Được phát triển bởi người Đức trong thập niên 30 của thế kỷ trước, bộ binh tàu lượn hay lính dù đổ bộ bằng tàu lượn là một cách thức đưa lính và vũ khí hạng nặng tới chiến trường bằng đường không cực kỳ ưu việt. Nguồn ảnh: Wearethemighty.Với cách thức vận tải này, lính dù có thể hạ cánh xuống sau phòng tuyến đối phương tương tự như cách đột kích bằng nhảy dù thông thường. Tuy nhiên khác biệt nằm ở chỗ người lính sẽ không cần nhảy dù và mang được cả trang bị hạng nặng. Nguồn ảnh: Wearethemighty.Tuỳ từng loại tàu lượn có thể chứa được ít nhất một tiểu đội lính dù (hoặc bộ binh) kèm theo một khẩu pháo cỡ nhỏ, cối hạng nặng hoặc xe bọc thép, xe jeep, xe tăng hạng nhẹ,... Nguồn ảnh: Wearethemighty.Việc tăng cường thêm trang thiết bị cho lực lượng lính dù - vốn trước đây chỉ được biết tới như một lực lượng có kỹ thuật chiến đấu tốt nhưng thiếu trang bị hạng nặng - sẽ khiến cho đối phương bị bất ngờ với khả năng hoả lực của lực lượng này. Nguồn ảnh: Wearethemighty.Đổ bộ bằng tàu lượn cũng là phương thức vận tải cực kỳ rẻ tiền, các tàu lượn được thiết kê đơn giản, không quá phức tạp và thường chỉ dùng một lần sau đó vứt bỏ hoàn toàn. Việc mỗi máy bay vận tải kéo theo một tàu lượn có thể tăng gấp đôi quân số nhưng không cần thêm máy bay và phi công. Nguồn ảnh: Wearethemighty.Trên mỗi tàu lượn sẽ có một phi công điều khiển để hạ cánh. Phi công này thực tế là một binh lính trong tiểu đội, được đào tạo cơ bản khả năng lái và điều khiển tàu lượn trong thời gian ngắn chứ không mất thời gian đào tạo như phi công lái máy bay thông thường. Nguồn ảnh: Wearethemighty.Một "bãi chiến trường" tàu lượn sau khi hạ cánh - những tàu lượn này sau đó có thể lắp ghép lại với nhau, trở thành những trạm chỉ huy hoặc bệnh viện dã chiến ngay trên chiến trường. Nguồn ảnh: Wearethemighty.Tuy nhiên, kiểu sử dụng tàu lượn để đổ bộ này cũng không phải là không có nhược điểm. Một trong những nhược điểm lớn nhất của nó chính là ở kỹ năng của phi công lái tàu lượn. Nguồn ảnh: Wearethemighty.Do chỉ là lính bộ binh được đào tạo cấp tốc, những phi công bất đắc dĩ này thường không có kỹ năng sử lý tình huống thành thạo như một phi công thực thự. Nếu mọi chuyện không đúng theo lý thuyết được học, ví dụ như một cơn gió ngược, máy bay bị hư hại hay chỉ đơn giản là đáp vào nơi có nền đất xấu,... thảm hoạ đều có thể xảy ra. Nguồn ảnh: Wearethemighty.Chưa kể tới việc, các tàu lượn có tốc độ rất thấp và tốc độ này sẽ chậm dần đều khi tàu lượn giảm dần độ cao để tiếp đất. Việc này sẽ biến nó thành mục tiêu di động tầm gần cực kỳ dễ bị hoả lực phòng không đối phương triệt hạ. Nguồn ảnh: Wearethemighty.Do không có động cơ, tàu lượn chỉ có thể hạ cánh đúng ở khu vực đã định. Khi nó gặp phải hoả lực phòng không của đối phương, các tàu lượn này sẽ không có cách nào thoát khỏi hoả lực đó được vì không có khả năng tăng tốc để cơ động. Nguồn ảnh: Wearethemighty.Tới cuối Thế chiến thứ 2, các loại tàu lượn đã thậm chí còn có khả năng mang được xe tăng. Tuy nhiên, do học thuyết đổ bộ đường không của các cường quốc thay đổi sau chiến tranh nên kiểu đổ bộ bằng tàu lượn này chưa bao giờ được sử dụng lại sau đó. Nguồn ảnh: Wearethemighty. Mời độc giả xem Video: Sức mạnh của lực lượng dù Đức - cha đẻ của kiểu đổ bộ bằng tàu lượn trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Được phát triển bởi người Đức trong thập niên 30 của thế kỷ trước, bộ binh tàu lượn hay lính dù đổ bộ bằng tàu lượn là một cách thức đưa lính và vũ khí hạng nặng tới chiến trường bằng đường không cực kỳ ưu việt. Nguồn ảnh: Wearethemighty.
