Cuối cùng chiếc tàu ngầm KRI Nanggala 402 bị mất tích của Hải quân Indonesia, cuối cùng cũng được tìm thấy; tuy nhiên đó là một cái kết không có hậu, khi con tàu bị vỡ làm ba và đang nằm dưới đáy vùng biển ngoài khơi Bali.Con tàu bị chìm ở độ sâu trên 800 mét, toàn bộ thủy thủ đoàn 53 người đã thiệt mạng. Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết, ông và mọi người dân Indonesia đều muốn bày tỏ sự đau buồn sâu sắc về thảm kịch tàu ngầm KRI Nanggala 402, đặc biệt là với gia đình các thủy thủ.Trong khi đó, ông Nghị sĩ và cựu tướng quân đội Indonesia là Hasanuddin, nghi ngờ tàu ngầm KRI Nanggala bị chìm do sau đợt đại tu ở Hàn Quốc giai đoạn 2010-2012, con tàu này không chỉ thay linh kiện mà còn bị tác động vào cấu trúc, đặc biệt là hệ thống phóng ngư lôi.Điều lo ngại của cựu tướng lĩnh nói trên không phải là không có cơ sở, kinh phí sửa chữa chiếc tàu ngầm Nanggala hết 75 triệu USD. Nhưng khi đem về Indonesia dùng thử thì đã có 3 binh sĩ hy sinh. Sau đó, chuyên gia Hàn Quốc phải trực tiếp qua Indonesia sửa chữa thêm lần nữa.Tàu ngầm KRI Langgala 402 của Hải quân Indonesia là phiên bản thuộc lớp tàu ngầm Type 209 do Đức sản xuất, đây từng là mẫu tàu ngầm đắt khách nhất của Đức, do ưu thế giá rẻ nhưng chất lượng rất tốt.Hải quân Indonesia hiện sở hữu 5 tàu ngầm tấn công diesel - điện, gồm KRI Cakra và KRI Nanggala do Đức chế tạo, cùng ba chiếc lớp Chang Bogo do Hàn Quốc sản xuất (cũng có nguồn gốc từ Đức).Cả 5 tàu ngầm trên đều là những biến thể của lớp Type 209, loại tàu ngầm được Tây Đức thiết kế từ cuối thập niên 1960 để thay thế các tàu từ thời Thế chiến II. Type 209 chưa từng được Đức sử dụng, nhưng đã đạt được thành công khi xuất khẩu với 61 chiếc, được bán cho 13 quốc gia.Vào thời điểm đó, có rất ít thiết kế tàu ngầm phương Tây được chế tạo cho xuất khẩu, bởi các tàu ngầm của Mỹ và NATO đều có kích thước lớn, đắt đỏ, phức tạp, khó sử dụng và chuyên làm nhiệm vụ theo học thuyết chiến tranh tổng lực với Liên Xô.Type 209 được phát triển từ dòng Type 206 trước đó, với nhiều trang bị hiện đại hơn, nhưng chỉ được coi là mẫu tàu ngầm giành cho các nước thứ ba. Đây cũng là mẫu tàu ngầm được đánh giá là có kích thước nhỏ, khả năng hoạt động hạn chế; tuy nhiên nó dễ sử dụng, phù hợp với các nước có trình độ thấp và ngân sách quốc phòng eo hẹp.Để tiết kiệm chi phí, Type 209 áp dụng thiết kế chỉ có một lớp vỏ và được trang bị 4 động cơ diesel MTU và 4 máy phát điện để nạp ắc quy khi nổi hoặc di chuyển sát mặt biển. Bốn cụm ắc quy nằm trước và sau khoang chỉ huy, chiếm 25% lượng giãn nước toàn tàu, cung cấp năng lượng cho động cơ điện AEG kết nối với chân vịt 5 hoặc 7 cánh khi lặn.Type 209 có thể đạt tốc độ 21 km/h khi nổi hoặc 42 km/h khi lặn. Tầm hoạt động tối đa là 20.000 km khi nổi hoặc 15.000 km khi lặn có ống thở. Tàu có thể di chuyển với quãng đường 740 km, với tốc độ 7 km/h, khi lặn hoàn toàn dưới biển, không sử dụng ống thở. Dự trữ hành trình của Type 209 là khoảng 50 ngày và độ sâu tối đa mà vỏ tàu chịu được là khoảng 350 m.Chiếc KRI Nanggala 402 có lượng giãn nước 1.300 tấn, tàu được khởi đóng năm 1978 và Indonesia nhận