“ Bà Chúa Kho - Tình sử và huyền tích” do tác giả Lê Thái Dũng biên soạn. Cuốn sách không tham vọng đi sâu giới thiệu về việc thờ phụng bà Chúa Kho trên phương diện nghiên cứu và tín ngưỡng, lịch sử, văn hóa… mà tập trung giới thiệu những thông tin lý thú liên quan đến các nhân vật bà Chúa Kho, xóa giải ngộ nhận rằng chỉ có một bà Chúa Kho.Theo tác giả Lê Thái Dũng, số lượng các bà Chúa Kho khá nhiều và đa dạng về xuất xứ, có vị là nhân vật lịch sử, có vị lại là con người nửa lịch sử nửa huyền thoại, có vị thì gần như là huyền thoại. Trong số các bà Chúa Kho, có bà Chúa Kho làng Quả Cảm.Theo truyền thuyết và tư liệu dân gian ở địa phương thì bà Chúa Kho làng Quả Cảm họ Trần quê ở làng Quả Cảm (nay thuộc xã Hòa Long, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).Người dân tôn bà làm Thành hoàng làng, còn gọi là Đức vua Bà, đức Giáp Ngọ, bà chúa làng Quả Cảm hay bà chúa Lẫm (kho lẫm). (Ảnh minh họa).Theo bản thần phả về bà chúa Quả Cảm thì bà xuất thân trong gia đình làm ruộng và buôn bán. Khi lớn lên nổi tiếng và tài sắc, vua Trần Anh Tông nghe tiếng cho đón về kinh đô phong làm Đệ tam cung phi và được hưởng bổng lộc của 72 trang ấp, trong đó có trang Quả Cảm.Bà chúa có công lớn giúp dân làm ruộng, trồng cấy, tạo dựng đời sống no ấm, sung túc nên sau khi bà mất nhà vua thương tiếc truy tặng làm hoàng hậu, an táng núi Hoàng Đệ ở Quả Cảm và cho dân chúng thờ làm phúc thần.Có địa phương nơi ghi dấu tích của bà chúa vì thế còn có tên gọi gắn với sự tích của bà, như làng Thượng Đồng còn có tên là làng Lẫm (làng Kho). Một số tài liệu ở các làng xã khác thuộc xứ Kinh Bắc như làng Viêm Xá, làng Hữu Chấp… thờ bà và coi là thủy tổ của quan họ.Ngoài bà Chúa Kho làng Quả Cảm, nước ta còn có rất nhiều bà Chúa Kho khác như bà Chúa Kho làng Cổ Mễ, bà Chúa Cỏ, bà Chúa Ngừ, bà Chúa Kho làng Giảng Võ...Mời độc giả xem video:Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ con rể nổ súng bắn bố mẹ vợ tử vong rồi tự sát. ANTV.
“ Bà Chúa Kho - Tình sử và huyền tích” do tác giả Lê Thái Dũng biên soạn. Cuốn sách không tham vọng đi sâu giới thiệu về việc thờ phụng bà Chúa Kho trên phương diện nghiên cứu và tín ngưỡng, lịch sử, văn hóa… mà tập trung giới thiệu những thông tin lý thú liên quan đến các nhân vật bà Chúa Kho, xóa giải ngộ nhận rằng chỉ có một bà Chúa Kho.
Theo tác giả Lê Thái Dũng, số lượng các bà Chúa Kho khá nhiều và đa dạng về xuất xứ, có vị là nhân vật lịch sử, có vị lại là con người nửa lịch sử nửa huyền thoại, có vị thì gần như là huyền thoại. Trong số các bà Chúa Kho, có bà Chúa Kho làng Quả Cảm.
Theo truyền thuyết và tư liệu dân gian ở địa phương thì bà Chúa Kho làng Quả Cảm họ Trần quê ở làng Quả Cảm (nay thuộc xã Hòa Long, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).
Người dân tôn bà làm Thành hoàng làng, còn gọi là Đức vua Bà, đức Giáp Ngọ, bà chúa làng Quả Cảm hay bà chúa Lẫm (kho lẫm). (Ảnh minh họa).
Theo bản thần phả về bà chúa Quả Cảm thì bà xuất thân trong gia đình làm ruộng và buôn bán. Khi lớn lên nổi tiếng và tài sắc, vua Trần Anh Tông nghe tiếng cho đón về kinh đô phong làm Đệ tam cung phi và được hưởng bổng lộc của 72 trang ấp, trong đó có trang Quả Cảm.
Bà chúa có công lớn giúp dân làm ruộng, trồng cấy, tạo dựng đời sống no ấm, sung túc nên sau khi bà mất nhà vua thương tiếc truy tặng làm hoàng hậu, an táng núi Hoàng Đệ ở Quả Cảm và cho dân chúng thờ làm phúc thần.
Có địa phương nơi ghi dấu tích của bà chúa vì thế còn có tên gọi gắn với sự tích của bà, như làng Thượng Đồng còn có tên là làng Lẫm (làng Kho). Một số tài liệu ở các làng xã khác thuộc xứ Kinh Bắc như làng Viêm Xá, làng Hữu Chấp… thờ bà và coi là thủy tổ của quan họ.
Ngoài bà Chúa Kho làng Quả Cảm, nước ta còn có rất nhiều bà Chúa Kho khác như bà Chúa Kho làng Cổ Mễ, bà Chúa Cỏ, bà Chúa Ngừ, bà Chúa Kho làng Giảng Võ...
Mời độc giả xem video:Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ con rể nổ súng bắn bố mẹ vợ tử vong rồi tự sát. ANTV.