Lục quân Việt Nam hiện nay đang có trang biên chế số lượng khá lớn các xe chiến đấu bộ binh BMP-1 nhận viện trợ từ Liên Xô là phương tiện chủ lực của lực lượng bộ binh cơ giới. Xe đã có tuổi đời khá cao, thời gian sử dụng lâu, hiện nay không còn đáp ứng tốt nhu cầu của chiến trường hiện đại.
Ảnh: Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 trong kho bãi của một đơn vị bộ binh cơ giới.Ngoài ra lục quân Việt Nam cũng đang có trong biên chế các xe chiến đấu bộ binh BMP-2 hiện đại hơn, tuy nhiên số lượng rất ít, chủ yếu niêm cất không huấn luyện. Tuy nhiên mới đây, Việt Nam đã chính thức công khai rộng rãi BMP-2 tới đông đảo công chúng, đây có thể là động thái mở màn cho việc một loại xe chiến đấu bộ binh mới hơn sắp tới sẽ được gia nhập quân đội ta.
Ảnh: Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 tại triển lãm Bộ quốc phòng. Nguồn: Vietnamnet.Ứng cử viên sáng giá nhất hiện nay để có thể thay thế BMP-1 và BMP-2 không có loại chiến xa nào khác ngoài BMP-3 - Loại xe được đặt biệt danh là “Nữ hoàng bộ binh”.
Ảnh: Xe chiến đấu bộ binh của quân đội Nga trong một cuộc duyệt binh.Điểm đáng chú ý nhất mà ở chiến xa BMP-3 là hỏa lực vô cùng mạnh mẽ. Vũ khí chính là một pháo nòng xoắn 2A70 cỡ nòng 100mm có thể bắn tên lửa chống tăng qua nòng, một pháo tự động 2A72 cỡ nòng 30mm đồng trục pháo chính, cùng một súng máy đồng trục PKT 7.62mm chuyên chống bộ binh.
Ảnh: Cận cảnh xe thiết giáp BMP-3.Xe chiến đấu BMP-3 chính thức được biên chế vào quân đội Liên Xô từ năm 1987, hiện nay đang phục vụ tích cực trong quân đội rất nhiều nước trên thế giới trong đó có Nga, Ukraine, Hàn Quốc, Indonesia, UAE,
Ảnh: Một chiếc BMP-3 của lục quân Nga.Xe có trọng lượng khá nhẹ, chỉ chưa đầy 20 tấn, trong khi được trang bị một động cơ UTD-29M mạnh mẽ với công suất 500 mã lực cho phép xe chạy tối đa hơn 70 km/h trong địa hình bằng phẳng.
Ảnh: Xe thiết giáp BMP-3 vượt dốc với tốc độ cao.Vì là xe chiến đấu bộ binh với yêu cầu tốc độ cao, trọng lượng nhẹ, hỗ trợ hỏa lực bộ binh và yểm trợ đội hình xe tăng chủ lực trên chiến trường nên những chiếc BMP-3 được bọc giáp khá nhẹ. Nơi dày nhất ở mặt trước bọc giáp thép độ bền cao dày 35mm chỉ có thể chống được các loại đạn súng bộ binh và đạn pháo hạng nhẹ.
Ảnh: Một chiếc BMP-3Theo công bố từ phía Bộ quốc phòng Nga, giá của một chiếc BMP-3 sử dụng bởi quân đội Nga là 130 triệu Rub, tương đương khoảng 2 triệu USD, đối với xuất khẩu thì giá có thể cao hơn. Đây là một mức giá khá hợp lý đối với quốc gia có kinh phí quốc phòng hạn chế như Việt Nam, đang cần thay thế những chiến xa đã lạc hậu trong biên chế.
Ảnh: Xe thiết giáp BMP-3 trong một đợt tập duyệt cho Ngày chiến thắng Phát Xít của Nga.Ngoài việc là một xe chiến đấu bộ binh, với trọng lượng nhẹ, độ cơ động cao cũng như hỏa lực mạnh, BMP-3 hoàn toàn có thể trở thành một xe tăng hạng nhẹ chiến đấu ở vùng sơn cước, khi mà Việt Nam hiện nay không hề có loại xe tăng chuyên dụng cho nhiệm vụ này.
Ảnh: Đội hình BMP-3 của lục quân Nga.Không những vậy, xe còn vô cùng phù hợp với lực lượng Hải quân đánh bộ Việt Nam, nhất là khi hiện nay các xe tăng hạng nhẹ chủ lực của lực lượng này đã vô cùng lạc hậu và yếu đuối trong môi trường tác chiến hiện đại. Trong khu vực đã có Indonesia nhập khẩu các xe BMP-3F về trang bị cho thủy quân lục chiến nước này.
Ảnh: Đội hình BMP-3 trong 1 cuộc duyệt binh.Có thể thấy, với những ưu điểm vượt trội của mình, BMP-3 chính là mảnh ghép mà quân đội Việt Nam còn thiếu. Hi vọng trong tương lai không xa, chúng ta có thể thấy những cỗ chiến xa hiện đại này lên xích trên lãnh thổ Việt Nam, hỗ trợ đắc lực cho các xe tăng chủ lực hiện đại T-90 S/SK làm chủ không gian chiến trường, góp phần tăng sức mạnh vượt trội cho quân đội, sẵn sàng đánh thắng mọi kẻ thù.
