Theo báo chí Nga, hệ thống vũ khí laser Counter-UAS được thiết kế chuyên để chống máy bay không người lái đã bị phá hủy sau đòn tấn công của một chiếc FPV có cấu tạo khá đơn giản.Như vậy cuộc gặp gỡ của hai hệ thống vũ khí từ các thời đại công nghệ khác nhau đã kết thúc với sự thất bại của phiên bản tiên tiến hơn. Cần lưu ý tổ hợp Counter-UAS vẫn chưa được Quân đội Mỹ và các nước NATO khác chấp nhận trang bị và đang trong quá trình thử nghiệm.Về nguồn gốc vũ khí, hai tập đoàn công nghiệp quốc phòng lớn là Leonardo DRS và BlueHalo đã trình diễn tổ hợp phòng không mới dựa trên khung gầm xe bọc thép chở quân Stryker được trang bị tia laser.Hệ thống chống máy bay không người lái mới được thiết kế để tiêu diệt các UAV thuộc nhóm 1 - 3 bằng cách sử dụng một số công nghệ phá hủy động học và không động học.Ngoài tia laser, hệ thống này còn được trang bị pháo XN914 30 mm của Northrop Grumman lắp trên module R400 điều khiển từ xa. Tên lửa dẫn đường 70 mm APKWS 2 do BAE Systems sản xuất, lắp trên bệ phóng Arnold Defense, được sử dụng để tấn công tầm xa hơn.Trên xe chiến đấu có radar RPS-92 nMHR của công ty DRS để phát hiện mục tiêu và hệ thống trinh sát điện tử BlueHalo Titan C-UAS cùng với Titan-SV để phát hiện máy bay không người lái.Trong một cuộc trình diễn vào tháng trước dành cho các quan chức Quân đội Mỹ ở Socorro, New Mexico, tổ hợp này được thông báo đã phá hủy thành công nhiều máy bay không người lái bằng hệ thống laser LOCUST 26 kilowatt của BlueHalo.Ngoài ra, buổi trình diễn tính năng của vũ khí còn bao gồm việc tiêu diệt gần như đồng thời các máy bay không người lái và cả mục tiêu mặt đất bằng tia laser chiến đấu cùng với pháo tự động 30 mm.“Chỉ trong 8 tháng, Leonardo DRS và các đối tác xuất sắc trong ngành công nghiệp quốc phòng đã thiết kế, chế tạo và thử nghiệm hệ thống chống máy bay không người lái hành động có định hướng dựa trên nguyên mẫu thiết giáp Stryker này".Ông Aaron Hankins - Phó chủ tịch cấp cao kiêm tổng giám đốc của Leonardo DRS Land Systems tự hào thông báo như trên và cho biết thêm một cách đầy tự tin:“Chúng tôi có thể tiến lên phía trước một cách nhanh chóng bằng cách tận dụng kinh nghiệm đã được chứng minh của DRS trong việc xây dựng một nhóm đối tác gắn kết để nhanh chóng cung cấp khả năng phòng không cho Quân đội Mỹ”.Mặc dù vậy trên chiến trường Kursk, hệ thống laser chiến đấu đầy triển vọng nói trên đã bị máy bay không người lái FPV (đối tượng mà nó được thiết kế để chống lại đánh bại) khá dễ dàng, nghĩa là triển vọng được đưa vào biên chế chính thức còn rất xa vời.Ngoài hệ thống Counter-UAS, vào tháng 7/2024, Quân đội Anh đã lần đầu tiên sử dụng vũ khí laser trên xe chiến đấu cơ động Wolfhound để thực hành bắn hạ mục tiêu trên không.Cuộc thử nghiệm được tiến hành tại địa điểm kiểm tra ở Porton Down, đã chứng minh khả năng của vũ khí laser do Tập đoàn Raytheon chế tạo trong việc vô hiệu hóa các mục tiêu ở cự ly hơn 1 km, vũ khí này có thể cũng sớm hiện diện trên chiến trường Ukraine.
