Ông Mingus cho biết, Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) đã tiến hành hoạt động thử nghiệm ban đầu nhưng chưa triển khai thực chiến. Tướng Mingus nhận định có thể mất vài tháng để xử lý các quan sát thử nghiệm cần thiết.Theo ông, hệ thống này chưa sẵn sàng 100% và có khả năng không hoạt động hoàn hảo, nhưng quân đội Mỹ sẽ rút kinh nghiệm từ điều này.Việc thử nghiệm vũ khí laser 50 kilowatt sẽ tạo điều kiện để Quân đội Mỹ quyết định thiết bị này so với loại 28 kilowatt có phù hợp với những điều kiện tương tự ở Trung Đông hay không.Tướng Mingus nhấn mạnh, tia laser năng lượng cao của Mỹ dễ chịu ảnh hưởng bởi thời tiết và đó là lý do nỗ lực này sẽ mang tính thử nghiệm tuyệt vời, bởi bão bụi và những thay đổi khác tác động đến tính chất vật lý của các hạt nhẹ bắn ra chùm tia. Vũ khí laser được Mỹ quan tâm sớm, từ thập niên 1980 của thế kỷ trước, dưới thời cựu Tổng thống Ronald Reagan. Đến thời cựu Tổng thống Donald Trump, Quân đội Mỹ đã thông qua chiến lược mới đẩy mạnh phát triển và triển khai vũ khí năng lượng trực tiếp.Vũ khí laser năng lượng cao có nhiều ưu điểm vượt trội, có thể thực hiện một cách hiệu quả cho các nhiệm vụ phòng không, mối đe dọa từ đạn cối, rocket, pháo binh và các phương thức tác chiến phi đối xứng khác.Tháng 1/2023, sau nhiều năm phát triển và nhiều lần trì hoãn, Quân đội Mỹ cuối cùng cũng thành lập một trung đội đặc nhiệm phòng không gồm 4 xe thiết giáp Stryker, được trang bị nguyên mẫu vũ khí laser 50kW.Trung đội nguyên mẫu đầu tiên, được trang bị các xe cơ giới Stryker phòng không tầm ngắn cơ động Năng lượng định hướng (DE M-SHORAD), trang bị vũ khí laser 50 kilowatt, được mang tên 'Người bảo vệ'.Trong khi những người lính thuộc Trung đoàn kỵ binh số 2 sử dụng vũ khí laser 5 kW Stryker ở châu Âu, chỉ có thể bắn hạ được một số UAV nhất định trong vài năm qua, thì vũ khí laser công suất 50 kW thể hiện sự gia tăng sức mạnh rất lớn, có thể chứng minh khả năng đánh chặn hiệu quả các UAV tự sát và những vũ khí khác.Sức hấp dẫn của vũ khí laser không chỉ là khả năng tiêu diệt UAV và các loại vũ khí như tên lửa, rocket và súng cối mà còn là chi phí phát bắn thấp, vũ khí có trọng lượng nhẹ khi tham chiến. Điều đó có nghĩa là giảm công tác hậu cần, vận chuyển và kỹ thuật hỗ trợ.Vũ khí laser của "Người bảo vệ" có công suất lên đến 50kW và được đánh giá là khá mạnh so với các loại vũ khí năng lượng hiện tại. Để dễ hình dung sức công phá của vũ khí laser gắn trên xe vũ trang này, bạn cần biết rằng khoảng gần một thập kỷ trước, một chiếc máy bay trang bị laser chỉ khoảng 30kW mà Lockheed Martin từng thử nghiệm đã có khả năng phá hủy được một chiếc xe bán tải trong vài giây bằng cách làm tan chảy mui xe và khối động cơ của nó.Khi tia laser 50 kilowatt hướng vào một thứ gì đó như máy bay không người lái; thì bề mặt bên ngoài của máy bay không người lái sẽ nóng lên, các bộ phận có thể bị cong và vênh khiến nó không thể bay được. Động cơ của máy bay không người lái có thể bị phá hủy do nhiệt độ tăng vọt vượt quá ngưỡng hoạt động hoặc bình nhiên liệu phát nổ.Ngay cả khi bản thân máy bay không người lái sống sót bằng cách nào đó, thì nó cũng sẽ bị “mù” bởi các cảm biến có thể bị hư hại nghiêm trọng do tia laser.Tìm kiếm những phương thức mới, sáng tạo chống lại tên lửa, máy bay không người lái và hỏa lực súng cối từ kẻ thù đang trở thành ưu tiên hiện đại hóa cấp bách của Quân đội Mỹ, một ưu tiên thậm chí còn trở nên gay gắt hơn với sự gia tăng của chiến tranh drone ở Trung Đông và trong cuộc chiến Nga - Ukraine (Nguồn ảnh: Bulgarian Military, Wikipedia, Reuters, CNN).
