Hiện nay, trang bị hỏa lực tiểu đội bộ binh Việt Nam có thể nói là mạnh mẽ với súng trường tấn công AK-47/Type-56, súng máy hạng nhẹ RPK/RPD hoặc trung liên PKM để hỗ trợ hỏa lực tầm xa, súng RPG-7 chống tăng và súng phóng lựu M-79 như một loại súng cối cầm tay, có thể tiêu diệt địch phòng ngự ẩn nấp hoặc che khuất bằng kiểu bắn cầu vồng.
Ảnh: Trang bị một tiểu đội bộ binh cơ giới (xe BMP) của quân đội Việt Nam - Nguồn: QPVN.Tuy nhiên, rất nhiều nước đã loại bỏ vị trí xạ thủ bắn súng phóng lựu trong biên chế tiểu đội bộ binh cũng như súng phóng lựu cầm tay. Mà thay vào đó là trang bị các loại súng phóng lựu kẹp nòng cho súng trường như M203/M320 của Mỹ hay GP-25/30 của Nga.
Ảnh: Binh sĩ Mỹ thao tác nạp đạn cho súng phóng lựu kẹp nòng M203 của gắn dưới khẩu M4 Carbin.Phương án này giúp cho tiểu đội bộ binh không hề mất đi sức mạnh của súng phóng lựu mà lại có thể tăng cường thêm một tay súng trường, nâng cao hỏa lực tiểu đội lên rất nhiều.
Ảnh: Trang bị của một tiểu đội bộ binh cơ giới sử dụng xe BTR của quân đội Nga. Ta có thể thấy họ sử dụng tới hai vị trí xạ thủ mang súng phóng lựu kẹp nòng GP-25.Hay như tiểu đội bộ binh của quân đội Australia với việc sử dụng tới 2 vị trí xạ thủ mang súng phóng lựu kẹp nòng ML-40 gắn dưới súng trường EF-88.Hải quân đánh bộ Việt Nam cũng đã đưa vào biên chế súng phóng lựu kẹp nòng đại trà cho cấp tiểu đội để thay thế cho vị trí xạ thủ M-79. Đây là một phương án vô cùng hiện đại, bắt kịp với xu thế trang bị của tiểu đội bộ binh các quân đội phát triển trên thế giới. Những khẩu súng phóng lựu này được gắn dưới các ray Picatinny ở ốp lót tay súng GTar-21.
Ảnh: Trang bị đầy đủ của một trung đội Hải quân đánh bộ Việt Nam. Có thể thấy xen lẫn các súng GTar-21 với súng phóng lựu kẹp nòng GL-40.Trước đây, Hải quân đánh bộ Việt Nam thường sử dụng loại súng phóng lựu kẹp nòng T-40 do Thổ Nhĩ Kỳ thiết kế chế tạo dựa trên loại súng phóng lựu M203 của Mỹ. Nó hay được sử dụng trên các loại súng trường như HK33, G3 hay Tar-21.
Ảnh: Chiến sĩ Hải quân đánh bộ Việt Nam với súng GTar-21 gắn T-40.Súng phóng lựu kẹp nòng T-40 dài 395mm, nòng dài 305mm, sử dụng đạn phóng lựu 40x46mm chuẩn NATO tương tự đạn súng phóng lựu M-79 đang được đại trà trong biên chế tiểu đội bộ binh. Súng nặng 1.75kg không đạn và sơ tốc đầu nòng 75m/s với cơ chế bắn phát một.
Ảnh: Hai khẩu GTar-21 với súng phóng lựu T-40 của Việt Nam.Tuy nhiên, Việt Nam đã nhập mới súng phóng lựu kẹp nòng GL-40 nhằm thay thế cho T-40 trước đó. GL-40 là súng phóng lựu do chính hãng IWI của Israel thiết kế chế tạo, đây cũng chính là hãng đã thiết kế ra súng trường tấn công Tar-21.
Ảnh: Chiến sĩ Hải quân đánh bộ với súng GTar-21 và súng phóng lựu GL-40.GL-40 cũng sử dụng cỡ đạn 40x46mm chuẩn NATO tuy nhiên trọng lượng không đạn của súng chỉ là 1.4kg (nhẹ hơn T-40), dài 414mm trong đó chiều dài nòng 305mm, tầm bắn tối đa có thể đạt được từ 300-400m.
