Hiện nay Mỹ là quốc gia có số lượng máy bay chiến đấu nhiều nhất thế giới, tiếp theo là Trung Quốc; tuy nhiên về trang bị, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu giữa Không quân Mỹ và Không quân Trung Quốc, khoảng cách là cả thế hệ. Ảnh: Chiến đấu cơ J-15 Trung Quốc trên tàu sân bay Liêu Ninh.Là cường quốc hàng đầu thế giới, Mỹ đương nhiên đứng đầu thế giới về sức mạnh quân sự. Còn với Trung Quốc, sau nhiều thập kỷ đầu tư ngân sách quốc phòng cực lớn và kiên trì chính sách hiện đại hóa quân đội, khoảng cách giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự cũng ngày càng rút ngắn lại. Ảnh: Tiêm kích J-10B Trung Quốc huấn luyện bay ở độ cao thấp.Trong lĩnh vực Không quân, Trung Quốc cũng đã đạt được những bước đột phá lớn trong những năm gần đây; ngoài nhập khẩu và sao chép thành công một số mẫu máy bay chiến đấu tiến tiến của Nga, Trung Quốc cũng phát triển thành công một số máy bay chiến đấu tiên tiến, như máy bay chiến đấu J-10, J-20, FC-31. Ảnh: Máy bay chiến đấu tàng hình J-20.Tuy nhiên trong lĩnh vực hàng không quân sự, ngoài có máy bay chiến đấu tốt, thì phi công là nhân tố quyết định để phát huy sức mạnh của loại máy bay đó; nhưng trên lĩnh vực đào tạo phi công, Trung Quốc còn kém xa không quân Mỹ.Và không giống như những đồng nghiệp tại Mỹ, phi công quân sự Trung Quốc thường không có kiến thức về công nghệ hàng không và kinh nghiệm bay dân sự trước khi được tuyển vào lực lượng.Nếu Mỹ có bề dày kinh nghiệm trong huấn luyện phi công quân sự, đồng thời Mỹ cũng là trung tâm huấn luyện phi công của cả thế giới; thì không quân Trung Quốc mới phát triển trong khoảng vài chục năm gần đây; tuy nhiên, sự phát triển quá “nóng” của họ, cũng dẫn đến việc thiếu hụt nguồn phi công chất lượng cao. Ảnh: Nữ phi công quân sự Trung Quốc.Không chỉ có Mỹ, mà cả chuyên gia Nga cũng nhận xét là Không quân Trung Quốc hiện thiếu những phi công đẳng cấp thế giới; những loại chiến đấu cơ có phẩm chất tốt hàng đầu thế giới mà Nga đã bán cho Trung Quốc, như Su-27, Su-30MK, Su-35S sẽ không thể phát huy hết tính năng, khi Trung Quốc chưa có những phi công giỏi. Lý do tại sao chuyên gia Mỹ và Nga lại đánh giá thấp phi công Trung Quốc, ngoài yếu tố khách quan như trên, thì thời gian huấn luyện của phi công quân sự Trung Quốc cũng ít hơn nhiều so với phi công Mỹ; hàng năm, số giờ bay của phi công quân sự Trung Quốc là 120 giờ, trong khi Mỹ nhiều gấp đôi, đạt tới 250 giờ.Chất lượng máy bay cũng như trình độ huấn luyện phi công yếu kém của Trung Quốc, đã dẫn đến nhiều vụ tai nạn hàng không; chỉ tính riêng tháng 10 năm ngoái, trong vòng 8 ngày, (từ 20-29/10/2019), không quân Trung Quốc ghi nhận hai vụ tai nạn có liên quan đến trục trặc kỹ thuật và công tác huấn luyện, khiến 3 quân nhân thiệt mạng. Ảnh: Máy bay JH-7 của Không quân hải quân Trung Quốc rơi trong quá trình huấn luyện tại đảo Hải Nam ngày 12/3/2019.Giới chuyên gia nhận định, việc tập trung cải thiện độ bền của máy bay và nâng cao chất lượng huấn luyện phi công là nhu cầu cấp thiết đối với không quân Trung Quốc; thay vì chạy theo số lượng ồ ạt theo phương châm “lấy số lượng đè chất lượng” của Không quân Trung Quốc như hiện nay.Nhiều nguồn tin quân sự nhận định, không quân Trung Quốc có thể sẽ gia tăng số vụ tai nạn trong tương lai. Với chỉ thị tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu từ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, không quân nước này sẽ gia tăng cường độ và tần suất các hoạt động diễn tập. Điều này sẽ phơi bày rõ những lỗ hổng về kỹ thuật và hệ thống huấn luyện còn yếu kém. Ảnh: Người dân đứng xem một vụ rơi máy bay chiến đấu của không quân Trung Quốc. Video Nga ngăn chặn Trung Quốc "nhái" hệ thống vũ khí? - Nguồn: Báo Nghệ An
Hiện nay Mỹ là quốc gia có số lượng máy bay chiến đấu nhiều nhất thế giới, tiếp theo là Trung Quốc; tuy nhiên về trang bị, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu giữa Không quân Mỹ và Không quân Trung Quốc, khoảng cách là cả thế hệ. Ảnh: Chiến đấu cơ J-15 Trung Quốc trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Là cường quốc hàng đầu thế giới, Mỹ đương nhiên đứng đầu thế giới về sức mạnh quân sự. Còn với Trung Quốc, sau nhiều thập kỷ đầu tư ngân sách quốc phòng cực lớn và kiên trì chính sách hiện đại hóa quân đội, khoảng cách giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự cũng ngày càng rút ngắn lại. Ảnh: Tiêm kích J-10B Trung Quốc huấn luyện bay ở độ cao thấp.