Ông Mingus cho biết, Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) đã tiến hành hoạt động thử nghiệm ban đầu nhưng chưa triển khai thực chiến. Tướng Mingus nhận định có thể mất vài tháng để xử lý các quan sát thử nghiệm cần thiết.
Theo ông, hệ thống này chưa sẵn sàng 100% và có khả năng không hoạt động hoàn hảo, nhưng quân đội Mỹ sẽ rút kinh nghiệm từ điều này.
Việc thử nghiệm vũ khí laser 50 kilowatt sẽ tạo điều kiện để Quân đội Mỹ quyết định thiết bị này so với loại 28 kilowatt có phù hợp với những điều kiện tương tự ở Trung Đông hay không.
Tướng Mingus nhấn mạnh, tia laser năng lượng cao của Mỹ dễ chịu ảnh hưởng bởi thời tiết và đó là lý do nỗ lực này sẽ mang tính thử nghiệm tuyệt vời, bởi bão bụi và những thay đổi khác tác động đến tính chất vật lý của các hạt nhẹ bắn ra chùm tia.
Vũ khí laser được Mỹ quan tâm sớm, từ thập niên 1980 của thế kỷ trước, dưới thời cựu Tổng thống Ronald Reagan. Đến thời cựu Tổng thống Donald Trump, Quân đội Mỹ đã thông qua chiến lược mới đẩy mạnh phát triển và triển khai vũ khí năng lượng trực tiếp.
Vũ khí laser năng lượng cao có nhiều ưu điểm vượt trội, có thể thực hiện một cách hiệu quả cho các nhiệm vụ phòng không, mối đe dọa từ đạn cối, rocket, pháo binh và các phương thức tác chiến phi đối xứng khác.
Tháng 1/2023, sau nhiều năm phát triển và nhiều lần trì hoãn, Quân đội Mỹ cuối cùng cũng thành lập một trung đội đặc nhiệm phòng không gồm 4 xe thiết giáp Stryker, được trang bị nguyên mẫu vũ khí laser 50kW.
Trung đội nguyên mẫu đầu tiên, được trang bị các xe cơ giới Stryker phòng không tầm ngắn cơ động Năng lượng định hướng (DE M-SHORAD), trang bị vũ khí laser 50 kilowatt, được mang tên 'Người bảo vệ'.
Trong khi những người lính thuộc Trung đoàn kỵ binh số 2 sử dụng vũ khí laser 5 kW Stryker ở châu Âu, chỉ có thể bắn hạ được một số UAV nhất định trong vài năm qua, thì vũ khí laser công suất 50 kW thể hiện sự gia tăng sức mạnh rất lớn, có thể chứng minh khả năng đánh chặn hiệu quả các UAV tự sát và những vũ khí khác.
Sức hấp dẫn của vũ khí laser không chỉ là khả năng tiêu diệt UAV và các loại vũ khí như tên lửa, rocket và súng cối mà còn là chi phí phát bắn thấp, vũ khí có trọng lượng nhẹ khi tham chiến. Điều đó có nghĩa là giảm công tác hậu cần, vận chuyển và kỹ thuật hỗ trợ.
Vũ khí laser của "Người bảo vệ" có công suất lên đến 50kW và được đánh giá là khá mạnh so với các loại vũ khí năng lượng hiện tại. Để dễ hình dung sức công phá của vũ khí laser gắn trên xe vũ trang này, bạn cần biết rằng khoảng gần một thập kỷ trước, một chiếc máy bay trang bị laser chỉ khoảng 30kW mà Lockheed Martin từng thử nghiệm đã có khả năng phá hủy được một chiếc xe bán tải trong vài giây bằng cách làm tan chảy mui xe và khối động cơ của nó.
Khi tia laser 50 kilowatt hướng vào một thứ gì đó như máy bay không người lái; thì bề mặt bên ngoài của máy bay không người lái sẽ nóng lên, các bộ phận có thể bị cong và vênh khiến nó không thể bay được. Động cơ của máy bay không người lái có thể bị phá hủy do nhiệt độ tăng vọt vượt quá ngưỡng hoạt động hoặc bình nhiên liệu phát nổ.
Ngay cả khi bản thân máy bay không người lái sống sót bằng cách nào đó, thì nó cũng sẽ bị “mù” bởi các cảm biến có thể bị hư hại nghiêm trọng do tia laser.
Tìm kiếm những phương thức mới, sáng tạo chống lại tên lửa, máy bay không người lái và hỏa lực súng cối từ kẻ thù đang trở thành ưu tiên hiện đại hóa cấp bách của Quân đội Mỹ, một ưu tiên thậm chí còn trở nên gay gắt hơn với sự gia tăng của chiến tranh drone ở Trung Đông và trong cuộc chiến Nga - Ukraine (Nguồn ảnh: Bulgarian Military, Wikipedia, Reuters, CNN).