Mới đây, một binh sĩ Nga đã quay được video một chiếc xe tăng T-72M1 của Ba Lan viện trợ cho Ukraine, đã bị phá hủy hoàn toàn bởi một quả mìn ở khu vực miền Đông Ukraine.Có thể thấy toàn bộ chiếc xe tăng về cơ bản đã bị nổ tung, không chỉ tháp pháo mà cả khung gầm cũng đã bị phá hủy hoàn toàn; bánh xe và xích xe vương vãi trên đường. Không rõ số phận của kíp chiến đấu trong xe.Khi xe tăng vướng phải mìn chống tăng cực mạnh, nó có thể bị thương tích rất nghiêm trọng. Mìn chống tăng là loại mìn được thiết kế để tiêu diệt xe tăng và các phương tiện bọc thép khác, thường được chôn dưới đất hoặc rải trên đường chờ xe đi qua.Những quả mìn chống tăng thường đủ sức nổ để phá hủy hoặc thậm chí làm hư hại nặng một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực. Mìn chống tăng có thể được kích nổ bằng nhiều phương tiện khác nhau, chẳng hạn như kích nổ bằng áp suất, từ trường, hồng ngoại…; nhưng thông thường là loại đè nổ.Sức nổ của mìn chống tăng công suất lớn thường là trên 10 kg TNT, đủ sức phá hủy một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực. Khi xe tăng đi qua quả mìn, mìn sẽ tạo ra sức nổ cực lớn, với nhiệt độ và áp suất cao, có thể làm nổ vỏ xe tăng ngay lập tức.Đồng thời sức nổ của mìn còn phá hủy động cơ và gây cháy nhiên liệu, khiến phương tiện mất khả năng di chuyển. Ngoài ra, vụ nổ của mìn cũng sẽ tạo ra một lượng lớn các mảnh vỡ và sóng xung kích, có thể xuyên thủng lớp giáp của xe tăng và gây sát thương cho người ngồi trong xe.Kết cấu và các biện pháp bảo vệ của thân xe tăng, cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hậu quả của các vụ va chạm với mìn chống tăng. Xe tăng chiến đấu chủ lực thường sử dụng giáp tổng hợp (giáp composite), bao gồm nhiều lớp làm từ thép, gốm sứ, vật liệu composite và các vật liệu khác để bảo vệ tốt hơn.Sàn xe cũng thường được trang bị các thiết bị chống nổ để giảm tác động của các vụ nổ của mìn lên kết cấu đáy như các lớp cao su dày, để hấp thụ sóng xung kích của vụ nổ; giúp giảm chấn thương cho kíp xe và bảo vệ thiết bị trong xe.Ngoài ra, tháp pháo và thân xe tăng còn được trang bị các hệ thống bảo vệ chủ động và bị động như giáp phản ứng nổ, giáp cơ động, hệ thống đánh chặn chủ động…nhằm nâng cao khả năng sống sót của xe tăng. Tuy nhiên, ngay cả khi xe tăng sử dụng các biện pháp bảo vệ như vậy, cũng không có gì đảm bảo rằng xe tăng sẽ sống sót, khi trúng mìn chống tăng cực mạnh; vì khi một số loại mìn có khả năng xuyên giáp xe tăng, gây sát thương ngay lập tức cho người ngồi trong xe.Ngoài ra, sức nổ của mìn chống tăng công suất cao, đủ để vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ của xe tăng, gây ra hỏng hóc nghiêm trọng cho bên ngoài và bên trong xe tăng. Ngay cả những chiếc xe tăng hiện đại vẫn sẽ bị phá hủy và hỏng nặng, khi gặp phải mìn chống tăng cực mạnh; thậm chí có thể khiến xe bị hư hỏng hoàn toàn. Khi xe tăng chiến đấu chủ lực trúng mìn chống tăng cực mạnh, khả năng sống sót của người ngồi trong xe cũng là một yếu tố then chốt. Sức nổ của mìn có thể gây cháy hoặc nổ bên trong xe tăng, gây thương tích nghiêm trọng hoặc tử vong cho người ngồi bên trong. Ngoài ra, việc nổ mìn có thể khiến xe tăng mất khả năng di chuyển, kíp xe sẽ bị mắc kẹt trong xe và không thể thoát ra ngoài. Trong trường hợp này, ý thức tự bảo vệ và khả năng ứng phó của những người ngồi trên xe là rất quan trọng.Các kíp lái xe tăng thường được huấn luyện và trang bị các thiết bị bảo hộ như mũ công tác, áo giáp nhẹ để cải thiện khả năng sống sót và khả năng chống lại mìn chống tăng hoặc khi xe bị trúng đạn chống tăng. Ngoài ra, kíp lái còn thường được trang bị một số dụng cụ sinh tồn cần thiết và thiết bị y tế trong trường hợp khẩn cấp.