Trong bản Báo cáo Sức mạnh quân sự Trung Quốc của Bộ Quốc phòng Mỹ (hay Lầu Năm Góc) năm 2020 vừa được công bố, Mỹ đánh giá không quân Trung Quốc có quy mô lớn thứ 3 trên thế giới. "Không quân Trung Quốc đang nhanh chóng bắt kịp các lực lượng không quân phương Tây với nhiều năng lực khác nhau", theo báo cáo.Lầu Năm Góc đánh giá không quân Trung Quốc trở nên nguy hiểm hơn với các loại máy bay không người lái chiến đấu, chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 như J-31, máy bay tiếp nhiên liệu, cùng hệ thống phòng không tiên tiến do Nga sản xuất.Ngoài ra, theo báo cáo này, một mối lo khác về sức mạnh không quân Trung Quốc là phạm vi tấn công ngày càng tăng nhanh. Chẳng hạn, máy bay vận tải Y-20 có thể được chuyển đổi thành máy bay tiếp nhiên liệu trên không, giúp các chiến đấu cơ Trung Quốc tăng gần gấp đôi phạm vi hoạt động và tấn công.Bên cạnh đó, vận hành máy bay vận tải cỡ lớn có thể dùng để tiếp nhiên liệu trên không giúp cải thiện đáng kể năng lực hoạt động xa bờ của các tàu sân bay Trung Quốc, theo Lầu Năm Góc.Cụ thể hơn, về năng lực không quân chiến đấu của Trung Quốc hiện có hơn 1.000 máy bay tiêm kích/cường kích/ném bom các loại do nước này sản xuất cũng như một phần nhập khẩu từ Liên bang Nga.Trong đó, loại máy bay tiêm kích hiện đại nhất là mẫu Thành Đô J-20 mới được đưa vào phục vụ năm 2019 với số lượng ước tính khoảng 50 chiếc. Dù số lượng ít, nhưng J-20 được coi là tiêm kích thế hệ thứ 5 tích hợp hàng loạt công nghệ tiên tiến nhất, bao gồm khả năng tàng hình trước các hệ thống radar của đối phương. Mặc dù vẫn bị nghi ngờ về một loạt khiếm khuyết động cơ, công nghệ vỏ thân nhưng rõ ràng trước con mắt của giới quân sự Mỹ, J-20 vẫn là đối thủ phải dè chừng.Trong khi chờ J-20 hoàn thiện, tạm thời loại máy bay được coi là "xương sống" Không quân Trung Quốc là hơn 100 chiếc Su-27/30/35 do Nga sản xuất và hơn 500 máy bay tiêm kích J-11/16 được Trung Quốc sản xuất trên cơ sở Su-27/30.Lưu ý là gần đây Trung Quốc nhập khẩu thành công 24 chiếc tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 Su-35S do Nga sản xuất sau một thời gian rất dài đàm phán. Với số Su-35S này, Trung Quốc được cho là sẽ sử dụng để học hỏi kinh nghiệm tiếp tục hiện đại hóa J-11 và J-16.Ngoài ra, nhiều hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào trong KQ Trung Quốc hiện nay là 435 chiếc tiêm kích đa năng hạng nhẹ J-10A/B/C do Công ty Thành Đô sản xuất theo mẫu IAI Lavi của Israel. Với số lượng liên tục tăng, J-10 được cho là sẽ sử dụng để thay thế phần lớn các máy bay thế hệ 3 như J-7 (sao chép MiG-21) và J-8II đã lỗi thời.Không quân chiến lược của Trung Quốc hiện nay dựa phần lớn vào chỉ một loại máy bay là H-6 được Công ty Tây An sản xuất theo mẫu máy bay ném bom Tu-16 thời Liên Xô (khoảng 120 chiếc). So với các máy bay ném bom B-1B hay Tu-22M3 hay Tu-160, H-6 bị coi là lạc hậu nhưng hiện Trung Quốc chưa có giải pháp thay thế. Hiện với sự trợ giúp của Nga, Trung Quốc thực hiện nâng cấp H-6 lên chuẩn H-6K thay thế động cơ hiện đại D-30KP-2 tăng tầm bay, tăng tải trọng. Nhìn chung, phải rất lâu nữa thì không quân