Militarnyi đưa tin, ngày 2/2 Nga sử dụng tên lửa không đối đất có độ chính xác cao Grom-1 tấn công các mục tiêu ở Kherson. Tên lửa được xác định thông qua những bức ảnh cho thấy phần còn lại của tên lửa được công bố trên X, với đặc điểm bánh lái đuôi cong. Ảnh: Militarnyi.Tờ báo lưu ý rằng tên lửa có độ chính xác cao Grom-1 đã được Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga sử dụng vào năm 2013. Đây không phải là lần đầu tiên loại tên lửa này được sử dụng kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Ảnh: Militarnyi.Vào ngày 12/3/2023, nỗ lực phóng tên lửa Grom-1 đầu tiên của Nga đã thất bại. Do vấn đề kỹ thuật, tên lửa đã rơi xuống khu vực Donetsk do lực lượng thân Nga kiểm soát. Ảnh: Militarnyi.Tuy nhiên, lần này lực lượng Nga đã sử dụng loại tên lửa này theo hướng Kherson. Trước đây, những mảnh vỡ của tên lửa này chỉ được phát hiện ở khu vực Donetsk và Kharkiv. Ảnh: Defence Blog.Tên lửa Grom-1 ban đầu được phát triển để triển khai trên các máy bay chiến đấu Su-57, nhưng sau đó nó đã được điều chỉnh để có thể tích hợp trên các hệ thống vũ khí của máy bay Su-34, Su-35 và Su-30. Ảnh: Espreso Global.Tên lửa Grom-1 có tầm bắn 120 km (75 dặm). Điều khiến nó trở nên khác biệt là nhờ thiết kế độc đáo kết hợp giữa bom và tên lửa, Grom-1 có các cánh gắn trên thân giúp nâng cao cả tầm bắn và độ chính xác.Ngược lại, phiên bản tiền nhiệm của nó là "X-38" chỉ có tầm hoạt động 40 km. Grom-1 còn có khả năng vượt qua các hệ thống phòng không tiên tiến của phương Tây đang bố trí ở tiền tuyến, khiến nó trở thành vũ khí hữu ích cho lực lượng Nga.Tên lửa Grom-1 được trang bị đầu đạn có sức nổ phân mảnh cao, có trọng lượng lên tới 480 kg. Truyền thông nhà nước Nga cũng tuyên bố về sự tồn tại của phiên bản nhiệt áp của tên lửa này, nhưng thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng.Các cơ quan của Nga cũng đưa ra so sánh giữa Grom và bom thông minh JDAM của quân đội Mỹ. Tuy nhiên, tên lửa của Nga vẫn chưa chứng tỏ được mức độ hiệu quả và độ chính xác tương đương với bộ dẫn đường gắn trên bom của Mỹ.Tên lửa Grom-1 được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính và vệ tinh, cho phép nó tấn công các mục tiêu cố định bằng cách sử dụng tọa độ đã được tải xuống và lưu vào trong hệ thống dẫn đường trước đó.Cho đến nay, mới có hai biến thể Grom xuất hiện và ra mắt trong Triển lãm hàng không MAKS 2015 được tổ chức tại Sân bay Quốc tế Zhukovsky gần Moscow. Phía Nga công bố rằng, cả hai phiên bản đã hoàn tất quá trình thử nghiệm vào năm 2019.Việc Nga sử dụng Grom-1 tại Ukraine được nhiều chuyên gia suy đoán rằng, loại tên lửa này đang trong quá trình hoàn thiện, bởi trước đó nó cũng đã được triển khai ở Ukraine nhưng với số lượng hạn chế cũng như hiệu quả chưa thực sự thuyết phục.
Militarnyi đưa tin, ngày 2/2 Nga sử dụng tên lửa không đối đất có độ chính xác cao Grom-1 tấn công các mục tiêu ở Kherson. Tên lửa được xác định thông qua những bức ảnh cho thấy phần còn lại của tên lửa được công bố trên X, với đặc điểm bánh lái đuôi cong. Ảnh: Militarnyi.
Tờ báo lưu ý rằng tên lửa có độ chính xác cao Grom-1 đã được Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga sử dụng vào năm 2013. Đây không phải là lần đầu tiên loại tên lửa này được sử dụng kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Ảnh: Militarnyi.
Vào ngày 12/3/2023, nỗ lực phóng tên lửa Grom-1 đầu tiên của Nga đã thất bại. Do vấn đề kỹ thuật, tên lửa đã rơi xuống khu vực Donetsk do lực lượng thân Nga kiểm soát. Ảnh: Militarnyi.
Tuy nhiên, lần này lực lượng Nga đã sử dụng loại tên lửa này theo hướng Kherson. Trước đây, những mảnh vỡ của tên lửa này chỉ được phát hiện ở khu vực Donetsk và Kharkiv. Ảnh: Defence Blog.
Tên lửa Grom-1 ban đầu được phát triển để triển khai trên các máy bay chiến đấu Su-57, nhưng sau đó nó đã được điều chỉnh để có thể tích hợp trên các hệ thống vũ khí của máy bay Su-34, Su-35 và Su-30. Ảnh: Espreso Global.
Tên lửa Grom-1 có tầm bắn 120 km (75 dặm). Điều khiến nó trở nên khác biệt là nhờ thiết kế độc đáo kết hợp giữa bom và tên lửa, Grom-1 có các cánh gắn trên thân giúp nâng cao cả tầm bắn và độ chính xác.
Ngược lại, phiên bản tiền nhiệm của nó là "X-38" chỉ có tầm hoạt động 40 km. Grom-1 còn có khả năng vượt qua các hệ thống phòng không tiên tiến của phương Tây đang bố trí ở tiền tuyến, khiến nó trở thành vũ khí hữu ích cho lực lượng Nga.
Tên lửa Grom-1 được trang bị đầu đạn có sức nổ phân mảnh cao, có trọng lượng lên tới 480 kg. Truyền thông nhà nước Nga cũng tuyên bố về sự tồn tại của phiên bản nhiệt áp của tên lửa này, nhưng thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng.
Các cơ quan của Nga cũng đưa ra so sánh giữa Grom và bom thông minh JDAM của quân đội Mỹ. Tuy nhiên, tên lửa của Nga vẫn chưa chứng tỏ được mức độ hiệu quả và độ chính xác tương đương với bộ dẫn đường gắn trên bom của Mỹ.
Tên lửa Grom-1 được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính và vệ tinh, cho phép nó tấn công các mục tiêu cố định bằng cách sử dụng tọa độ đã được tải xuống và lưu vào trong hệ thống dẫn đường trước đó.
Cho đến nay, mới có hai biến thể Grom xuất hiện và ra mắt trong Triển lãm hàng không MAKS 2015 được tổ chức tại Sân bay Quốc tế Zhukovsky gần Moscow. Phía Nga công bố rằng, cả hai phiên bản đã hoàn tất quá trình thử nghiệm vào năm 2019.
Việc Nga sử dụng Grom-1 tại Ukraine được nhiều chuyên gia suy đoán rằng, loại tên lửa này đang trong quá trình hoàn thiện, bởi trước đó nó cũng đã được triển khai ở Ukraine nhưng với số lượng hạn chế cũng như hiệu quả chưa thực sự thuyết phục.