Để nâng cao khả năng sống sót, khi xe bị trúng mìn hoặc đạn chống tăng, kíp xe phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp sơ tán thích hợp; chẳng hạn như thoát ra khỏi xe trước khi xe phát nổ, hoặc nhanh chóng đóng cửa ra vào và cửa thông gió, để giảm thiệt hại do các mảnh vỡ và sóng xung kích.Bên cạnh đó kíp xe tăng nên cố gắng tránh các khu vực nguy hiểm khi di chuyển, đặc biệt là các khu vực nghi ngờ có bãi mìn; điều này có thể làm giảm nguy cơ xe vướng phải mìn; do vậy phải bố trí các đội công binh chuyên trách rà phá mìn ở các khu vực mà xe dự kiến di chuyển.Nếu xe tăng nghi ngờ gặp phải bãi mìn chống tăng, người lái nên dừng lại ngay lập tức và tránh đi tiếp. Khi xe tăng bị trúng mìn, kíp xe nên nhanh chóng cúi đầu xuống để tránh thiệt hại do mảnh vỡ và sóng xung kích; đồng thời nhanh chóng thoát ra khỏi xe theo lối gần nhất càng nhanh càng tốt.Khi thoát ra ngoài, các thành viên trong kíp xe phải giúp đỡ lẫn nhau để đảm bảo rằng mọi người có thể thoát khỏi xe một cách thuận lợi. Nếu ai đó bị thương hoặc không thể di chuyển, những người cần giải cứu kịp thời.Trong chiến đấu, khi xe tăng gặp phải mìn chống tăng là rất nguy hiểm, khó có thể đưa ra những phán đoán và biện pháp đối phó chính xác. Vì vậy, việc huấn luyện và chất lượng của kíp xe là rất quan trọng; chỉ khi có đủ kỹ năng và kinh nghiệm, họ mới có thể đưa ra quyết định chính xác vào những thời điểm quan trọng và giúp nâng cao tỷ lệ sống sót. Xe tăng T-72M1 của Ukraine bị trúng mìn chống tăng của Nga.
Mới đây, một binh sĩ Nga đã quay được video một chiếc xe tăng T-72M1 của Ba Lan viện trợ cho Ukraine, đã bị phá hủy hoàn toàn bởi một quả mìn ở khu vực miền Đông Ukraine.
Có thể thấy toàn bộ chiếc xe tăng về cơ bản đã bị nổ tung, không chỉ tháp pháo mà cả khung gầm cũng đã bị phá hủy hoàn toàn; bánh xe và xích xe vương vãi trên đường. Không rõ số phận của kíp chiến đấu trong xe.
Khi xe tăng vướng phải mìn chống tăng cực mạnh, nó có thể bị thương tích rất nghiêm trọng. Mìn chống tăng là loại mìn được thiết kế để tiêu diệt xe tăng và các phương tiện bọc thép khác, thường được chôn dưới đất hoặc rải trên đường chờ xe đi qua.
Những quả mìn chống tăng thường đủ sức nổ để phá hủy hoặc thậm chí làm hư hại nặng một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực. Mìn chống tăng có thể được kích nổ bằng nhiều phương tiện khác nhau, chẳng hạn như kích nổ bằng áp suất, từ trường, hồng ngoại…; nhưng thông thường là loại đè nổ.
Sức nổ của mìn chống tăng công suất lớn thường là trên 10 kg TNT, đủ sức phá hủy một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực. Khi xe tăng đi qua quả mìn, mìn sẽ tạo ra sức nổ cực lớn, với nhiệt độ và áp suất cao, có thể làm nổ vỏ xe tăng ngay lập tức.
Đồng thời sức nổ của mìn còn phá hủy động cơ và gây cháy nhiên liệu, khiến phương tiện mất khả năng di chuyển. Ngoài ra, vụ nổ của mìn cũng sẽ tạo ra một lượng lớn các mảnh vỡ và sóng xung kích, có thể xuyên thủng lớp giáp của xe tăng và gây sát thương cho người ngồi trong xe.
Kết cấu và các biện pháp bảo vệ của thân xe tăng, cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hậu quả của các vụ va chạm với mìn chống tăng. Xe tăng chiến đấu chủ lực thường sử dụng giáp tổng hợp (giáp composite), bao gồm nhiều lớp làm từ thép, gốm sứ, vật liệu composite và các vật liệu khác để bảo vệ tốt hơn.