chiến lược Trung Quốc mới bắt kịp được Nga hay Mỹ hiện tại.Về không quân vận tải, Trung Quốc hiện có hơn 100 máy bay vận tải từ hạng trung tới hạng nặng cấp chiến lược. Nổi bật nhất là máy bay vận tải hạng nặng Y-20 mà Trung Quốc tự sản xuất, tải trọng 66 tấn vượt trên cả dòng Il-76 MD mà nước này có mua của Nga. Đáng chú ý, tiềm năng nâng cấp Y-20 cho các nhiệm vụ đặc thù như tiếp nhiên liệu trên không là rất lớn. Đó chính là lý do mà Mỹ đang e ngại!Lực lượng máy bay cảnh báo sớm - chỉ huy tác chiến trên không của Trung Quốc được đánh giá rất cao với gần 50 chiếc Không cảnh 200/500/2000. Lớn nhất và bay xa nhất là KJ-2000 được thiết kế sử dụng khung gầm cơ sở Il-76MD của Nga.Để phục vụ cho số lượng máy bay chiến đấu/vận tải rất lớn hiện tại, dĩ nhiên đội hình máy bay huấn luyện của Trung Quốc có quy mô rất "khủng", lên tới hơn 200 chiếc, chủ yếu do Trung Quốc sản xuất. Trong ảnh là loại máy bay huấn luyện hiện đại nhất hiện nay của nước này, Hồng Du L-15 có kiểu dáng giống với dòng Yak-130 của Nga.Một lực lượng nữa mới được xây dựng khoảng 10-15 năm trở lại đây trong KQ Trung Quốc, nhưng có quy mô tăng rất nhanh là máy bay không người lái. Hiện Trung Quốc có khoảng 200 chiếc UAV từ loại cỡ nhỏ tới hạng năng, tầm xa, thậm chí là UAV chiến đấu.
Video Các nước phản đối Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông - Nguồn: VTC1
Trong bản Báo cáo Sức mạnh quân sự Trung Quốc của Bộ Quốc phòng Mỹ (hay Lầu Năm Góc) năm 2020 vừa được công bố, Mỹ đánh giá không quân Trung Quốc có quy mô lớn thứ 3 trên thế giới. "Không quân Trung Quốc đang nhanh chóng bắt kịp các lực lượng không quân phương Tây với nhiều năng lực khác nhau", theo báo cáo.
Lầu Năm Góc đánh giá không quân Trung Quốc trở nên nguy hiểm hơn với các loại máy bay không người lái chiến đấu, chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 như J-31, máy bay tiếp nhiên liệu, cùng hệ thống phòng không tiên tiến do Nga sản xuất.
Ngoài ra, theo báo cáo này, một mối lo khác về sức mạnh không quân Trung Quốc là phạm vi tấn công ngày càng tăng nhanh. Chẳng hạn, máy bay vận tải Y-20 có thể được chuyển đổi thành máy bay tiếp nhiên liệu trên không, giúp các chiến đấu cơ Trung Quốc tăng gần gấp đôi phạm vi hoạt động và tấn công.
Bên cạnh đó, vận hành máy bay vận tải cỡ lớn có thể dùng để tiếp nhiên liệu trên không giúp cải thiện đáng kể năng lực hoạt động xa bờ của các tàu sân bay Trung Quốc, theo Lầu Năm Góc.
Cụ thể hơn, về năng lực không quân chiến đấu của Trung Quốc hiện có hơn 1.000 máy bay tiêm kích/cường kích/ném bom các loại do nước này sản xuất cũng như một phần nhập khẩu từ Liên bang Nga.
Trong đó, loại máy bay tiêm kích hiện đại nhất là mẫu Thành Đô J-20 mới được đưa vào phục vụ năm 2019 với số lượng ước tính khoảng 50 chiếc. Dù số lượng ít, nhưng J-20 được coi là tiêm kích thế hệ thứ 5 tích hợp hàng loạt công nghệ tiên tiến nhất, bao gồm khả năng tàng hình trước các hệ thống radar của đối phương. Mặc dù vẫn bị nghi ngờ về một loạt khiếm khuyết động cơ, công nghệ vỏ thân nhưng rõ ràng trước con mắt của giới quân sự Mỹ, J-20 vẫn là đối thủ phải dè chừng.