Với cách thức vận tải này, lính dù có thể hạ cánh xuống sau phòng tuyến đối phương tương tự như cách đột kích bằng nhảy dù thông thường. Tuy nhiên khác biệt nằm ở chỗ người lính sẽ không cần nhảy dù và mang được cả trang bị hạng nặng. Nguồn ảnh: Wearethemighty.
Tuỳ từng loại tàu lượn có thể chứa được ít nhất một tiểu đội lính dù (hoặc bộ binh) kèm theo một khẩu pháo cỡ nhỏ, cối hạng nặng hoặc xe bọc thép, xe jeep, xe tăng hạng nhẹ,... Nguồn ảnh: Wearethemighty.
Việc tăng cường thêm trang thiết bị cho lực lượng lính dù - vốn trước đây chỉ được biết tới như một lực lượng có kỹ thuật chiến đấu tốt nhưng thiếu trang bị hạng nặng - sẽ khiến cho đối phương bị bất ngờ với khả năng hoả lực của lực lượng này. Nguồn ảnh: Wearethemighty.
Đổ bộ bằng tàu lượn cũng là phương thức vận tải cực kỳ rẻ tiền, các tàu lượn được thiết kê đơn giản, không quá phức tạp và thường chỉ dùng một lần sau đó vứt bỏ hoàn toàn. Việc mỗi máy bay vận tải kéo theo một tàu lượn có thể tăng gấp đôi quân số nhưng không cần thêm máy bay và phi công. Nguồn ảnh: Wearethemighty.
Trên mỗi tàu lượn sẽ có một phi công điều khiển để hạ cánh. Phi công này thực tế là một binh lính trong tiểu đội, được đào tạo cơ bản khả năng lái và điều khiển tàu lượn trong thời gian ngắn chứ không mất thời gian đào tạo như phi công lái máy bay thông thường. Nguồn ảnh: Wearethemighty.
Một "bãi chiến trường" tàu lượn sau khi hạ cánh - những tàu lượn này sau đó có thể lắp ghép lại với nhau, trở thành những trạm chỉ huy hoặc bệnh viện dã chiến ngay trên chiến trường. Nguồn ảnh: Wearethemighty.
Tuy nhiên, kiểu sử dụng tàu lượn để đổ bộ này cũng không phải là không có nhược điểm. Một trong những nhược điểm lớn nhất của nó chính là ở kỹ năng của phi công lái tàu lượn. Nguồn ảnh: Wearethemighty.
Do chỉ là lính bộ binh được đào tạo cấp tốc, những phi công bất đắc dĩ này thường không có kỹ năng sử lý tình huống thành thạo như một phi công thực thự. Nếu mọi chuyện không đúng theo lý thuyết được học, ví dụ như một cơn gió ngược, máy bay bị hư hại hay chỉ đơn giản là đáp vào nơi có nền đất xấu,... thảm hoạ đều có thể xảy ra. Nguồn ảnh: Wearethemighty.
Chưa kể tới việc, các tàu lượn có tốc độ rất thấp và tốc độ này sẽ chậm dần đều khi tàu lượn giảm dần độ cao để tiếp đất. Việc này sẽ biến nó thành mục tiêu di động tầm gần cực kỳ dễ bị hoả lực phòng không đối phương triệt hạ. Nguồn ảnh: Wearethemighty.
Do không có động cơ, tàu lượn chỉ có thể hạ cánh đúng ở khu vực đã định. Khi nó gặp phải hoả lực phòng không của đối phương, các tàu lượn này sẽ không có cách nào thoát khỏi hoả lực đó được vì không có khả năng tăng tốc để cơ động. Nguồn ảnh: Wearethemighty.
Tới cuối Thế chiến thứ 2, các loại tàu lượn đã thậm chí còn có khả năng mang được xe tăng. Tuy nhiên, do học thuyết đổ bộ đường không của các cường quốc thay đổi sau chiến tranh nên kiểu đổ bộ bằng tàu lượn này chưa bao giờ được sử dụng lại sau đó. Nguồn ảnh: Wearethemighty.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh của lực lượng dù Đức - cha đẻ của kiểu đổ bộ bằng tàu lượn trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.