So với những lời “hoa mỹ có cánh” được bộ máy truyền thông Nga đăng tải, hệ thống tên lửa phòng không S-400 đang khiến người ta phải cảm thấy vô cùng khó hiểu và đặt ra vô vàn câu hỏi tại sao, vì sao, có thật là nó mạnh hay không? Nguồn ảnh: RFE/RL S-400 được triển khai tới Syria vào tháng 11/2015 sau khi xảy ra sự kiện tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ bắn rơi chiếc máy bay tiêm kích - bom Su-24M của Không quân Nga khi đang thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt khủng bố. Nguồn ảnh: Air Force MagazineThảm kịch Su-24 đã đẩy quan hệ Moscow - Ankara tới bờ vực thẳm của sự sụp đổ thậm chí là xung đột. Thế nên, khi đó để phòng tránh những sự cố tương lai, Moscow bất chấp tất cả mọi phản ứng từ NATO đã triển khai các tiểu đoàn S-400 tới Syria với tốc độ thần tốc nhất. Tiểu đoàn đầu tiên tới Hmeymim (Latakia) ngày 26/11/2015, chỉ một ngày sau tuyên bố. Tiểu đoàn thứ 2 tới năm 2017 mới được triển khai đến vị trí bí mật cách Masyaf (tỉnh Hama) 13km về phía Tây Bắc. Nguồn ảnh: Sputnik InternationalSự xuất hiện của tổ hợp tên lửa phòng không S-400 tại Syria khi đó đã khiến cả thế giới Ả Rập và Washington ngỡ ngàng. Vì lúc đó ai cũng biết sự có mặt của S-400 sẽ khiến các hoạt động mờ ám của Washington và một số quốc gia không thân thiện với Damascus bị "bóc mẽ". S-400 lúc bấy giờ được xem là hệ thống phòng không tối tân nhất hành tinh, có tầm tác chiến cực kỳ kinh khủng. Nguồn ảnh: Aviation International NewsVới phạm vi phát hiện mục tiêu đến 600km, radar của S-400 vươn tới tận Tel-Aviv, một phần lãnh thổ Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ, bao trọn cả căn cứ Không quân Anh ở đảo Síp. Đó là chưa kể, hệ thống tên lửa của S-400 có thể bắn hạ mục tiêu khi đối phương có lẽ còn chưa kịp bay vào không phận Syria. Nguồn ảnh: Daily MailNăng lực tác chiến kinh khủng như vậy hiếm có hệ thống phòng không nào kể cả Patriot của Mỹ làm được. Thế nhưng, “quảng cáo” là một chuyện, thực tiễn chiến trường làm ra sao mới là thứ chuẩn nhất. Và thực tế, S-400 đang gây thất vọng lớn. Nguồn ảnh: businessinsiderĐầu tiên là thảm kịch tên lửa phòng không Syria bắn nhầm chiếc máy bay Il-20 của Nga. Nguyên nhân sau đó được Moscow cho là phía Israel đã “tinh quái” điều phi đội F-16 ẩn nấp sau chiếc Il-20 khiến chiếc máy bay trinh sát của Nga trở thành “bia đỡ đạn”. Người ta đặt dấu hỏi với tầm trinh sát lớn, tại sao S-400 khi đó không đưa ra cảnh báo cần thiết cho các máy bay “ta” khi xuất hiện dấu hiệu mờ ám… Nguồn ảnh: Yeshiva World NewsVà mới đây nhất, ngày 27/3, các máy bay tàng hình F-35I của Israel vượt qua không phận Iraq, Jordan bay vào không kích thành Aleppo “dễ như trở bàn tay” rồi “ung dung” đi về. Tuy S-400 không thể tấn công nhưng nó dường như không thể phát hiện được hoạt động bất thường của F-35 Israel để cánh báo cho phía Syria. Nguồn ảnh: Yahoo NewsMột chuỗi sự kiện đó khiến giới phân tích bày tỏ sự nghi ngờ thực sự về khả năng phát hiện máy bay tàng hình cũng như tầm hoạt động, các tính năng của hệ thống radar trang bị cho tổ hợp phòng không tầm xa chiến lược S-400 Triumf. Nguồn ảnh: Sputnik InternationalPhía Nga từng quảng cáo rằng, một tiểu đoàn S-400 có khả năng theo dõi 300 mục tiêu ở phạm vi 600km. Nó có khả năng phát hiện nhiều loại máy bay bao gồm cả máy bay tàng hình hay máy bay tác chiến điện tử tinh vi khóa phát hiện và thậm chí là cả tên lửa hành trình như kiểu Tomahawk hay tên lửa đạn đạo tầm trung. Nguồn ảnh: WikipediaCác đài radar trang bị cho tổ hợp S-400 Triumf cũng rất mạnh, tính năng cực kỳ hiện đại hiếm thấy. Ví dụ trong ảnh là đài nhìn vòng mọi độ cao 96L6 có thể theo dõi 100 mục tiêu cùng lúc với phạm vi đến 300km. Nó có thể phát hiện nhiều mục tiêu có diện tích phản xạ sóng radar thấp. Nguồn ảnh: WikipediaS-400 được trang bị nhiều loại tên lửa, trong đó loại "xịn" nhất là 40N6 có tầm bắn đến 400km. Tuy nhiên, hiện nay loại này được cho là chưa xong thử nghiệm. Thay vào đó, S-400 ở Syria có thể sử dụng đạn 48N6E3 có tầm bắn 250km hoặc 48N6E2 bắn 200km. Nguồn ảnh: WikipediaMời độc giả xem video S-400 thực binh bắn đạn thật. Nguồn: Zvezda