bàn giao vào tháng 10/1981. Chi phí Indonesia bỏ ra để mua tàu ngầm này không được tiết lộ, nhưng mẫu tàu ngầm Type 209 biến thể 209/1400, được cho là có mức giá 285 triệu USD năm 2006.Về vũ khí, tàu ngầm KRI Nanggala 402 trang bị 8 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm và mang được tối đa 14 quả ngư lôi đa dụng SUT 264. Đây là loại ngư lôi hạng nặng của Đức, có đường kính 533 mm, được đưa vào phục vụ năm 1967. SUT 264 có khả năng diệt cả mục tiêu tàu mặt nước và tàu ngầm đối phương.Hai tàu ngầm lớp Cakra của Indonesia trải qua đợt đại tu lớn ở Đức trong giai đoạn 1986-1989, nhưng chi phí bảo dưỡng quá cao khiến Jarkata từ bỏ ý định mua thêm hai tàu Type 209. Các đợt đại tu sau đó được tiến hành ở Indonesia vào cuối thập niên 1990.Chiếc Nanggala tiếp tục trải qua đợt sửa chữa, nâng cấp ở Hàn Quốc trong giai đoạn trong giai đoạn 2010-2012 nhằm thay thế ắc quy và động cơ, cũng như trang bị hệ thống định vị thủy âm (sonar) thụ động và quản lý chiến đấu hiện đại hơn. Con tàu sau đó trở lại biên chế và hoạt động đến khi mất tích, sau hơn 40 năm phục vụ trong hải quân Indonesia.Câu chuyện của Hải quân Indonesia trong việc khai thác những tàu ngầm cũ là rất đáng suy nghĩ với những con tàu ngầm cũ, có tuổi đời tới vài chục năm trên thế giới hiện nay. Suy cho cùng, tàu ngầm là một thứ vũ khí rất nguy hiểm và quan trọng, nhưng cũng nguy hiểm với cả chính người vận hành, nếu quá cũ, chúng có thể biến thành chiếc "quan tài sắt" bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: Pinterest. Tàu ngầm Komsomolet của Hải quân Liên Xô là một trong những tàu ngầm hạt nhân hiếm hoi trên thế giới từng bị đắm. Nguồn: RT.
Cuối cùng chiếc tàu ngầm KRI Nanggala 402 bị mất tích của Hải quân Indonesia, cuối cùng cũng được tìm thấy; tuy nhiên đó là một cái kết không có hậu, khi con tàu bị vỡ làm ba và đang nằm dưới đáy vùng biển ngoài khơi Bali.
Con tàu bị chìm ở độ sâu trên 800 mét, toàn bộ thủy thủ đoàn 53 người đã thiệt mạng. Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết, ông và mọi người dân Indonesia đều muốn bày tỏ sự đau buồn sâu sắc về thảm kịch tàu ngầm KRI Nanggala 402, đặc biệt là với gia đình các thủy thủ.
Trong khi đó, ông Nghị sĩ và cựu tướng quân đội Indonesia là Hasanuddin, nghi ngờ tàu ngầm KRI Nanggala bị chìm do sau đợt đại tu ở Hàn Quốc giai đoạn 2010-2012, con tàu này không chỉ thay linh kiện mà còn bị tác động vào cấu trúc, đặc biệt là hệ thống phóng ngư lôi.
Điều lo ngại của cựu tướng lĩnh nói trên không phải là không có cơ sở, kinh phí sửa chữa chiếc tàu ngầm Nanggala hết 75 triệu USD. Nhưng khi đem về Indonesia dùng thử thì đã có 3 binh sĩ hy sinh. Sau đó, chuyên gia Hàn Quốc phải trực tiếp qua Indonesia sửa chữa thêm lần nữa.
Tàu ngầm KRI Langgala 402 của Hải quân Indonesia là phiên bản thuộc lớp tàu ngầm Type 209 do Đức sản xuất, đây từng là mẫu tàu ngầm đắt khách nhất của Đức, do ưu thế giá rẻ nhưng chất lượng rất tốt.
Hải quân Indonesia hiện sở hữu 5 tàu ngầm tấn công diesel - điện, gồm KRI Cakra và KRI Nanggala do Đức chế tạo, cùng ba chiếc lớp Chang Bogo do Hàn Quốc sản xuất (cũng có nguồn gốc từ Đức).