Ảnh: Gian hàng triển lãm của hãng IWI tại Việt Nam từ trái qua với GTar-21 cùng GL-40, X-95 và CTar-21.Điều đáng vui mừng hơn nữa là sau khi những hình ảnh công khai đầu tiên về dòng súng trường tấn công mới của bộ binh Việt Nam là STV-380 xuất hiện, chúng ta có thể nhanh chóng nhận ra hình ảnh khẩu súng này được gắn thêm GL-40 bằng thanh ray Picatinny ở phía dưới ốp lót tay. Đây là một bước tiến lớn đánh dấu việc nhiều khả năng Việt Nam sẽ đưa vào sử dụng súng phóng lựu kẹp nòng cho tiểu đội bộ binh thay thế cho súng phóng lựu cầm tay M-79.
Ảnh: Súng trường STV-380 với súng phóng lựu GL-40.Không những thế, Việt Nam đã từng giới thiệu mẫu súng phóng lựu kẹp nòng OPL-40M do nước ta tự thiết kế chế tạo trong cuộc triển lãm quốc phòng Indodefense 2018. Hy vọng rằng những khẩu súng phóng lựu kẹp nòng này sẽ sớm được đưa vào biên chế song song với việc đưa vào trang bị súng trường bộ binh mới, nhằm có thể thay thế cho những khẩu M-79 vốn đã được thiết kế từ thập niên 1960.
Ảnh: Súng trường STV-380 với súng phóng lựu kẹp nòng GL-40.Có thể thấy rằng, việc quân đội ta đã có những bước chuyển mình quan trọng giúp nâng cao năng lực hơn nữa cho hỏa lực tiểu đội bộ binh là một điều vô cùng đáng mừng. Mong rằng trong tương lai không xa, mô hình tiểu đội bộ binh sử dụng súng phóng lựu kẹp nòng thay thế súng phóng lựu cầm tay sẽ nhanh chóng được triển khai, nhằm tăng thêm sức mạnh đáng kể cho chiến sĩ ta trên chiến trường, đồng thời giúp xạ thủ súng phóng lựu có thể tự tin tác chiến và bảo vệ bản thân tốt hơn khi được trang bị thêm cả súng trường tiến công.
Ảnh: Tiểu đội hỏa lực Mỹ với sự yểm trợ của súng máy M249 và thấp thoáng phía xa là súng M4 Carbin với súng phóng lựu M203 kẹp nòng. Video Bắn trình diễn súng bộ binh thế hệ mới Galil ACE do Việt Nam sản xuất - Nguồn: QPVN
Hiện nay, trang bị hỏa lực tiểu đội bộ binh Việt Nam có thể nói là mạnh mẽ với súng trường tấn công AK-47/Type-56, súng máy hạng nhẹ RPK/RPD hoặc trung liên PKM để hỗ trợ hỏa lực tầm xa, súng RPG-7 chống tăng và súng phóng lựu M-79 như một loại súng cối cầm tay, có thể tiêu diệt địch phòng ngự ẩn nấp hoặc che khuất bằng kiểu bắn cầu vồng.
Ảnh: Trang bị một tiểu đội bộ binh cơ giới (xe BMP) của quân đội Việt Nam - Nguồn: QPVN.
Tuy nhiên, rất nhiều nước đã loại bỏ vị trí xạ thủ bắn súng phóng lựu trong biên chế tiểu đội bộ binh cũng như súng phóng lựu cầm tay. Mà thay vào đó là trang bị các loại súng phóng lựu kẹp nòng cho súng trường như M203/M320 của Mỹ hay GP-25/30 của Nga.
Ảnh: Binh sĩ Mỹ thao tác nạp đạn cho súng phóng lựu kẹp nòng M203 của gắn dưới khẩu M4 Carbin.
Phương án này giúp cho tiểu đội bộ binh không hề mất đi sức mạnh của súng phóng lựu mà lại có thể tăng cường thêm một tay súng trường, nâng cao hỏa lực tiểu đội lên rất nhiều.
Ảnh: Trang bị của một tiểu đội bộ binh cơ giới sử dụng xe BTR của quân đội Nga. Ta có thể thấy họ sử dụng tới hai vị trí xạ thủ mang súng phóng lựu kẹp nòng GP-25.
Hay như tiểu đội bộ binh của quân đội Australia với việc sử dụng tới 2 vị trí xạ thủ mang súng phóng lựu kẹp nòng ML-40 gắn dưới súng trường EF-88.
Hải quân đánh bộ Việt Nam cũng đã đưa vào biên chế súng phóng lựu kẹp nòng đại trà cho cấp tiểu đội để thay thế cho vị trí xạ thủ M-79. Đây là một phương án vô cùng hiện đại, bắt kịp với xu thế trang bị của tiểu đội bộ binh các quân đội phát triển trên thế giới. Những khẩu súng phóng lựu này được gắn dưới các ray Picatinny ở ốp lót tay súng GTar-21.
