Cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất diễn ra từ cuối năm 1946 cho tới ngày 20/7/1954. Cuộc chiến tranh này còn được biết tới với tên gọi là Chiến tranh chống thực dân Pháp và Mỹ can thiệp, Kháng chiến Chín năm hay Chín năm kháng chiến trường kỳ. Nguồn ảnh: Thearchive.Cuộc chiến này xảy ra ở toàn bộ ba nước Đông Dương gồm: Việt Nam, Lào và Campuchia - trước đó đều là thuộc địa của thực dân Pháp. Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất chính thức nổ ra khi mọi biện pháp đấu tranh ngoại giao, đàm phán đều đã thất bại. Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lệnh Toàn quốc kháng chiến và thời khắc này được lấy làm mốc bắt đầu cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Nguồn ảnh: Thearchive.Cuộc chiến diễn ra giữa một bên là quân đội Liên Hiệp Pháp, quân đội Đông Dương thuộc Pháp, quân đội Vương quốc Lào, quân đội Vương quốc Campuchia và thậm chí có cả sự tham gia của Anh cùng với Ấn Độ thuộc Anh. Ở phía đối diện, Việt Minh sát cánh cùng Lào Issara (sau là Pathet Lào) và Khmer Issarak (sau là Mặt trận Issarak Thống nhất). Nguồn ảnh: Thearchive.Kết cục của cuộc chiến là thực dân Pháp đại bại, bán đảo Đông Dương giành được độc lập, hiệp định Geneva được ký kết và Việt Nam tạm thời bị chia đôi, trong vòng 2 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Nguồn ảnh: Thearchive.Cái mốc hai năm đã biến thành... 21 năm khi Mỹ và chính quyền bù nhìn Sài Gòn "trở mặt" không chịu tổ chức tổng tuyển cử. Để thống nhất được đất nước, quét sạch chủ nghĩa đế quốc khỏi Đông Dương, Việt Nam buộc phải tiến hành cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai hay còn gọi là Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hoặc cuộc Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Thearchive.Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai được bắt đầu tính từ ngày 1/11/1955 khi Phái bộ Cố vấn và Viện trợ Quân sự Mỹ thành lập ở miền Nam Việt Nam. Kể từ thời khắc này, Mỹ chính thức hiện diện quân sự ở Việt Nam, ngăn cản nỗ lực thống nhất đất nước của nhân dân hai miền. Nguồn ảnh: Thearchive.Chiến tranh Việt Nam leo thang lên tới đỉnh điểm trong hơn 10 năm sau đó, kéo theo đó là hàng trăm nghìn người dân thường thiệt mạng, thiệt hại về kinh tế lên tới nhiều trăm tỷ USD. Nguồn ảnh: Nickut.Cuối cùng, tới ngày 30/4/1975, Quân Giải phóng chính thức giải phóng Sài Gòn - cơ quan đầu não của chính quyền bù nhìn do Mỹ dựng lên ở Miền Nam Việt Nam, non sông chính thức được thu về một mối. Nguồn ảnh: Life.Còn người Mỹ và đám tay sai có nợ máu với cách mạng lại tìm mọi cách bỏ chạy khỏi đất nước trước khi tới khoảnh khắc hoà bình, thống nhất. Nguồn ảnh: TL.Tuy nhiên, lịch sử vẫn tiếp tục muốn thử thách bán đảo Đông Dương nhỏ bé, kiệt quệ sau hai cuộc chiến tranh bằng một cuộc chiến tranh thứ ba chỉ trong vòng 30 năm. Lần này, cuộc chiến có nguyên nhân từ Campuchia dưới sự lãnh đạo của lực lượng Khmer Đỏ khát máu tàn bạo, gây ra một loạt các vụ thảm sát trong nước và thậm chí quân Khmer còn gây ra một loạt các vụ thảm sát ở Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.Nỗ lực ngoại giao bất thành, lời kêu cứu của Việt Nam lên Liên Hiệp Quốc bị từ chối và chúng ta lại buộc phải tự cầm súng chiến đấu thêm một lần nữa. Nguồn ảnh: TL.Chỉ trong khoảng thời gian hơn một tuần ngắn ngủi, sức mạnh quân sự của quân tình nguyện Việt Nam đã nghiền nát chính quyền Khmer đỏ từ Trung ương tới địa phương, ta tiến quân làm chủ thủ đô Phnom Penh, đuổi tàn quân Khmer Đỏ phải dạt sang lãnh thổ Thái Lan trú ngụ. Nguồn ảnh: Archive.Đầu tháng 2/1979, Trung Quốc tấn công toàn lực vào các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam nhưng vấp phải sự chống cự mãnh liệt quả quân và dân địa phương nên bị cầm chân ở biên giới trong một thời gian dài. Nguồn ảnh: Tube.27 ngày sau, Trung Quốc lui quân trước khi quân chính quy của Việt Nam kịp tham chiến. Tuy nhiên, cuộc chiến ở bán đảo Đông Dương vẫn chưa kết thúc ngay lúc đó mà tiếp tục kéo dài tới tận năm 1991 - khi một hiệp định hoà bình Paris 1991 được ký kết. Nguồn ảnh: Archive.Kể từ năm 1991 tới nay, Đông Dương và Việt Nam mới chỉ được hoà bình đúng 29 năm - một quãng thời gian quá ngắn để có thể bù đắp lại những thiệt hại về kinh tế, nhân mạng trong suốt gần một nửa thế kỷ đẫm máu mà nhân dân ba nước Đông Dương phải trải qua trước đó. Nguồn ảnh: TTXVN. Mời độc giả xem Video: Không quân Mỹ rải chất độc màu da cam trong Chiến tranh Việt Nam.
Cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất diễn ra từ cuối năm 1946 cho tới ngày 20/7/1954. Cuộc chiến tranh này còn được biết tới với tên gọi là Chiến tranh chống thực dân Pháp và Mỹ can thiệp, Kháng chiến Chín năm hay Chín năm kháng chiến trường kỳ. Nguồn ảnh: Thearchive.
Cuộc chiến này xảy ra ở toàn bộ ba nước Đông Dương gồm: Việt Nam, Lào và Campuchia - trước đó đều là thuộc địa của thực dân Pháp. Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất chính thức nổ ra khi mọi biện pháp đấu tranh ngoại giao, đàm phán đều đã thất bại. Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lệnh Toàn quốc kháng chiến và thời khắc này được lấy làm mốc bắt đầu cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Nguồn ảnh: Thearchive.
Cuộc chiến diễn ra giữa một bên là quân đội Liên Hiệp Pháp, quân đội Đông Dương thuộc Pháp, quân đội Vương quốc Lào, quân đội Vương quốc Campuchia và thậm chí có cả sự tham gia của Anh cùng với Ấn Độ thuộc Anh. Ở phía đối diện, Việt Minh sát cánh cùng Lào Issara (sau là Pathet Lào) và Khmer Issarak (sau là Mặt trận Issarak Thống nhất). Nguồn ảnh: Thearchive.
Kết cục của cuộc chiến là thực dân Pháp đại bại, bán đảo Đông Dương giành được độc lập, hiệp định Geneva được ký kết và Việt Nam tạm thời bị chia đôi, trong vòng 2 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Nguồn ảnh: Thearchive.
Cái mốc hai năm đã biến thành... 21 năm khi Mỹ và chính quyền bù nhìn Sài Gòn "trở mặt" không chịu tổ chức tổng tuyển cử. Để thống nhất được đất nước, quét sạch chủ nghĩa đế quốc khỏi Đông Dương, Việt Nam buộc phải tiến hành cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai hay còn gọi là Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hoặc cuộc Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Thearchive.
Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai được bắt đầu tính từ ngày 1/11/1955 khi Phái bộ Cố vấn và Viện trợ Quân sự Mỹ thành lập ở miền Nam Việt Nam. Kể từ thời khắc này, Mỹ chính thức hiện diện quân sự ở Việt Nam, ngăn cản nỗ lực thống nhất đất nước của nhân dân hai miền. Nguồn ảnh: Thearchive.
Chiến tranh Việt Nam leo thang lên tới đỉnh điểm trong hơn 10 năm sau đó, kéo theo đó là hàng trăm nghìn người dân thường thiệt mạng, thiệt hại về kinh tế lên tới nhiều trăm tỷ USD. Nguồn ảnh: Nickut.
Cuối cùng, tới ngày 30/4/1975, Quân Giải phóng chính thức giải phóng Sài Gòn - cơ quan đầu não của chính quyền bù nhìn do Mỹ dựng lên ở Miền Nam Việt Nam, non sông chính thức được thu về một mối. Nguồn ảnh: Life.
Còn người Mỹ và đám tay sai có nợ máu với cách mạng lại tìm mọi cách bỏ chạy khỏi đất nước trước khi tới khoảnh khắc hoà bình, thống nhất. Nguồn ảnh: TL.
Tuy nhiên, lịch sử vẫn tiếp tục muốn thử thách bán đảo Đông Dương nhỏ bé, kiệt quệ sau hai cuộc chiến tranh bằng một cuộc chiến tranh thứ ba chỉ trong vòng 30 năm. Lần này, cuộc chiến có nguyên nhân từ Campuchia dưới sự lãnh đạo của lực lượng Khmer Đỏ khát máu tàn bạo, gây ra một loạt các vụ thảm sát trong nước và thậm chí quân Khmer còn gây ra một loạt các vụ thảm sát ở Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.
Nỗ lực ngoại giao bất thành, lời kêu cứu của Việt Nam lên Liên Hiệp Quốc bị từ chối và chúng ta lại buộc phải tự cầm súng chiến đấu thêm một lần nữa. Nguồn ảnh: TL.
Chỉ trong khoảng thời gian hơn một tuần ngắn ngủi, sức mạnh quân sự của quân tình nguyện Việt Nam đã nghiền nát chính quyền Khmer đỏ từ Trung ương tới địa phương, ta tiến quân làm chủ thủ đô Phnom Penh, đuổi tàn quân Khmer Đỏ phải dạt sang lãnh thổ Thái Lan trú ngụ. Nguồn ảnh: Archive.
Đầu tháng 2/1979, Trung Quốc tấn công toàn lực vào các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam nhưng vấp phải sự chống cự mãnh liệt quả quân và dân địa phương nên bị cầm chân ở biên giới trong một thời gian dài. Nguồn ảnh: Tube.
27 ngày sau, Trung Quốc lui quân trước khi quân chính quy của Việt Nam kịp tham chiến. Tuy nhiên, cuộc chiến ở bán đảo Đông Dương vẫn chưa kết thúc ngay lúc đó mà tiếp tục kéo dài tới tận năm 1991 - khi một hiệp định hoà bình Paris 1991 được ký kết. Nguồn ảnh: Archive.
Kể từ năm 1991 tới nay, Đông Dương và Việt Nam mới chỉ được hoà bình đúng 29 năm - một quãng thời gian quá ngắn để có thể bù đắp lại những thiệt hại về kinh tế, nhân mạng trong suốt gần một nửa thế kỷ đẫm máu mà nhân dân ba nước Đông Dương phải trải qua trước đó. Nguồn ảnh: TTXVN.
Mời độc giả xem Video: Không quân Mỹ rải chất độc màu da cam trong Chiến tranh Việt Nam.