nhạc Tình em. Hóa ra giữa hai người có mối đồng cảm sâu sắc.Nhà thơ Huy Du cho biết, cuối năm 1962, ông đọc bài thơ Tình em trên Báo Văn Nghệ, thấy tình cảm của tác giả bài thơ trùng hợp với tâm trạng của ông cũng đang phải xa cách người vợ thân yêu. Thế là, chỉ trong một đêm ông đã phổ xong nhạc.Và từ đó Tình em trở thành một trong những thơ thơ/bài hát hay nhất được nhiều người ưu thích, ngâm và hát một cách say mê.Mời độc giả xem video:Mít không hạt Ba Láng. Nguồn: THDT.
Bài thơ Tình em của tác giả Hồ Ngọc Sơn viết vào cuối thu năm 1962 ở chiến trường Gia Lai.
Bài thơ Tình em là nỗi niềm của nhà thơ Hồ Ngọc Sơn dành cho người vợ mới cưới được 5 ngày đã phải chia xa.
Ông kể, cưới xong, sống bên nhau được 5 ngày, ông được lệnh bí mật vào Nam chiến đấu, Do yêu cầu tuyệt đối giữ bí mật của chiến trường, ông nói dối vợ đi học ở Liên Xô. Sau một năm bặt tin nhau, cuối mùa hè 1962, ông mới nhận được thư vợ.
Những dòng thư tha thiết “Chỉ mong sao anh đừng ngã xuống nơi tiền phương. Nếu anh hy sinh, em không biết sẽ phải sống như thế nào. Em sẽ chung thủy chờ anh cho đến ngày toàn thắng...", khiến nhà thơ xúc động.
Đêm đó dừng quân bên suối nhỏ, giữa rừng khuya thanh vắng, nằm trên võng ngắm trăng, ông suy tư về tình yêu, lý tưởng cách mạng. Ông chợt nhận ra tình yêu là sự sống. "Khi chiếc lá xa cành/Lá không còn màu xanh/Mà sao em xa anh/Đời vẫn vui rời rợi” bỗng tuôn trào.
Và cứ thế, những lời thơ dâng trào theo chân hành quân của nhà thơ: "Anh đi xa càng xa…/Tình em như cỏ hoa/Âu yếm và thiết tha/Theo anh dài nương rẫy…". Vào tới nơi đóng quân, ông viết thư cho vợ, chép bài thơ Tình em gửi ra.
Cuối năm 1962, tại một cánh rừng phía Tây Quảng Ngãi, nhà thơ Hồ Ngọc Sơn vừa ngạc nhiên vừa xúc động khi nghe bài thơ Tình em của mình được hát trên Đài Tiếng nói Việt Nam.
Ông kể, vì bài thơ có xuất xứ riêng tư nên chỉ chia sẻ với một vài người bạn cùng đơn vị, không biết ai đã gửi bài thơ để đăng báo, phổ nhạc.
Đặc biệt, đầu năm 1963, ông nhận được thư vợ. Trong thư vợ ông hỏi: "Em nghe trên Đài họ hát bài Tình em nói là phổ thơ của Ngọc Sơn từ miền Nam gửi ra. Có phải là thơ của anh không?…". Hóa ra vợ ông đã nghe được bài hát, trước cả khi nhận được thư chồng. Thế là, Tình em đã đến với nhiều người trước khi đến với… Em!
Sau này, nhà thơ Hồ Ngọc Sơn gặp nhạc sĩ Huy Duy người phổ nhạc Tình em. Hóa ra giữa hai người có mối đồng cảm sâu sắc.
Nhà thơ Huy Du cho biết, cuối năm 1962, ông đọc bài thơ Tình em trên Báo Văn Nghệ, thấy tình cảm của tác giả bài thơ trùng hợp với tâm trạng của ông cũng đang phải xa cách người vợ thân yêu. Thế là, chỉ trong một đêm ông đã phổ xong nhạc.
Và từ đó Tình em trở thành một trong những thơ thơ/bài hát hay nhất được nhiều người ưu thích, ngâm và hát một cách say mê.
Mời độc giả xem video:Mít không hạt Ba Láng. Nguồn: THDT.