Điểm nổi bật của vũ khí thế hệ mới nằm ở chỗ khẩu pháo mà nó sở hữu có cỡ nòng rất lớn và được chế tạo theo chương trình hợp tác giữa hai cường quốc quân sự hàng đầu châu Âu là Pháp và Đức.Theo trang web của nhà phát triển, vũ khí nói trên phải đảm bảo ưu thế chiến thuật cho các lực lượng vũ trang NATO không chỉ trong tương lai gần (đến năm 2035) mà còn kéo dài tới vài thập kỷ nữa, khẩu pháo xe tăng này được đặt tên là ASCALON.Chuyên trang thông tin quân sự BMDP của Nga bình luận, xe tăng tương lai của châu Âu nhiều khả năng tích hợp một tháp pháo không người ngồi trong điều khiển và mang pháo chính cỡ nòng 140 mm.Nexter đã nhắc đến con số này trên kênh thông tin chính thức của mình nhiều lần, họ đề cập đến kinh nghiệm phát triển từ cuối thập kỷ trước trên một mẫu xe tăng Leclerc thử nghiệm.Ngoài ra, hiện tại công ty Rheinmetall cũng chế tạo bản thử nghiệm của loại pháo tăng nòng trơn cỡ 130 mm, nó đã được tích hợp trên một chiếc Challenger 2 và chứng tỏ sức mạnh ngoài thao trường.Giới phân tích cho rằng nhiều khả năng ASCALON sẽ phải cạnh tranh với khẩu pháo Đức nhằm giành vị trí chính thức trên xe tăng chiến đấu chủ lực tương lai của châu Âu.Nhưng dù cho sử dụng pháo cỡ nòng nào đi nữa thì MBT của châu Âu vẫn có vũ khí chính với sức mạnh vượt trội khẩu 2A82 cỡ 125 mm của xe tăng T-14 Armata do Nga chế tạo.Ngoài cỡ nòng giúp hỏa lực tăng mạnh, loại pháo mới còn được phân biệt bởi khả năng sử dụng nhiều loại đạn dẫn đường thế hệ mới, bao gồm cả tầm bắn vượt ngoài đường chân trời để đảm nhiệm vai trò pháo tự hành.Việc trang bị đạn ống lồng nhỏ gọn có chiều dài tối đa 1.300 mm cũng đã được đề cập đến, đảm bảo sức mạnh trong khi vẫn tối ưu hóa kích thước và tăng không gian lưu trữ đạn bên trong tháp pháo.Mức năng lượng của phát bắn từ khẩu pháo ASCALON theo công bố là 10 Megajoules đối với đạn xuyên dưới cỡ nòng và triển vọng phát triển lên đến con số 13 Megajoules.Nhà sản xuất còn lên kế hoạch tích hợp một thiết bị giảm giật đầu nòng cải tiến, giúp giảm tác động từ phát bắn đối với bộ binh tùng thiết cũng như những vật thể xung quanh.Do đó ASCALON tỏ ra phù hợp kể cả khi chiến đấu trong khu vực đô thị, công ty phát triển cũng lưu ý khả năng tích hợp với nhiều nền tảng thiết giáp có trọng lượng lên đến 50 tấn.Nexter chắc chắn rằng ASCALON có mọi cơ hội để trở thành vũ khí tiêu chuẩn của xe tăng hiện đại và đảm bảo tính ưu việt về công nghệ cũng như chiến thuật của các hệ thống vũ khí mặt đất do châu Âu chế tạo trong những thập niên tới.Trước thực tế trên, Nga nhiều khả năng sẽ phải sớm xúc tiến chương trình nghiên cứu chế tạo trọng pháo cỡ 152 mm cho xe tăng chủ lực T-14 Armata, dự án trên hiện vẫn đang bị đình trệ do vướng mắc nhiều khó khăn trong quá trình đưa chiếc chiến xa này vào đội hình trực chiến.