Ảnh: Trang bị đầy đủ của một trung đội Hải quân đánh bộ Việt Nam. Có thể thấy xen lẫn các súng GTar-21 với súng phóng lựu kẹp nòng GL-40.
Trước đây, Hải quân đánh bộ Việt Nam thường sử dụng loại súng phóng lựu kẹp nòng T-40 do Thổ Nhĩ Kỳ thiết kế chế tạo dựa trên loại súng phóng lựu M203 của Mỹ. Nó hay được sử dụng trên các loại súng trường như HK33, G3 hay Tar-21.
Ảnh: Chiến sĩ Hải quân đánh bộ Việt Nam với súng GTar-21 gắn T-40.
Súng phóng lựu kẹp nòng T-40 dài 395mm, nòng dài 305mm, sử dụng đạn phóng lựu 40x46mm chuẩn NATO tương tự đạn súng phóng lựu M-79 đang được đại trà trong biên chế tiểu đội bộ binh. Súng nặng 1.75kg không đạn và sơ tốc đầu nòng 75m/s với cơ chế bắn phát một.
Ảnh: Hai khẩu GTar-21 với súng phóng lựu T-40 của Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam đã nhập mới súng phóng lựu kẹp nòng GL-40 nhằm thay thế cho T-40 trước đó. GL-40 là súng phóng lựu do chính hãng IWI của Israel thiết kế chế tạo, đây cũng chính là hãng đã thiết kế ra súng trường tấn công Tar-21.
Ảnh: Chiến sĩ Hải quân đánh bộ với súng GTar-21 và súng phóng lựu GL-40.
GL-40 cũng sử dụng cỡ đạn 40x46mm chuẩn NATO tuy nhiên trọng lượng không đạn của súng chỉ là 1.4kg (nhẹ hơn T-40), dài 414mm trong đó chiều dài nòng 305mm, tầm bắn tối đa có thể đạt được từ 300-400m.
Ảnh: Gian hàng triển lãm của hãng IWI tại Việt Nam từ trái qua với GTar-21 cùng GL-40, X-95 và CTar-21.
Điều đáng vui mừng hơn nữa là sau khi những hình ảnh công khai đầu tiên về dòng súng trường tấn công mới của bộ binh Việt Nam là STV-380 xuất hiện, chúng ta có thể nhanh chóng nhận ra hình ảnh khẩu súng này được gắn thêm GL-40 bằng thanh ray Picatinny ở phía dưới ốp lót tay. Đây là một bước tiến lớn đánh dấu việc nhiều khả năng Việt Nam sẽ đưa vào sử dụng súng phóng lựu kẹp nòng cho tiểu đội bộ binh thay thế cho súng phóng lựu cầm tay M-79.
Ảnh: Súng trường STV-380 với súng phóng lựu GL-40.
Không những thế, Việt Nam đã từng giới thiệu mẫu súng phóng lựu kẹp nòng OPL-40M do nước ta tự thiết kế chế tạo trong cuộc triển lãm quốc phòng Indodefense 2018. Hy vọng rằng những khẩu súng phóng lựu kẹp nòng này sẽ sớm được đưa vào biên chế song song với việc đưa vào trang bị súng trường bộ binh mới, nhằm có thể thay thế cho những khẩu M-79 vốn đã được thiết kế từ thập niên 1960.
Ảnh: Súng trường STV-380 với súng phóng lựu kẹp nòng GL-40.
Có thể thấy rằng, việc quân đội ta đã có những bước chuyển mình quan trọng giúp nâng cao năng lực hơn nữa cho hỏa lực tiểu đội bộ binh là một điều vô cùng đáng mừng. Mong rằng trong tương lai không xa, mô hình tiểu đội bộ binh sử dụng súng phóng lựu kẹp nòng thay thế súng phóng lựu cầm tay sẽ nhanh chóng được triển khai, nhằm tăng thêm sức mạnh đáng kể cho chiến sĩ ta trên chiến trường, đồng thời giúp xạ thủ súng phóng lựu có thể tự tin tác chiến và bảo vệ bản thân tốt hơn khi được trang bị thêm cả súng trường tiến công.
Ảnh: Tiểu đội hỏa lực Mỹ với sự yểm trợ của súng máy M249 và thấp thoáng phía xa là súng M4 Carbin với súng phóng lựu M203 kẹp nòng.
Video Bắn trình diễn súng bộ binh thế hệ mới Galil ACE do Việt Nam sản xuất - Nguồn: QPVN