Trong khi chờ J-20 hoàn thiện, tạm thời loại máy bay được coi là "xương sống" Không quân Trung Quốc là hơn 100 chiếc Su-27/30/35 do Nga sản xuất và hơn 500 máy bay tiêm kích J-11/16 được Trung Quốc sản xuất trên cơ sở Su-27/30.
Lưu ý là gần đây Trung Quốc nhập khẩu thành công 24 chiếc tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 Su-35S do Nga sản xuất sau một thời gian rất dài đàm phán. Với số Su-35S này, Trung Quốc được cho là sẽ sử dụng để học hỏi kinh nghiệm tiếp tục hiện đại hóa J-11 và J-16.
Ngoài ra, nhiều hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào trong KQ Trung Quốc hiện nay là 435 chiếc tiêm kích đa năng hạng nhẹ J-10A/B/C do Công ty Thành Đô sản xuất theo mẫu IAI Lavi của Israel. Với số lượng liên tục tăng, J-10 được cho là sẽ sử dụng để thay thế phần lớn các máy bay thế hệ 3 như J-7 (sao chép MiG-21) và J-8II đã lỗi thời.
Không quân chiến lược của Trung Quốc hiện nay dựa phần lớn vào chỉ một loại máy bay là H-6 được Công ty Tây An sản xuất theo mẫu máy bay ném bom Tu-16 thời Liên Xô (khoảng 120 chiếc). So với các máy bay ném bom B-1B hay Tu-22M3 hay Tu-160, H-6 bị coi là lạc hậu nhưng hiện Trung Quốc chưa có giải pháp thay thế. Hiện với sự trợ giúp của Nga, Trung Quốc thực hiện nâng cấp H-6 lên chuẩn H-6K thay thế động cơ hiện đại D-30KP-2 tăng tầm bay, tăng tải trọng. Nhìn chung, phải rất lâu nữa thì không quân chiến lược Trung Quốc mới bắt kịp được Nga hay Mỹ hiện tại.
Về không quân vận tải, Trung Quốc hiện có hơn 100 máy bay vận tải từ hạng trung tới hạng nặng cấp chiến lược. Nổi bật nhất là máy bay vận tải hạng nặng Y-20 mà Trung Quốc tự sản xuất, tải trọng 66 tấn vượt trên cả dòng Il-76 MD mà nước này có mua của Nga. Đáng chú ý, tiềm năng nâng cấp Y-20 cho các nhiệm vụ đặc thù như tiếp nhiên liệu trên không là rất lớn. Đó chính là lý do mà Mỹ đang e ngại!
Lực lượng máy bay cảnh báo sớm - chỉ huy tác chiến trên không của Trung Quốc được đánh giá rất cao với gần 50 chiếc Không cảnh 200/500/2000. Lớn nhất và bay xa nhất là KJ-2000 được thiết kế sử dụng khung gầm cơ sở Il-76MD của Nga.
Để phục vụ cho số lượng máy bay chiến đấu/vận tải rất lớn hiện tại, dĩ nhiên đội hình máy bay huấn luyện của Trung Quốc có quy mô rất "khủng", lên tới hơn 200 chiếc, chủ yếu do Trung Quốc sản xuất. Trong ảnh là loại máy bay huấn luyện hiện đại nhất hiện nay của nước này, Hồng Du L-15 có kiểu dáng giống với dòng Yak-130 của Nga.
Một lực lượng nữa mới được xây dựng khoảng 10-15 năm trở lại đây trong KQ Trung Quốc, nhưng có quy mô tăng rất nhanh là máy bay không người lái. Hiện Trung Quốc có khoảng 200 chiếc UAV từ loại cỡ nhỏ tới hạng năng, tầm xa, thậm chí là UAV chiến đấu.
Video Các nước phản đối Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông - Nguồn: VTC1