Theo báo chí Nga, hệ thống vũ khí laser Counter-UAS được thiết kế chuyên để chống máy bay không người lái đã bị phá hủy sau đòn tấn công của một chiếc FPV có cấu tạo khá đơn giản.
Như vậy cuộc gặp gỡ của hai hệ thống vũ khí từ các thời đại công nghệ khác nhau đã kết thúc với sự thất bại của phiên bản tiên tiến hơn. Cần lưu ý tổ hợp Counter-UAS vẫn chưa được Quân đội Mỹ và các nước NATO khác chấp nhận trang bị và đang trong quá trình thử nghiệm.
Về nguồn gốc vũ khí, hai tập đoàn công nghiệp quốc phòng lớn là Leonardo DRS và BlueHalo đã trình diễn tổ hợp phòng không mới dựa trên khung gầm xe bọc thép chở quân Stryker được trang bị tia laser.
Hệ thống chống máy bay không người lái mới được thiết kế để tiêu diệt các UAV thuộc nhóm 1 - 3 bằng cách sử dụng một số công nghệ phá hủy động học và không động học.
Ngoài tia laser, hệ thống này còn được trang bị pháo XN914 30 mm của Northrop Grumman lắp trên module R400 điều khiển từ xa. Tên lửa dẫn đường 70 mm APKWS 2 do BAE Systems sản xuất, lắp trên bệ phóng Arnold Defense, được sử dụng để tấn công tầm xa hơn.
Trên xe chiến đấu có radar RPS-92 nMHR của công ty DRS để phát hiện mục tiêu và hệ thống trinh sát điện tử BlueHalo Titan C-UAS cùng với Titan-SV để phát hiện máy bay không người lái.
Trong một cuộc trình diễn vào tháng trước dành cho các quan chức Quân đội Mỹ ở Socorro, New Mexico, tổ hợp này được thông báo đã phá hủy thành công nhiều máy bay không người lái bằng hệ thống laser LOCUST 26 kilowatt của BlueHalo.
Ngoài ra, buổi trình diễn tính năng của vũ khí còn bao gồm việc tiêu diệt gần như đồng thời các máy bay không người lái và cả mục tiêu mặt đất bằng tia laser chiến đấu cùng với pháo tự động 30 mm.
“Chỉ trong 8 tháng, Leonardo DRS và các đối tác xuất sắc trong ngành công nghiệp quốc phòng đã thiết kế, chế tạo và thử nghiệm hệ thống chống máy bay không người lái hành động có định hướng dựa trên nguyên mẫu thiết giáp Stryker này".
Ông Aaron Hankins - Phó chủ tịch cấp cao kiêm tổng giám đốc của Leonardo DRS Land Systems tự hào thông báo như trên và cho biết thêm một cách đầy tự tin:
“Chúng tôi có thể tiến lên phía trước một cách nhanh chóng bằng cách tận dụng kinh nghiệm đã được chứng minh của DRS trong việc xây dựng một nhóm đối tác gắn kết để nhanh chóng cung cấp khả năng phòng không cho Quân đội Mỹ”.
Mặc dù vậy trên chiến trường Kursk, hệ thống laser chiến đấu đầy triển vọng nói trên đã bị máy bay không người lái FPV (đối tượng mà nó được thiết kế để chống lại đánh bại) khá dễ dàng, nghĩa là triển vọng được đưa vào biên chế chính thức còn rất xa vời.
Ngoài hệ thống Counter-UAS, vào tháng 7/2024, Quân đội Anh đã lần đầu tiên sử dụng vũ khí laser trên xe chiến đấu cơ động Wolfhound để thực hành bắn hạ mục tiêu trên không.
Cuộc thử nghiệm được tiến hành tại địa điểm kiểm tra ở Porton Down, đã chứng minh khả năng của vũ khí laser do Tập đoàn Raytheon chế tạo trong việc vô hiệu hóa các mục tiêu ở cự ly hơn 1 km, vũ khí này có thể cũng sớm hiện diện trên chiến trường Ukraine.