Sàn xe cũng thường được trang bị các thiết bị chống nổ để giảm tác động của các vụ nổ của mìn lên kết cấu đáy như các lớp cao su dày, để hấp thụ sóng xung kích của vụ nổ; giúp giảm chấn thương cho kíp xe và bảo vệ thiết bị trong xe.
Ngoài ra, tháp pháo và thân xe tăng còn được trang bị các hệ thống bảo vệ chủ động và bị động như giáp phản ứng nổ, giáp cơ động, hệ thống đánh chặn chủ động…nhằm nâng cao khả năng sống sót của xe tăng.
Tuy nhiên, ngay cả khi xe tăng sử dụng các biện pháp bảo vệ như vậy, cũng không có gì đảm bảo rằng xe tăng sẽ sống sót, khi trúng mìn chống tăng cực mạnh; vì khi một số loại mìn có khả năng xuyên giáp xe tăng, gây sát thương ngay lập tức cho người ngồi trong xe.
Ngoài ra, sức nổ của mìn chống tăng công suất cao, đủ để vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ của xe tăng, gây ra hỏng hóc nghiêm trọng cho bên ngoài và bên trong xe tăng. Ngay cả những chiếc xe tăng hiện đại vẫn sẽ bị phá hủy và hỏng nặng, khi gặp phải mìn chống tăng cực mạnh; thậm chí có thể khiến xe bị hư hỏng hoàn toàn.
Khi xe tăng chiến đấu chủ lực trúng mìn chống tăng cực mạnh, khả năng sống sót của người ngồi trong xe cũng là một yếu tố then chốt. Sức nổ của mìn có thể gây cháy hoặc nổ bên trong xe tăng, gây thương tích nghiêm trọng hoặc tử vong cho người ngồi bên trong.
Ngoài ra, việc nổ mìn có thể khiến xe tăng mất khả năng di chuyển, kíp xe sẽ bị mắc kẹt trong xe và không thể thoát ra ngoài. Trong trường hợp này, ý thức tự bảo vệ và khả năng ứng phó của những người ngồi trên xe là rất quan trọng.
Các kíp lái xe tăng thường được huấn luyện và trang bị các thiết bị bảo hộ như mũ công tác, áo giáp nhẹ để cải thiện khả năng sống sót và khả năng chống lại mìn chống tăng hoặc khi xe bị trúng đạn chống tăng. Ngoài ra, kíp lái còn thường được trang bị một số dụng cụ sinh tồn cần thiết và thiết bị y tế trong trường hợp khẩn cấp.
Để nâng cao khả năng sống sót, khi xe bị trúng mìn hoặc đạn chống tăng, kíp xe phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp sơ tán thích hợp; chẳng hạn như thoát ra khỏi xe trước khi xe phát nổ, hoặc nhanh chóng đóng cửa ra vào và cửa thông gió, để giảm thiệt hại do các mảnh vỡ và sóng xung kích.
Bên cạnh đó kíp xe tăng nên cố gắng tránh các khu vực nguy hiểm khi di chuyển, đặc biệt là các khu vực nghi ngờ có bãi mìn; điều này có thể làm giảm nguy cơ xe vướng phải mìn; do vậy phải bố trí các đội công binh chuyên trách rà phá mìn ở các khu vực mà xe dự kiến di chuyển.
Nếu xe tăng nghi ngờ gặp phải bãi mìn chống tăng, người lái nên dừng lại ngay lập tức và tránh đi tiếp. Khi xe tăng bị trúng mìn, kíp xe nên nhanh chóng cúi đầu xuống để tránh thiệt hại do mảnh vỡ và sóng xung kích; đồng thời nhanh chóng thoát ra khỏi xe theo lối gần nhất càng nhanh càng tốt.
Khi thoát ra ngoài, các thành viên trong kíp xe phải giúp đỡ lẫn nhau để đảm bảo rằng mọi người có thể thoát khỏi xe một cách thuận lợi. Nếu ai đó bị thương hoặc không thể di chuyển, những người cần giải cứu kịp thời.
Trong chiến đấu, khi xe tăng gặp phải mìn chống tăng là rất nguy hiểm, khó có thể đưa ra những phán đoán và biện pháp đối phó chính xác. Vì vậy, việc huấn luyện và chất lượng của kíp xe là rất quan trọng; chỉ khi có đủ kỹ năng và kinh nghiệm, họ mới có thể đưa ra quyết định chính xác vào những thời điểm quan trọng và giúp nâng cao tỷ lệ sống sót.
Xe tăng T-72M1 của Ukraine bị trúng mìn chống tăng của Nga.