Điểm nổi bật của vũ khí thế hệ mới nằm ở chỗ khẩu pháo mà nó sở hữu có cỡ nòng rất lớn và được chế tạo theo chương trình hợp tác giữa hai cường quốc quân sự hàng đầu châu Âu là Pháp và Đức.
Theo trang web của nhà phát triển, vũ khí nói trên phải đảm bảo ưu thế chiến thuật cho các lực lượng vũ trang NATO không chỉ trong tương lai gần (đến năm 2035) mà còn kéo dài tới vài thập kỷ nữa, khẩu pháo xe tăng này được đặt tên là ASCALON.
Chuyên trang thông tin quân sự BMDP của Nga bình luận, xe tăng tương lai của châu Âu nhiều khả năng tích hợp một tháp pháo không người ngồi trong điều khiển và mang pháo chính cỡ nòng 140 mm.
Nexter đã nhắc đến con số này trên kênh thông tin chính thức của mình nhiều lần, họ đề cập đến kinh nghiệm phát triển từ cuối thập kỷ trước trên một mẫu xe tăng Leclerc thử nghiệm.
Ngoài ra, hiện tại công ty Rheinmetall cũng chế tạo bản thử nghiệm của loại pháo tăng nòng trơn cỡ 130 mm, nó đã được tích hợp trên một chiếc Challenger 2 và chứng tỏ sức mạnh ngoài thao trường.
Giới phân tích cho rằng nhiều khả năng ASCALON sẽ phải cạnh tranh với khẩu pháo Đức nhằm giành vị trí chính thức trên xe tăng chiến đấu chủ lực tương lai của châu Âu.
Nhưng dù cho sử dụng pháo cỡ nòng nào đi nữa thì MBT của châu Âu vẫn có vũ khí chính với sức mạnh vượt trội khẩu 2A82 cỡ 125 mm của xe tăng T-14 Armata do Nga chế tạo.
Ngoài cỡ nòng giúp hỏa lực tăng mạnh, loại pháo mới còn được phân biệt bởi khả năng sử dụng nhiều loại đạn dẫn đường thế hệ mới, bao gồm cả tầm bắn vượt ngoài đường chân trời để đảm nhiệm vai trò pháo tự hành.
Việc trang bị đạn ống lồng nhỏ gọn có chiều dài tối đa 1.300 mm cũng đã được đề cập đến, đảm bảo sức mạnh trong khi vẫn tối ưu hóa kích thước và tăng không gian lưu trữ đạn bên trong tháp pháo.
Mức năng lượng của phát bắn từ khẩu pháo ASCALON theo công bố là 10 Megajoules đối với đạn xuyên dưới cỡ nòng và triển vọng phát triển lên đến con số 13 Megajoules.
Nhà sản xuất còn lên kế hoạch tích hợp một thiết bị giảm giật đầu nòng cải tiến, giúp giảm tác động từ phát bắn đối với bộ binh tùng thiết cũng như những vật thể xung quanh.
Do đó ASCALON tỏ ra phù hợp kể cả khi chiến đấu trong khu vực đô thị, công ty phát triển cũng lưu ý khả năng tích hợp với nhiều nền tảng thiết giáp có trọng lượng lên đến 50 tấn.
Nexter chắc chắn rằng ASCALON có mọi cơ hội để trở thành vũ khí tiêu chuẩn của xe tăng hiện đại và đảm bảo tính ưu việt về công nghệ cũng như chiến thuật của các hệ thống vũ khí mặt đất do châu Âu chế tạo trong những thập niên tới.
Trước thực tế trên, Nga nhiều khả năng sẽ phải sớm xúc tiến chương trình nghiên cứu chế tạo trọng pháo cỡ 152 mm cho xe tăng chủ lực T-14 Armata, dự án trên hiện vẫn đang bị đình trệ do vướng mắc nhiều khó khăn trong quá trình đưa chiếc chiến xa này vào đội hình trực chiến.