Ảnh: Xe tăng T-90 S/SK tại triển lãm. Nguồn: Vietnamnet. Video Giải mã vũ khí - Quái vật lưỡng cư BMP-3 - Nguồn: QPVN
Lục quân Việt Nam hiện nay đang có trang biên chế số lượng khá lớn các xe chiến đấu bộ binh BMP-1 nhận viện trợ từ Liên Xô là phương tiện chủ lực của lực lượng bộ binh cơ giới. Xe đã có tuổi đời khá cao, thời gian sử dụng lâu, hiện nay không còn đáp ứng tốt nhu cầu của chiến trường hiện đại.
Ảnh: Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 trong kho bãi của một đơn vị bộ binh cơ giới.
Ngoài ra lục quân Việt Nam cũng đang có trong biên chế các xe chiến đấu bộ binh BMP-2 hiện đại hơn, tuy nhiên số lượng rất ít, chủ yếu niêm cất không huấn luyện. Tuy nhiên mới đây, Việt Nam đã chính thức công khai rộng rãi BMP-2 tới đông đảo công chúng, đây có thể là động thái mở màn cho việc một loại xe chiến đấu bộ binh mới hơn sắp tới sẽ được gia nhập quân đội ta.
Ảnh: Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 tại triển lãm Bộ quốc phòng. Nguồn: Vietnamnet.
Ứng cử viên sáng giá nhất hiện nay để có thể thay thế BMP-1 và BMP-2 không có loại chiến xa nào khác ngoài BMP-3 - Loại xe được đặt biệt danh là “Nữ hoàng bộ binh”.
Ảnh: Xe chiến đấu bộ binh của quân đội Nga trong một cuộc duyệt binh.
Điểm đáng chú ý nhất mà ở chiến xa BMP-3 là hỏa lực vô cùng mạnh mẽ. Vũ khí chính là một pháo nòng xoắn 2A70 cỡ nòng 100mm có thể bắn tên lửa chống tăng qua nòng, một pháo tự động 2A72 cỡ nòng 30mm đồng trục pháo chính, cùng một súng máy đồng trục PKT 7.62mm chuyên chống bộ binh.
Ảnh: Cận cảnh xe thiết giáp BMP-3.
Xe chiến đấu BMP-3 chính thức được biên chế vào quân đội Liên Xô từ năm 1987, hiện nay đang phục vụ tích cực trong quân đội rất nhiều nước trên thế giới trong đó có Nga, Ukraine, Hàn Quốc, Indonesia, UAE,
Ảnh: Một chiếc BMP-3 của lục quân Nga.
Xe có trọng lượng khá nhẹ, chỉ chưa đầy 20 tấn, trong khi được trang bị một động cơ UTD-29M mạnh mẽ với công suất 500 mã lực cho phép xe chạy tối đa hơn 70 km/h trong địa hình bằng phẳng.
Ảnh: Xe thiết giáp BMP-3 vượt dốc với tốc độ cao.
Vì là xe chiến đấu bộ binh với yêu cầu tốc độ cao, trọng lượng nhẹ, hỗ trợ hỏa lực bộ binh và yểm trợ đội hình xe tăng chủ lực trên chiến trường nên những chiếc BMP-3 được bọc giáp khá nhẹ. Nơi dày nhất ở mặt trước bọc giáp thép độ bền cao dày 35mm chỉ có thể chống được các loại đạn súng bộ binh và đạn pháo hạng nhẹ.
Ảnh: Một chiếc BMP-3
Theo công bố từ phía Bộ quốc phòng Nga, giá của một chiếc BMP-3 sử dụng bởi quân đội Nga là 130 triệu Rub, tương đương khoảng 2 triệu USD, đối với xuất khẩu thì giá có thể cao hơn. Đây là một mức giá khá hợp lý đối với quốc gia có kinh phí quốc phòng hạn chế như Việt Nam, đang cần thay thế những chiến xa đã lạc hậu trong biên chế.
Ảnh: Xe thiết giáp BMP-3 trong một đợt tập duyệt cho Ngày chiến thắng Phát Xít của Nga.
Ngoài việc là một xe chiến đấu bộ binh, với trọng lượng nhẹ, độ cơ động cao cũng như hỏa lực mạnh, BMP-3 hoàn toàn có thể trở thành một xe tăng hạng nhẹ chiến đấu ở vùng sơn cước, khi mà Việt Nam hiện nay không hề có loại xe tăng chuyên dụng cho nhiệm vụ này.
Ảnh: Đội hình BMP-3 của lục quân Nga.
Không những vậy, xe còn vô cùng phù hợp với lực lượng Hải quân đánh bộ Việt Nam, nhất là khi hiện nay các xe tăng hạng nhẹ chủ lực của lực lượng này đã vô cùng lạc hậu và yếu đuối trong môi trường tác chiến hiện đại. Trong khu vực đã có Indonesia nhập khẩu các xe BMP-3F về trang bị cho thủy quân lục chiến nước này.
Ảnh: Đội hình BMP-3 trong 1 cuộc duyệt binh.
Có thể thấy, với những ưu điểm vượt trội của mình, BMP-3 chính là mảnh ghép mà quân đội Việt Nam còn thiếu. Hi vọng trong tương lai không xa, chúng ta có thể thấy những cỗ chiến xa hiện đại này lên xích trên lãnh thổ Việt Nam, hỗ trợ đắc lực cho các xe tăng chủ lực hiện đại T-90 S/SK làm chủ không gian chiến trường, góp phần tăng sức mạnh vượt trội cho quân đội, sẵn sàng đánh thắng mọi kẻ thù.
Ảnh: Xe tăng T-90 S/SK tại triển lãm. Nguồn: Vietnamnet.
Video Giải mã vũ khí - Quái vật lưỡng cư BMP-3 - Nguồn: QPVN