So với những lời “hoa mỹ có cánh” được bộ máy truyền thông Nga đăng tải, hệ thống tên lửa phòng không S-400 đang khiến người ta phải cảm thấy vô cùng khó hiểu và đặt ra vô vàn câu hỏi tại sao, vì sao, có thật là nó mạnh hay không? Nguồn ảnh: RFE/RL
S-400 được triển khai tới Syria vào tháng 11/2015 sau khi xảy ra sự kiện tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ bắn rơi chiếc máy bay tiêm kích - bom Su-24M của Không quân Nga khi đang thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt khủng bố. Nguồn ảnh: Air Force Magazine
Thảm kịch Su-24 đã đẩy quan hệ Moscow - Ankara tới bờ vực thẳm của sự sụp đổ thậm chí là xung đột. Thế nên, khi đó để phòng tránh những sự cố tương lai, Moscow bất chấp tất cả mọi phản ứng từ NATO đã triển khai các tiểu đoàn S-400 tới Syria với tốc độ thần tốc nhất. Tiểu đoàn đầu tiên tới Hmeymim (Latakia) ngày 26/11/2015, chỉ một ngày sau tuyên bố. Tiểu đoàn thứ 2 tới năm 2017 mới được triển khai đến vị trí bí mật cách Masyaf (tỉnh Hama) 13km về phía Tây Bắc. Nguồn ảnh: Sputnik International
Sự xuất hiện của tổ hợp tên lửa phòng không S-400 tại Syria khi đó đã khiến cả thế giới Ả Rập và Washington ngỡ ngàng. Vì lúc đó ai cũng biết sự có mặt của S-400 sẽ khiến các hoạt động mờ ám của Washington và một số quốc gia không thân thiện với Damascus bị "bóc mẽ". S-400 lúc bấy giờ được xem là hệ thống phòng không tối tân nhất hành tinh, có tầm tác chiến cực kỳ kinh khủng. Nguồn ảnh: Aviation International News
Với phạm vi phát hiện mục tiêu đến 600km, radar của S-400 vươn tới tận Tel-Aviv, một phần lãnh thổ Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ, bao trọn cả căn cứ Không quân Anh ở đảo Síp. Đó là chưa kể, hệ thống tên lửa của S-400 có thể bắn hạ mục tiêu khi đối phương có lẽ còn chưa kịp bay vào không phận Syria. Nguồn ảnh: Daily Mail
Năng lực tác chiến kinh khủng như vậy hiếm có hệ thống phòng không nào kể cả Patriot của Mỹ làm được. Thế nhưng, “quảng cáo” là một chuyện, thực tiễn chiến trường làm ra sao mới là thứ chuẩn nhất. Và thực tế, S-400 đang gây thất vọng lớn. Nguồn ảnh: businessinsider
Đầu tiên là thảm kịch tên lửa phòng không Syria bắn nhầm chiếc máy bay Il-20 của Nga. Nguyên nhân sau đó được Moscow cho là phía Israel đã “tinh quái” điều phi đội F-16 ẩn nấp sau chiếc Il-20 khiến chiếc máy bay trinh sát của Nga trở thành “bia đỡ đạn”. Người ta đặt dấu hỏi với tầm trinh sát lớn, tại sao S-400 khi đó không đưa ra cảnh báo cần thiết cho các máy bay “ta” khi xuất hiện dấu hiệu mờ ám… Nguồn ảnh: Yeshiva World News
Và mới đây nhất, ngày 27/3, các máy bay tàng hình F-35I của Israel vượt qua không phận Iraq, Jordan bay vào không kích thành Aleppo “dễ như trở bàn tay” rồi “ung dung” đi về. Tuy S-400 không thể tấn công nhưng nó dường như không thể phát hiện được hoạt động bất thường của F-35 Israel để cánh báo cho phía Syria. Nguồn ảnh: Yahoo News
Một chuỗi sự kiện đó khiến giới phân tích bày tỏ sự nghi ngờ thực sự về khả năng phát hiện máy bay tàng hình cũng như tầm hoạt động, các tính năng của hệ thống radar trang bị cho tổ hợp phòng không tầm xa chiến lược S-400 Triumf. Nguồn ảnh: Sputnik International
Phía Nga từng quảng cáo rằng, một tiểu đoàn S-400 có khả năng theo dõi 300 mục tiêu ở phạm vi 600km. Nó có khả năng phát hiện nhiều loại máy bay bao gồm cả máy bay tàng hình hay máy bay tác chiến điện tử tinh vi khóa phát hiện và thậm chí là cả tên lửa hành trình như kiểu Tomahawk hay tên lửa đạn đạo tầm trung. Nguồn ảnh: Wikipedia
Các đài radar trang bị cho tổ hợp S-400 Triumf cũng rất mạnh, tính năng cực kỳ hiện đại hiếm thấy. Ví dụ trong ảnh là đài nhìn vòng mọi độ cao 96L6 có thể theo dõi 100 mục tiêu cùng lúc với phạm vi đến 300km. Nó có thể phát hiện nhiều mục tiêu có diện tích phản xạ sóng radar thấp. Nguồn ảnh: Wikipedia
S-400 được trang bị nhiều loại tên lửa, trong đó loại "xịn" nhất là 40N6 có tầm bắn đến 400km. Tuy nhiên, hiện nay loại này được cho là chưa xong thử nghiệm. Thay vào đó, S-400 ở Syria có thể sử dụng đạn 48N6E3 có tầm bắn 250km hoặc 48N6E2 bắn 200km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mời độc giả xem video S-400 thực binh bắn đạn thật. Nguồn: Zvezda