Trong lĩnh vực Không quân, Trung Quốc cũng đã đạt được những bước đột phá lớn trong những năm gần đây; ngoài nhập khẩu và sao chép thành công một số mẫu máy bay chiến đấu tiến tiến của Nga, Trung Quốc cũng phát triển thành công một số máy bay chiến đấu tiên tiến, như máy bay chiến đấu J-10, J-20, FC-31. Ảnh: Máy bay chiến đấu tàng hình J-20.
Tuy nhiên trong lĩnh vực hàng không quân sự, ngoài có máy bay chiến đấu tốt, thì phi công là nhân tố quyết định để phát huy sức mạnh của loại máy bay đó; nhưng trên lĩnh vực đào tạo phi công, Trung Quốc còn kém xa không quân Mỹ.
Và không giống như những đồng nghiệp tại Mỹ, phi công quân sự Trung Quốc thường không có kiến thức về công nghệ hàng không và kinh nghiệm bay dân sự trước khi được tuyển vào lực lượng.
Nếu Mỹ có bề dày kinh nghiệm trong huấn luyện phi công quân sự, đồng thời Mỹ cũng là trung tâm huấn luyện phi công của cả thế giới; thì không quân Trung Quốc mới phát triển trong khoảng vài chục năm gần đây; tuy nhiên, sự phát triển quá “nóng” của họ, cũng dẫn đến việc thiếu hụt nguồn phi công chất lượng cao. Ảnh: Nữ phi công quân sự Trung Quốc.
Không chỉ có Mỹ, mà cả chuyên gia Nga cũng nhận xét là Không quân Trung Quốc hiện thiếu những phi công đẳng cấp thế giới; những loại chiến đấu cơ có phẩm chất tốt hàng đầu thế giới mà Nga đã bán cho Trung Quốc, như Su-27, Su-30MK, Su-35S sẽ không thể phát huy hết tính năng, khi Trung Quốc chưa có những phi công giỏi.
Lý do tại sao chuyên gia Mỹ và Nga lại đánh giá thấp phi công Trung Quốc, ngoài yếu tố khách quan như trên, thì thời gian huấn luyện của phi công quân sự Trung Quốc cũng ít hơn nhiều so với phi công Mỹ; hàng năm, số giờ bay của phi công quân sự Trung Quốc là 120 giờ, trong khi Mỹ nhiều gấp đôi, đạt tới 250 giờ.
Chất lượng máy bay cũng như trình độ huấn luyện phi công yếu kém của Trung Quốc, đã dẫn đến nhiều vụ tai nạn hàng không; chỉ tính riêng tháng 10 năm ngoái, trong vòng 8 ngày, (từ 20-29/10/2019), không quân Trung Quốc ghi nhận hai vụ tai nạn có liên quan đến trục trặc kỹ thuật và công tác huấn luyện, khiến 3 quân nhân thiệt mạng. Ảnh: Máy bay JH-7 của Không quân hải quân Trung Quốc rơi trong quá trình huấn luyện tại đảo Hải Nam ngày 12/3/2019.
Giới chuyên gia nhận định, việc tập trung cải thiện độ bền của máy bay và nâng cao chất lượng huấn luyện phi công là nhu cầu cấp thiết đối với không quân Trung Quốc; thay vì chạy theo số lượng ồ ạt theo phương châm “lấy số lượng đè chất lượng” của Không quân Trung Quốc như hiện nay.
Nhiều nguồn tin quân sự nhận định, không quân Trung Quốc có thể sẽ gia tăng số vụ tai nạn trong tương lai. Với chỉ thị tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu từ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, không quân nước này sẽ gia tăng cường độ và tần suất các hoạt động diễn tập. Điều này sẽ phơi bày rõ những lỗ hổng về kỹ thuật và hệ thống huấn luyện còn yếu kém. Ảnh: Người dân đứng xem một vụ rơi máy bay chiến đấu của không quân Trung Quốc.
Video Nga ngăn chặn Trung Quốc "nhái" hệ thống vũ khí? - Nguồn: Báo Nghệ An