Quân đội Bangladesh - quốc gia mua xe tăng chiến đấu chủ lực VT-1A do Trung Quốc chế tạo mới đây đã phàn nàn rằng họ cảm thấy không hài lòng với sản phẩm. Lời chỉ trích chủ yếu nhằm vào động cơ 6TD-2 của Ukraine.Được biết trong quá trình vận hành xe tăng VT-1A, các động cơ Ukraine sản xuất đã phát sinh vấn đề và việc mua phụ tùng thay thế chất lượng cao là không thể, do Kiev áp đặt lệnh cấm xuất khẩu sang Trung Quốc.Ngoài ra theo một số báo cáo, công suất của động cơ không đạt được yêu cầu như thiết kế, đặc biệt là khi xe tăng hoạt động trong điều kiện không khí loãng, dù chỉ mới ở độ cao trung bình.Vấn đề là khi Trung Quốc đưa VT-1A ra thị trường thế giới, họ đã chọn động cơ 6TD-2 của Ukraine vì thiết bị này vẫn đang lắp trên xe tăng Al-Khalid của Pakistan - thực chất chính là VT-1A được sản xuất tại chỗ theo giấy phép với số lượng không đáng kể.Động cơ 6TD-2 khi tích hợp cho xe tăng Al-Khalid không gặp vấn đề gì lớn, đã chứng tỏ độ tin cậy khá cao, khi đó Trung Quốc cũng chưa chế tạo được động cơ diesel tương đương, do vậy họ đã đưa ra lựa chọn trên.Nhà sản xuất dự đoán một tương lai tốt đẹp cho xe tăng Trung Quốc trên thị trường xuất khẩu, Bắc Kinh đã ký được hợp đồng cung cấp chiến xa cho Bangladesh, Morocco và sẽ xuất khẩu cả một lô MBT cho Peru.Tuy nhiên tại quốc gia Nam Mỹ này, lợi ích của Trung Quốc và Ukraine đã bị xung đột lớn, khi Kiev cũng đang cố gắng bán xe tăng T-84 Oplot của mình cho quân đội Peru.Kết quả của cuộc đua tranh nói trên là xe tăng Trung Quốc đã thắng thầu, đánh bại T-84 Oplot của Ukraine nhờ giá thành rẻ và tốc độ chế tạo nhanh, để trả đũa, từ đó Kiev đã cấm xuất khẩu động cơ 6TD-2 cho đối thủ.Không chỉ có vậy, việc cung cấp phụ tùng thay thế cho các động cơ này cũng bị ngừng lại, khiến khách hàng mua xe tăng Trung Quốc đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn như đã nói ở trên.Hiện tại các chuyên gia Trung Quốc đang cố gắng phát triển động cơ diesel tăng áp của riêng họ để thay thế động cơ của Ukraine, thiết bị này sẽ được lắp trên các xe tăng xuất khẩu.Tuy vậy công việc trên không thể hoàn thành trong một sớm một chiều, bên cạnh đó chưa có gì đảm bảo động cơ nội địa của Trung Quốc sẽ vượt qua sản phẩm do Ukraine chế tạo.Với thực tế này, Trung Quốc đã đánh mất khá nhiều hợp đồng xuất khẩu béo bở, chưa kể đến việc họ còn đang khốn đốn đối diện với khoản phạt vì không thể cung cấp dịch vụ sửa chữa cho khách hàng như cam kết.Thông qua sự việc đã được liệt kê, có thể thấy rằng động cơ cho phương tiện tác chiến, từ máy bay, tàu thủy cho tới xe tăng vẫn là quân bài mà Ukraine có thể sử dụng một cách đầy hiệu quả.Trước đó Nga đã không ít lần gặp khó với Ukraine và bây giờ tới lượt Trung Quốc chịu hậu quả, một trong những biện pháp mà Bắc Kinh có thể sẽ đưa ra là mua lại luôn nhà sản xuất, tương tự như những gì họ đã làm với tổ hợp chế tạo động cơ máy bay Motor Sich.