Cả 5 tàu ngầm trên đều là những biến thể của lớp Type 209, loại tàu ngầm được Tây Đức thiết kế từ cuối thập niên 1960 để thay thế các tàu từ thời Thế chiến II. Type 209 chưa từng được Đức sử dụng, nhưng đã đạt được thành công khi xuất khẩu với 61 chiếc, được bán cho 13 quốc gia.
Vào thời điểm đó, có rất ít thiết kế tàu ngầm phương Tây được chế tạo cho xuất khẩu, bởi các tàu ngầm của Mỹ và NATO đều có kích thước lớn, đắt đỏ, phức tạp, khó sử dụng và chuyên làm nhiệm vụ theo học thuyết chiến tranh tổng lực với Liên Xô.
Type 209 được phát triển từ dòng Type 206 trước đó, với nhiều trang bị hiện đại hơn, nhưng chỉ được coi là mẫu tàu ngầm giành cho các nước thứ ba. Đây cũng là mẫu tàu ngầm được đánh giá là có kích thước nhỏ, khả năng hoạt động hạn chế; tuy nhiên nó dễ sử dụng, phù hợp với các nước có trình độ thấp và ngân sách quốc phòng eo hẹp.
Để tiết kiệm chi phí, Type 209 áp dụng thiết kế chỉ có một lớp vỏ và được trang bị 4 động cơ diesel MTU và 4 máy phát điện để nạp ắc quy khi nổi hoặc di chuyển sát mặt biển. Bốn cụm ắc quy nằm trước và sau khoang chỉ huy, chiếm 25% lượng giãn nước toàn tàu, cung cấp năng lượng cho động cơ điện AEG kết nối với chân vịt 5 hoặc 7 cánh khi lặn.
Type 209 có thể đạt tốc độ 21 km/h khi nổi hoặc 42 km/h khi lặn. Tầm hoạt động tối đa là 20.000 km khi nổi hoặc 15.000 km khi lặn có ống thở. Tàu có thể di chuyển với quãng đường 740 km, với tốc độ 7 km/h, khi lặn hoàn toàn dưới biển, không sử dụng ống thở. Dự trữ hành trình của Type 209 là khoảng 50 ngày và độ sâu tối đa mà vỏ tàu chịu được là khoảng 350 m.
Chiếc KRI Nanggala 402 có lượng giãn nước 1.300 tấn, tàu được khởi đóng năm 1978 và Indonesia nhận bàn giao vào tháng 10/1981. Chi phí Indonesia bỏ ra để mua tàu ngầm này không được tiết lộ, nhưng mẫu tàu ngầm Type 209 biến thể 209/1400, được cho là có mức giá 285 triệu USD năm 2006.
Về vũ khí, tàu ngầm KRI Nanggala 402 trang bị 8 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm và mang được tối đa 14 quả ngư lôi đa dụng SUT 264. Đây là loại ngư lôi hạng nặng của Đức, có đường kính 533 mm, được đưa vào phục vụ năm 1967. SUT 264 có khả năng diệt cả mục tiêu tàu mặt nước và tàu ngầm đối phương.
Hai tàu ngầm lớp Cakra của Indonesia trải qua đợt đại tu lớn ở Đức trong giai đoạn 1986-1989, nhưng chi phí bảo dưỡng quá cao khiến Jarkata từ bỏ ý định mua thêm hai tàu Type 209. Các đợt đại tu sau đó được tiến hành ở Indonesia vào cuối thập niên 1990.
Chiếc Nanggala tiếp tục trải qua đợt sửa chữa, nâng cấp ở Hàn Quốc trong giai đoạn trong giai đoạn 2010-2012 nhằm thay thế ắc quy và động cơ, cũng như trang bị hệ thống định vị thủy âm (sonar) thụ động và quản lý chiến đấu hiện đại hơn. Con tàu sau đó trở lại biên chế và hoạt động đến khi mất tích, sau hơn 40 năm phục vụ trong hải quân Indonesia.
Câu chuyện của Hải quân Indonesia trong việc khai thác những tàu ngầm cũ là rất đáng suy nghĩ với những con tàu ngầm cũ, có tuổi đời tới vài chục năm trên thế giới hiện nay. Suy cho cùng, tàu ngầm là một thứ vũ khí rất nguy hiểm và quan trọng, nhưng cũng nguy hiểm với cả chính người vận hành, nếu quá cũ, chúng có thể biến thành chiếc "quan tài sắt" bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tàu ngầm Komsomolet của Hải quân Liên Xô là một trong những tàu ngầm hạt nhân hiếm hoi trên thế giới từng bị đắm. Nguồn: RT.