Các hãng thông tấn Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại rất nghiêm trọng về việc Ấn Độ có thể sớm đặt mua xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) tối tân T-14 Armata từ Nga.Truyền thông Bắc Kinh nói rằng nếu một số lượng lớn MBT trên xuất hiện trong kho vũ khí của Ấn Độ, quân đội Trung Quốc sẽ gặp phải vấn đề lớn khi ưu thế vượt trội thuộc về lực lượng thiết giáp của New Delhi.Người dùng mạng xã hội Ấn Độ ủng hộ bước đi như vậy và bắt đầu "đe dọa" Trung Quốc với viễn cảnh mua sắm xe tăng Nga, đặc biệt là khi Moskva coi New Delhi là một trong những khách hàng chính của phương tiện tác chiến này.Báo chí Ấn Độ nói rằng: “Vào năm 2021, xe tăng T-14 Armata có thể nhận giấy phép xuất khẩu và nếu Ấn Độ ký hợp đồng với phía Nga thì chúng ta có thể nói về việc mua hàng trăm cỗ chiến xa loại này”.Theo các cư dân mạng Ấn Độ, T-14 Armata chắc chắn sẽ trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với Trung Quốc, một vài ý kiến tiêu biểu được đăng tải như sau:"Ấn Độ có thể mua hàng trăm xe tăng chiến đấu chủ lực tối tân T-14 Armata từ Nga và biến chiến xa đối phương thành phế liệu"."Nếu Bắc Kinh từng lo sợ T-90 của Ấn Độ thì khi chúng ta mua T-14 Armata, Trung Quốc chắc chắn sẽ có lý do để lo ngại hơn"."Xe tăng Ấn Độ đã vượt trội so với công nghệ Trung Quốc, nhưng T-14 Armata là một cỗ máy hoàn toàn khác được thiết kế để tiêu diệt gọn kẻ thù".Trước đó vào tháng 8/2019, trang Sina của Trung Quốc cho biết, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ tới Nga vào tháng 9 để tham gia Diễn đàn kinh tế phương Đông lần thứ 5 và Hội nghị thượng đỉnh song phương Nga - Ấn Độ lần thứ 20.Bên cạnh các thỏa thuận nhằm thúc đẩy kinh tế thì hợp tác quốc phòng sẽ là một trong những trọng tâm của chương trình nghị sự, giới chuyên môn nhận định sẽ có thêm nhiều thương vụ mua sắm vũ khí được mang ra bàn thảo.Theo nguồn tin của Sina thì Nga có thể bán xe tăng T-14 Amata thế hệ mới cho Ấn Độ với giá trị ước tính lên tới 4,5 tỷ USD, số lượng cụ thể lên tới trên 1.700 chiếc.Nếu thông tin trên của Sina là chính xác thì Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia sở hữu nhiều xe tăng T-14 Armata nhất thế giới, thậm chí qua mặt cả nước chủ nhà Nga.Cần phải làm rõ rằng cho đến nay không có tuyên bố chính thức nào từ Ấn Độ về việc mua xe tăng T-14 Armata của Nga, tuy nhiên do phương tiện này đã được thử nghiệm ở Syria, New Delhi rõ ràng cho thấy sự quan tâm lớn.Diễn biến căng thẳng biên giới với Trung Quốc được xem là chất xúc tác khiến Ấn Độ đẩy nhanh kế hoạch mua sắm xe tăng T-14 Armata của mình, hợp đồng có thể sớm được ký kết trong tương lai gần.
Các hãng thông tấn Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại rất nghiêm trọng về việc Ấn Độ có thể sớm đặt mua xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) tối tân T-14 Armata từ Nga.
Truyền thông Bắc Kinh nói rằng nếu một số lượng lớn MBT trên xuất hiện trong kho vũ khí của Ấn Độ, quân đội Trung Quốc sẽ gặp phải vấn đề lớn khi ưu thế vượt trội thuộc về lực lượng thiết giáp của New Delhi.
Người dùng mạng xã hội Ấn Độ ủng hộ bước đi như vậy và bắt đầu "đe dọa" Trung Quốc với viễn cảnh mua sắm xe tăng Nga, đặc biệt là khi Moskva coi New Delhi là một trong những khách hàng chính của phương tiện tác chiến này.
Báo chí Ấn Độ nói rằng: “Vào năm 2021, xe tăng T-14 Armata có thể nhận giấy phép xuất khẩu và nếu Ấn Độ ký hợp đồng với phía Nga thì chúng ta có thể nói về việc mua hàng trăm cỗ chiến xa loại này”.
Theo các cư dân mạng Ấn Độ, T-14 Armata chắc chắn sẽ trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với Trung Quốc, một vài ý kiến tiêu biểu được đăng tải như sau:
"Ấn Độ có thể mua hàng trăm xe tăng chiến đấu chủ lực tối tân T-14 Armata từ Nga và biến chiến xa đối phương thành phế liệu".
"Nếu Bắc Kinh từng lo sợ T-90 của Ấn Độ thì khi chúng ta mua T-14 Armata, Trung Quốc chắc chắn sẽ có lý do để lo ngại hơn".
"Xe tăng Ấn Độ đã vượt trội so với công nghệ Trung Quốc, nhưng T-14 Armata là một cỗ máy hoàn toàn khác được thiết kế để tiêu diệt gọn kẻ thù".
Trước đó vào tháng 8/2019, trang Sina của Trung Quốc cho biết, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ tới Nga vào tháng 9 để tham gia Diễn đàn kinh tế phương Đông lần thứ 5 và Hội nghị thượng đỉnh song phương Nga - Ấn Độ lần thứ 20.
Bên cạnh các thỏa thuận nhằm thúc đẩy kinh tế thì hợp tác quốc phòng sẽ là một trong những trọng tâm của chương trình nghị sự, giới chuyên môn nhận định sẽ có thêm nhiều thương vụ mua sắm vũ khí được mang ra bàn thảo.
Theo nguồn tin của Sina thì Nga có thể bán xe tăng T-14 Amata thế hệ mới cho Ấn Độ với giá trị ước tính lên tới 4,5 tỷ USD, số lượng cụ thể lên tới trên 1.700 chiếc.
Nếu thông tin trên của Sina là chính xác thì Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia sở hữu nhiều xe tăng T-14 Armata nhất thế giới, thậm chí qua mặt cả nước chủ nhà Nga.
Cần phải làm rõ rằng cho đến nay không có tuyên bố chính thức nào từ Ấn Độ về việc mua xe tăng T-14 Armata của Nga, tuy nhiên do phương tiện này đã được thử nghiệm ở Syria, New Delhi rõ ràng cho thấy sự quan tâm lớn.
Diễn biến căng thẳng biên giới với Trung Quốc được xem là chất xúc tác khiến Ấn Độ đẩy nhanh kế hoạch mua sắm xe tăng T-14 Armata của mình, hợp đồng có thể sớm được ký kết trong tương lai gần.