Quân đội Bangladesh - quốc gia mua xe tăng chiến đấu chủ lực VT-1A do Trung Quốc chế tạo mới đây đã phàn nàn rằng họ cảm thấy không hài lòng với sản phẩm. Lời chỉ trích chủ yếu nhằm vào động cơ 6TD-2 của Ukraine.
Được biết trong quá trình vận hành xe tăng VT-1A, các động cơ Ukraine sản xuất đã phát sinh vấn đề và việc mua phụ tùng thay thế chất lượng cao là không thể, do Kiev áp đặt lệnh cấm xuất khẩu sang Trung Quốc.
Ngoài ra theo một số báo cáo, công suất của động cơ không đạt được yêu cầu như thiết kế, đặc biệt là khi xe tăng hoạt động trong điều kiện không khí loãng, dù chỉ mới ở độ cao trung bình.
Vấn đề là khi Trung Quốc đưa VT-1A ra thị trường thế giới, họ đã chọn động cơ 6TD-2 của Ukraine vì thiết bị này vẫn đang lắp trên xe tăng Al-Khalid của Pakistan - thực chất chính là VT-1A được sản xuất tại chỗ theo giấy phép với số lượng không đáng kể.
Động cơ 6TD-2 khi tích hợp cho xe tăng Al-Khalid không gặp vấn đề gì lớn, đã chứng tỏ độ tin cậy khá cao, khi đó Trung Quốc cũng chưa chế tạo được động cơ diesel tương đương, do vậy họ đã đưa ra lựa chọn trên.
Nhà sản xuất dự đoán một tương lai tốt đẹp cho xe tăng Trung Quốc trên thị trường xuất khẩu, Bắc Kinh đã ký được hợp đồng cung cấp chiến xa cho Bangladesh, Morocco và sẽ xuất khẩu cả một lô MBT cho Peru.
Tuy nhiên tại quốc gia Nam Mỹ này, lợi ích của Trung Quốc và Ukraine đã bị xung đột lớn, khi Kiev cũng đang cố gắng bán xe tăng T-84 Oplot của mình cho quân đội Peru.
Kết quả của cuộc đua tranh nói trên là xe tăng Trung Quốc đã thắng thầu, đánh bại T-84 Oplot của Ukraine nhờ giá thành rẻ và tốc độ chế tạo nhanh, để trả đũa, từ đó Kiev đã cấm xuất khẩu động cơ 6TD-2 cho đối thủ.
Không chỉ có vậy, việc cung cấp phụ tùng thay thế cho các động cơ này cũng bị ngừng lại, khiến khách hàng mua xe tăng Trung Quốc đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn như đã nói ở trên.
Hiện tại các chuyên gia Trung Quốc đang cố gắng phát triển động cơ diesel tăng áp của riêng họ để thay thế động cơ của Ukraine, thiết bị này sẽ được lắp trên các xe tăng xuất khẩu.
Tuy vậy công việc trên không thể hoàn thành trong một sớm một chiều, bên cạnh đó chưa có gì đảm bảo động cơ nội địa của Trung Quốc sẽ vượt qua sản phẩm do Ukraine chế tạo.
Với thực tế này, Trung Quốc đã đánh mất khá nhiều hợp đồng xuất khẩu béo bở, chưa kể đến việc họ còn đang khốn đốn đối diện với khoản phạt vì không thể cung cấp dịch vụ sửa chữa cho khách hàng như cam kết.
Thông qua sự việc đã được liệt kê, có thể thấy rằng động cơ cho phương tiện tác chiến, từ máy bay, tàu thủy cho tới xe tăng vẫn là quân bài mà Ukraine có thể sử dụng một cách đầy hiệu quả.
Trước đó Nga đã không ít lần gặp khó với Ukraine và bây giờ tới lượt Trung Quốc chịu hậu quả, một trong những biện pháp mà Bắc Kinh có thể sẽ đưa ra là mua lại luôn nhà sản xuất, tương tự như những gì họ đã làm với tổ hợp chế tạo động cơ máy bay Motor Sich.